Trang thông tin điện tử xã Khánh Cư
Chào mừng bạn đến với Website xã Khánh Cư - huyện Yên khánh- tỉnh Ninh Bình
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
88621

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 32

Hôm qua: 0

Chi tiết văn bản
Số ký hiệu 291/QĐ-UBND
Trích yếu Quyết định về việc công bố chuẩn hóa Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Ban hành 05/04/2024
Danh mục Văn bản Tỉnh
Cơ quan ban hành UBND tỉnh Ninh Bình
Loại văn bản Quyết định
Tài liệu

 

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

CÁC LĨNH VỰC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

                                                                                       

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Thủ tục: Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính.

Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về về Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Bước 2: Kiểm tra và trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ trực một cửa tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ, viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ; hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Bước 3

* Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng

- Trường hợp Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.

Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

 - Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định.

Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đâu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phục hồi, Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. 

Trường hợp không phục hồi Quyết định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình hoặc qua bưu điện.

Cách thức thực hiện:Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần hồ sơ:

a. Hồ sơ Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng:

- Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

- Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019; báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐCP ngày 13/12/2019.

              b. Hồ sơ phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng:

- Văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ 

Thời hạn giải quyết: 

Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo cây đầu dòng, vườn cây đâu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức;  Cá nhân                                                         

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở NN và Phát triển nông thôn.  

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng

Phí, lệ phí:  Không quy định

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng: Theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

Báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng: Theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

Quyết định công nhận cây đầu dòng: Theo Mẫu số 04.CĐD, Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng: Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 24 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

- Khoản 1, khoản 2, khoản 4 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

          Mẫu số 01.CĐD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

CẤP QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG/

VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

 

  1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………...........…..
  2. Địa chỉ: ……...………….. Điện thoại/Fax/E-mail ………………………
  3. Tên giống: …………………………………………………………..……..
  4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………….…. xã………..…… huyện …..…… tỉnh/thành phố: …........

  1. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:

Năm trồng: ….……………………………..……………………………….....

Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết

cành và vật liệu nhân giống khác): …...……………………………….........….

Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): …………………….................

 - Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu): ……...……

Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng): …………………………………......

Diện tích vườn (m2): ………………………………..……………….......……

Khoảng cách trồng (m x m): ……..…………………..………………......…..

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định, công nhận theo đúng quy định./.

 

      …, ngày … tháng … năm …

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN*

(ký tên, đóng dấu)

* Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn

 

 

  Mẫu số 02.CĐD

             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BÁO CÁO

Kết quả bình tuyển cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

 

  1. Tên tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định cây đầu dòng:
  2. Địa chỉ: …………….. Điện thoại/Fax/E-mail …………………………
  3. Tên giống, loài cây trồng: …………….………………………………..
  4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng:

Thôn………….. xã……… huyện………… tỉnh/thành phố:…………….

Tọa độ địa lý: ……..………………………………………………………

Họ tên chủ hộ có cây đầu dòng: …………………………………………..

  1. Thời gian, chỉ tiêu và phương pháp bình tuyển, tên tiêu chuẩn chất lượng cây đầu dòng (kèm bản photocopy Quyết định công bố đối với tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chí bình tuyển).
  2. Kết quả bình tuyển:

a) Thông tin sơ bộ về quần thể bình tuyển:

  • Năm trồng: ……………...…………………………………………….
  • Nguồn gốc xuất xứ: …………………………………………………..
  • Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây chiết cành,....): ..........
  • Quy mô diện tích, số lượng cây trong quần thể thực hiện bình tuyển: ......
  • Quy trình kỹ thuật chăm sóc đang áp dụng: …………..………….……...

b) Thông tin chi tiết cây đầu dòng bình tuyển (đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng cây đâu dòng)

- Tính đúng giống.                            

- Tình hình sinh trưởng.

- Tình hình sâu bệnh hại.                  

-  Năng suất.

- Chất lượng                            

- Chỉ tiêu khác.

Đề xuất số lượng vật liệu nhân giống khai thác tối đa/năm sau khi được công nhận cây đầu dòng.

Không nhiễm bệnh Greening, Tristeza (đối với cây có múi)

 

…, ngày … tháng … năm …

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BÁO CÁO* (ký tên, đóng dấu)

 

* Cá nhân phải có bản photocopy chứng minh nhân dân/hoặc hộ chiếu/hoặc thẻ căn cước công dân gửi kèm theo đơn

  Mẫu số 03.CĐD

             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO

Kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

 

    1.Tên tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định vườn cây đầu dòng:

 ……………………………….........…………………………………………

    2. Địa chỉ: ……….…….. Điện thoại/Fax/E-mail ……………………………

    3..Tên giống, loài cây trồng: ……………………………………………..

    4.Vị trí hành chính và địa lý của vườn cây đầu dòng: ………………………

Thôn …….…... xã ….……..… huyện …….…. tỉnh/thành phố:

Tọa độ địa lý: ……..……………………………………………………

Họ tên chủ hộ có vườn cây đầu dòng: ………………………………………

    5. Thời gian, chỉ tiêu và phương pháp thiết lập, tên tiêu chuẩn chất lượng vườn cây đầu dòng (kèm bản photocopy Quyết định công bố đối với tiêu chuẩn cơ sở).

    6. Thông tin về vườn cây đầu dòng (đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng vườn cây đầu dòng)

  • Năm trồng: ……………..……………………………………….
  • Nguồn gốc xuất xứ: ………….……………………………………….
  • Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây chiết cành,....): …………..
  • Mật độ, khoảng cách trồng: …………………………………………………
  • Quy mô diện tích, số lượng cây: ……………………………………………
  • Quy trình kỹ thuật chăm sóc đang áp dụng: …………………………………
  • Tính đúng giống: ………………………………………………..…………
  • Tình hình sinh trưởng: ………………………………………………………
  • Tình hình sâu bệnh hại: …………………………………………………
  • Năng suất, chất lượng và chỉ tiêu khác (nếu có): …………………….………
  • Đề xuất số lượng vật liệu nhân giống khai thác tối đa/năm sau khi được công nhận vườn cây đầu dòng.
  • Không nhiễm bệnh Greening, Tristeza (đối với vườn cây đầu dòng cây có múi).

 

…, ngày … tháng … năm …

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BÁO CÁO* (ký tên, đóng dấu)

         * Cá nhân phải có bản photocopy chứng minh nhân dân/hoặc hộ chiếu/hoặc thẻ căn cước công dân gửi kèm theo đơn
Mẫu số 04.CĐD

UBND TỈNH NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:     /QĐ-…..(1) - (2)…

Ninh Bình,  ngày …… tháng ..… năm 20

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận cây đầu dòng

 

GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ ………………………(3)………..………………….;

Căn cứ ……………….………(4)…………..………………….;

Căn cứ Biên bản họp ngày …... tháng …... năm 20...... của Hội đồng thẩm định cây đầu dòng;

Xét đề nghị của …..............…..(5),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận cây đầu dòng …………. (6) (trường hợp có nhiều cây đầu dòng được công nhận: ………...........…... (7).

Mã hiệu cây đầu dòng: ………..............….. (8);

Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng: …………............

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng

Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Trồng trọt và các quy định pháp lý khác có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan; tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:

             GIÁM ĐỐC

  • Như Điều …;         

- Lưu: VT, …

               (Ký tên, đóng dấu)

 

 Ghi chú:

  1. Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định.
  2. Chữ viết tắt tên cơ quan thực hiện công nhận cây đầu dòng.
  3. Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
  4. Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
  5. Chức vụ của lãnh đạo cơ quan thực hiện công nhận cây đầu dòng.
  6. Ghi rõ tên của loài, giống cây đầu dòng được công nhận (ví dụ: xoài cát Hòa Lộc).
  7. Danh sách cây đầu dòng được công nhận.
  8. Ghi mã hiệu cây đầu dòng như tại Giấy công nhận.

 UBND TỈNH NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……./……..

 

                                                                                                                               

GIẤY CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG

CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số …….. ngày ... tháng ... năm 20...)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình công nhận:

 

 

Mã hiệu nguồn giống

Cây thứ 1: ……..………………………...

Cây thứ 2: ……………………………..

Cây thứ 3: ……………………………..

 

Loài cây

  1. Tên khoa học: ………………………..
  2. Tên Việt Nam: ………………………..
  3. Tên xuất xứ (nếu có): ……………….

 

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/bản) ………………………….. xã...huyện...tỉnh/thành phố: ……………..

 

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

 

Thôn (Ấp/bản) ……………………………

xã...huyện...tỉnh/thành phố: …………………

 

Tuổi cây (năm)

Cây thứ 1: …………………………………..

Cây thứ 2: …………………………………..

Cây thứ 3: …………………………………..

 

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/đơn vị tính/số lượng)

Năm........:

Năm…….:

Năm…….:

 

…, ngày … tháng … năm …

 

 

GIÁM ĐỐC

 

 

 

        Vũ Nam Tiến

 

         

                                                                                                                  

 

 

     Mẫu số 05.CĐD

UBND TỈNH NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……./……..

          Ninh Bình, ngày …… tháng …….. năm 20..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận vườn cây đầu dòng

 

GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ ………………………… (3) ……………..…………….;

Căn cứ ………………………… (4) ………………………….;

Căn cứ Biên bản họp ngày ...... tháng ..... năm 20..... của Hội đồng thẩm định vườn cây đầu dòng;

Xét đề nghị của ......................................... (5),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận vườn cây đầu dòng ................. (6) (trường hợp có nhiều vườn cây đầu dòng được công nhận: ................................................ (7).

Mã hiệu vườn cây đầu dòng: ....................................................... (8);

Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng: …

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng

Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Trồng trọt và các quy định pháp lý khác có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan; tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

  • Như Điều …;

- Lưu: VT, ….

GIÁM ĐỐC

 

 

 

        Vũ Nam Tiến

       Ghi chú:

  1. Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định.
  2. Chữ viết tắt tên cơ quan thực hiện công nhận vườn cây đầu dòng.
  3. Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
  4. Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
  5. Chức vụ của lãnh đạo cơ quan thực hiện công nhận vườn cây đầu dòng.
  6. Ghi rõ tên của loài, giống cây đầu dòng được công nhận (ví dụ: xoài cát Hòa Lộc).
  7. Danh sách vườn cây đầu dòng được công nhận.
  8.  Ghi mã hiệu vườn cây đầu dòng như tại Giấy công nhận.

   UBND TỈNH NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……….

 

                                                                                                                               

GIẤY CÔNG NHẬN VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG

CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ...)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình công nhận:

Mã hiệu nguồn giống

 

Loài cây

Tên khoa học: .................................

Tên Việt Nam: ………................

Tên xuất xứ (nếu có): .....................

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/bản) ……………………..   xã........huyện..........tỉnh/thành phố:………….

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/bản) ……..............xã…........…....

huyện.............................................................

tỉnh/thành phố: ……..................................

Thời gian trồng

tháng……… năm………

Diện tích vườn (m2)

 

Số lượng cây (cây)

 

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/đơn vị tính/số lượng)

Năm….:

Năm….:

Năm….:

 

            …, ngày … tháng … năm …

 

 

GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

Vũ Nam Tiến

 

       
 

2. Thủ tục: Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng

2.1. Trình tự thực hiện:

 Bước 1: Cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Hồ sơ gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;

- Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên;

- 02 ảnh 3x4 (cm).

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)

* Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Quyết định cấp Thẻ giám định viên: 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Thường trú tại Việt Nam (có nơi thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú);

- Có phẩm chất đạo đức tốt (không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về giống cây trồng hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích);

- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định (đã trực tiếp làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về giống cây trồng tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng, nghiên cứu, giảng dạy về bảo hộ giống cây trồng tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật về bảo hộ giống cây trồng dưới danh nghĩa người đại diện quyền đối với giống cây trồng).

(Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ)

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ;

- Khoản 2 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

Mẫu số 09

 

 

Mẫu số 10

 

 

 

 

3. Thủ tục: Cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng

3.1. Trình tự thực hiện:

Cá nhân đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong các trường hợp:

- Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v...) đến mức không sử dụng được;

- Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ.

Thực hiện như sau:

- Bước 1: Cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

* Trong trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.

Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

3.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- 02 ảnh 3x4 (cm);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

- Quyết định cấp lại thẻ giám định viên: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

 

Mẫu số 09

 

 

 

 

Mẫu số 10

 

 

 

4. Thủ tục: Thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Bước 2: Quyết định thu hồi hoặc quyết định từ chối thu hồi

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho các bên.

4.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

4.4. Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi người được cấp Thẻ có ý kiến: 02 tháng.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;

- Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;

- Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 112 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Khoản 4 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

5. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định;

- Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối

c) Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ- CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này).

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

Quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 12 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

(Căn cứ khoản 2 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022;

- Khoản 2 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 11

 

 

 

Mẫu số 12

 

[CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /CN- [chữ viết tắt tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận]

                   Ninh Bình, ngày    tháng    năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

 

[THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của [Cơ quan cấp Giấy chứng nhận] ban hành theo Quyết định số … ngày… của… ;

Căn cứ Điều 113 của Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

CHỨNG NHẬN:

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

Tên đầy đủ:

Tên giao dịch:

Địa chỉ:

Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức:

 

STT

Họ và tên

Số chứng minh dân dân/căn cước công dân

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này được cấp theo Quyết định số… ngày … tháng…năm… của [Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định].

 

 

[THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

 

 

 

6. Tên thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

6.1. Trình tự thực hiện:

Tổ chức đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng trong các trường hợp:

- Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v…) đến mức không sử dụng được;

- Có sự thay đổi liên quan đến các thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại điểm c1 khoản 2 Điều 113 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Thực hiện như sau:

a) Bước 1: Tổ chức nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối

* Trong trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cấp Giấy chứng nhận gây ra, thì cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận miễn phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

c) Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ- CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin của tổ chức, trừ trường hợp trong Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng đã có thông tin về Mã số doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoạt động cho tổ chức trong trường hợp có sự thay đổi về giám định viên quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này).

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

6.4. Thời hạn giải quyết:

- Quyết định Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 12 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

6.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ- CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 2, Khoản 3 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

 

Mẫu số 11

 

 

 

Mẫu số 12

 

[CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /CN- [chữ viết tắt tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận]

                   Ninh Bình, ngày    tháng    năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

 

[THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của [Cơ quan cấp Giấy chứng nhận] ban hành theo Quyết định số … ngày… của… ;

Căn cứ Điều 113 của Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

CHỨNG NHẬN:

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

Tên đầy đủ:

Tên giao dịch:

Địa chỉ:

Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức:

 

STT

Họ và tên

Số chứng minh dân dân/căn cước công dân

Số Thẻ giám định viên

Chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này được cấp theo Quyết định số… ngày … tháng…năm… của [Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định].

 

 

[THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

 

 

 

7. Thủ tục: Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Bước 2: Quyết định thu hồi hoặc quyết định từ chối thu hồi

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đó ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng cho các bên.

7.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

7.4. Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi tổ chức được cấp Giấy chứng nhận có ý kiến: 02 tháng.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

7.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có chứng cứ khẳng định rằng Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được cấp trái với các quy định của pháp luật;

- Tổ chức không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng chấm dứt hoạt động giám định.

(Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Khoản 4 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

8.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Kết thúc thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu mà tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng hoặc có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng; Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời hạn 90 ngày về việc nộp hồ sơ đề nghị giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng.

b) Bước 2: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị giao quyền đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến đơn vị tiếp nhận đăng ký giao quyền.

c) Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Đại diện chủ sở hữu nhà nước kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

d) Bước 4: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, đại diện chủ sở hữu nhà nước đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ danh sách tổ chức, cá nhân nộp đơn hợp lệ và dự định giao cho các tổ chức, cá nhân đó cùng thực hiện quyền đăng ký, cùng đứng tên là người đăng ký đối với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được giao quyền, ấn định thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải để các tổ chức, cá nhân có ý kiến về nội dung trên.

Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị giao quyền có văn bản phản hồi đồng ý cùng đứng tên người đăng ký hoặc không có văn bản phản hồi thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, đại diện chủ sở hữu nhà nước ban hành quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân này.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Ban hành Quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng: 24 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

8.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Đại diện chủ sở hữu nhà nước

(Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được giao quản lý; nhiệm vụ khoa học và công nghệ do UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình phê duyệt).

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân.

8.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

- Cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 16 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO QUYỀN ĐĂNG KÝ GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Kính gửi1: .......................................................

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Tên tổ chức/cá nhân: ...................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):.................................................................................................................

Điện thoại:...........................................E-mail:.................................................

2. Nội dung đề nghị:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

.......................................................................................................................

3. Căn cứ đề nghị:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)............................................................. cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Khai tại:…………. … ngày   … tháng  … năm 202…
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

 

 

_________

1 Đại diện chủ sở hữu nhà nước.

 

9. Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ thẩm định hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và tổ chức, cá nhân đề nghị được khai thác, sử dụng giống cây trồng để thực hiện.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ;

- Tài liệu chứng minh đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng.

b) Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Thẩm định hồ sơ và ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

(Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được giao quản lý; nhiệm vụ khoa học và công nghệ do UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc cơ quan, tổ chức đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình phê duyệt).

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

9.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Khoản 2, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

 

 

Mẫu số 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Kính gửi1: ..................................................

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:…………………………………….…………………

………………………………………………………………………..……………………….

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

.................................................................................................................................

Điện thoại:....................................................E-mail:................................................

2. Thông tin giống cây trồng:

Tên loài: ....................................................................................................................

Tên giống: .................................................................................................................

Số Bằng: ...................................................................................................................

Chủ sở hữu: ..............................................................................................................

3. Nội dung đề nghị:

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)..................................................................... cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chuyển giao, chuyển nhượng, chấm dứt sử dụng khi có yêu cầu xác đáng đối với giống cây trồng trên.

 

Khai tại:     … ngày   … tháng   … năm 202…
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

 

1 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

II. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến về Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

- Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.

+ Trường hợp không cấp, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ

- Trực tiếp

- Bưu điện

- Trực tuyến

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết:

- Tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ: 02 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ;

- Thành lập đoàn đánh giá: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ;

- Đánh giá tại cơ sở: 01 ngày làm việc;

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế (trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu);

- Thời gian khắc phục nếu cơ sở chưa đủ điều kiện: 60 ngày;

- Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở hoàn thành khắc phục: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo khắc phục hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết).

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

* Phí, lệ phí:

Phí: 800.000 đồng/lần

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật

+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 ngày 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục XIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĐK BUÔN BÁN THUỐC BVTV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
   

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

            

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình.

 

 

1. Đơn vị chủ quản:……………………… ……………………………......

Địa chỉ: …………………………………………………………………..…….....

Tel: ……………………... Fax:…… …………... E-mail: ……………...………

2. Tên cơ sở: …………………………………….........................................

Địa chỉ: …………………………………………………………………….……

Tel: ……………………... Fax:……… ………... E-mail: ……………..………

Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:.............................................

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:..............................................................

Đề nghị Quí cơ quan

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

  • Sản xuất hoạt chất                                                    
  • Sản xuất thuốc kỹ thuật                                  
  • Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật         
  • Đóng gói                                                

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

  • Cơ sở có cửa hàng                                                     
  • Cơ sở không có cửa hàng                       

 Cấp mới                                                  Cấp lại lần thứ ……

Hồ sơ gửi kèm:..............................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

      

 

……, ngày….. tháng…..năm……

 

Đại diện cơ sở

   (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục XVI

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ..............................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:..........................E-mail: ..............................

2. Tên cơ sở: ............................................................................................. ............

Địa chỉ: .................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:..........................E-mail: ..............................

3. Loại hình hoạt động

- DN nhà nước                           

- DN liên doanh với nước ngoài         

 - DN tư nhân                         

- DN 100% vốn nước ngoài    

 

- DN cổ phần                         

- Hộ buôn bán                        

- Khác: (ghi rõ loại hình)        

………………………..

4. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………......................

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

…………………………………………………………………………….....

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …........ m2 hoặc ..........tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Những thông tin khác.

.............................................................................................................................

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

 Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc:    từ 5000 kg trở lên                         dưới 5000 kg       

Kích thước kho:  chiều dài (m): .............chiều rộng (m): ............chiều cao: ......

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:     

a) Tên người đại diện: ..........................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: .............Fax:................... E-mail:..........................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Điện thoại: .........................................................Fax:..........................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .........................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): .............................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................

Điện thoại: ..................................................Fax:............................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .......................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: ............................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................

Điện thoại: ..........................................Fax:...............................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .......................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: ..................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):......................................................................

    ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

                                                                           (Ký tên, đóng dấu  nếu có)

 

          Phụ lục XX

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và TPNT)

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH BÌNH

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số:…………….

 

Tên cơ sở: …………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………….……………………………........................

…………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………..…          Fax: ………………………….

Tên đơn vị chủ quản: .…………….………………… …………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………….....................

Điện thoại: …………………………………..        Fax: …………..…………………….

hoặc

Chủ cơ sở: …………………………………..…………………………………….

Số chứng minh nhân dân số: ………….…… Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ……..

Địa chỉ thường trú:………………… ……….………… …………………………

Điện thoại: ……………………….………… Fax: ……………………………………….

Địa điểm cửa hàng buôn bán: …………………………………………..………..

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày…….tháng….năm….

 

 

………., ngày       tháng       năm
CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn. Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

- Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở

Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.

+ Trường hợp không cấp, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.

- Nộp hồ sơ trực tiếp; qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình.

- Trực tuyến qua trang web: “http://dichvucong.ninhbinh.gov.vn” trong giờ làm việc hành chính theo quy định của nhà nước (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Thời hạn giải quyết:

- Tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ: 02 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ;

- Thành lập đoàn đánh giá:05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ;

- Đánh giá tại cơ sở: 01 ngày làm việc;

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá thực tế (trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu);

- Thời gian khắc phục nếu cơ sở chưa đủ điều kiện: 60 ngày;

- Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở hoàn thành khắc phục: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo khắc phục hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết).

*  Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT .

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

* Phí, lệ phí:

Phí: 800.000 đồng/lần

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật

+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 ngày 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Phụ lục XIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2012 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

            

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình.

 

1. Đơn vị chủ quản:……………………………… ………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………….…………..

Tel: ………………………... Fax:…… ……... E-mail: ………………………….

2. Tên cơ sở: …………………………….....................................................

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Tel: ……………………... Fax:……… …………... E-mail: ……………………

Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:..............................................

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:...............................................................

 

Đề nghị Quí cơ quan

 

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

  • Sản xuất hoạt chất                                           
  • Sản xuất thuốc kỹ thuật                                 
  • Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật         
  • Đóng gói                                               

 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

  • Cơ sở có cửa hàng                                            
  • Cơ sở không có cửa hàng                      

 Cấp mới                                                 Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:.....................................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

           ……, ngày….. tháng…..năm……

 

Đại diện cơ sở

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục XVI

MẪU BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ..............................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.........................E-mail: ................................

2. Tên cơ sở: .............................................................................................. ...........

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:............................E-mail: .............................

3. Loại hình hoạt động

- DN nhà nước                            

- DN liên doanh với nước ngoài          

- DN tư nhân                          

- DN 100% vốn nước ngoài    

 

- DN cổ phần                         

- Hộ buôn bán                        

- Khác: (ghi rõ loại hình)        

………………………………

4. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

……………………………………………………………………………………..

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m2

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: ……. m2  hoặc ........... tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Những thông tin khác.

.............................................................................................................................

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

 Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

 Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc:    từ 5000 kg trở lên                         dưới 5000 kg       

Kích thước kho:  chiều dài (m): ..........chiều rộng (m): .......... chiều cao: ............

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:     

a) Tên người đại diện: .............................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ................Fax:................... E-mail:..........................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ....................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:..........................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ..............................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ..........................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:......................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .................................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: .....................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.....................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ................................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: .................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):....................................................................................

   ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

                                                                           (Ký tên, đóng dấu  nếu có)

 

 

 

          Phụ lục XX

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH BÌNH

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số:…………….

 

Tên cơ sở: …………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………….……………………………........................

…………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………..…          Fax: ………………………….

Tên đơn vị chủ quản: .…………….………………… …………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………….....................

Điện thoại: …………………………………..        Fax: …………..…………………….

hoặc

Chủ cơ sở: …………………………………..…………………………………….

Số chứng minh nhân dân số: ………….…… Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ……..

Địa chỉ thường trú:………………… ……….………… ………………………

Điện thoại: ……………………….………… Fax: ………………………………………

Địa điểm cửa hàng buôn bán: …………………………………………..………..

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến ngày…….tháng….năm….

 

 

………., ngày       tháng       năm
CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

3. Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nộp một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Bước 2:  Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính

- Cơ quan chuyên môn tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp không cấp phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả: Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình hoặc qua đường Bưu điện.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình.

- Nộp online  trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa).

- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến).

- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Đối với vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa gửi kèm theo bản sao chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến).

- Bản sao hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật.

- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình

 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Phí, lệ phí: Không thu phí.

 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 (Điều 68)

- Điều 27, Điều 39, Điều 40 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt.

- Điều 16, 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa

- Điều 54, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

 

 

 

 

 

Tên tổ chức, cá nhân:.......
Số:.........../..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..........., ngày......tháng......năm.......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT)

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:..........

……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:......................................................................................................................

Điện thoại.......................Fax......................... Email: …………………………..….

2. Giấy đăng ký doanh nghiệp số….ngày….tháng....năm......, tại……...................

3. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô số:…….do.…(tên cơ quan cấp)….cấp ngày……đến ngày.

4. Họ tên người đại diện pháp luật……….........…Chức danh ................................

Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu số/ số thẻ căn cước công dân:..............................

Đơn vị cấp:………………………………ngày cấp................................................

5. Thông tin về phương tiện gồm: biển số đăng ký, thời hạn kiểm định, trọng tải được phép chở (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến).

6. Thông tin về người điều khiển phương tiện gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, hạng giấy phép điều khiển phương tiện (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến); đã được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

7. Thông tin về người áp tải (nếu có) gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND hoặc số thẻ căn cước công dân.

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất nguy hiểm sau:

TT

Tên gọi và mô tả

Số hiệu UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển (dự kiến)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:

1................

2.…………

.....(tên tổ chức, cá nhân)......... cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

  

....…, ngày……tháng……năm…….
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 Ghi chú:

- Đề nghị cấp loại hình nào thì ghi loại đó(cấp mới/cấp bổ sung phương tiện giao thông đường bộ/đường thủy nội địa).

- Trường hợp nộp trực tuyến, thực hiện kê khai thông tin theo hướng dẫn trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cấp phép.

 

 SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT NINH BÌNH

  CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

 

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT        

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển.............................

2. Tên phương tiện, biển kiểm soát (1)…..........................................................

3. Tên chủ phương tiện giao thông .…………………………..........................

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………

4. Tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (2)…………...........

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………

Hộ khẩu thường trú……………………………………………………………

5. Tên người áp tải hàng (nếu có)

6. Hàng hoá được vận chuyển:                               

STT

Tên thuốc BVTV/                hoạt chất

Số UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khi lượng  vận chuyển (3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Hành trình (4) từ …………………………đến …………………………………..       

8. Thời gian bắt đầu vận chuyển………………………………………………… 

9. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:………………………………... 

 

     ............, ngày..........tháng ........năm.........

               CHI CỤC TRƯỞNG

           (Ký tên, đóng dấu)

Vào sổ đăng ký số:

Ngày ......tháng......năm....

 

Ghi chú:

(1), (2) Trường hợp cấp phép cho nhiều phương tiện, nhiều người điều khiển phương tiện thì Giấy phép bổ sung thêm Phụ lục danh sách phương tiện, người điều khiển phương tiện. 

(3), (4) Trường hợp khối lượng vận chuyển khác nhau,  lịch trình vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau thì Giấy phép bổ sung Phụ lục chi tiết các nội dung này.

 

 

4. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). 

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không đầy đủ thì thông báo bằng văn bản cho người nộp biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Bước 4: Trả kết quả Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình hoặc qua đường Bưu điện

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đ nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự).

- Danh sách báo cáo viên ghi đầy đ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viênối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).

Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc bản điện tử.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XXXV - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật: 600.000 đồng/lần.

(Áp dụng theo Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp)

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XXXIV - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 (Điều 70)

          - Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo (Điều 10, Điều 12);

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Điều 61, Điều 62)

- Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục XXXIV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

 

Tên công ty, doanh nghiệp

Số: .....................        

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           ......, ngày ..... tháng ...... năm  .....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .............................

Địa chỉ:………………………………......…………………................................

Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:………............

Số giấy phép hoạt động :………………… ………………………………….....

Họ tên và số điện thoại ngư­ời chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:.............................

Kính đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình  xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:

STT

Tên thuốc BVTV

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1...........................................................................................................................

2........................................................................................................................

3………………………………………………………………………………...

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật (vận chuyển nội địa) tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình; Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, vào các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 3: Kiểm tra lô vật thể:

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Bước 4: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.

Bước 5: Trả kết quả trực tiếp tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật .

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (theo mẫu Phụ lục II - Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 24 giờ, kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận chuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa.

Phí, lệ phí: Không thu phí

Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (Phụ lục II - Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT).

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 (Điều 43)

- Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa (Điều 8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục II

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015 /TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT )

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                        …………, ngày……tháng……năm……

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

 

 

Kính gửi:   - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình

  - Trạm Kiểm dịch thực vật

 

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: …………………………………………...............

Địa chỉ: …………………………………………...................................................

Điện thoại: ………………… Fax/E-mail: ………………………….....................

Số Giấy CMND: ……………..Ngày cấp: ………… Nơi cấp: …………………..

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:

1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học:………………………………  …….

Cơ sở sản xuất: ………………………………………………………………...

Địa chỉ:…………………………… ……………………………………………

2. Số lượng và loại bao bì: ………………………………………………..………

3. Khối lượng tịnh: ……………………….. Khối lượng cả bì:…………………

4. Phương tiện chuyên chở: ………………………………………………………

5. Nơi đi: ……………………………………………………..…………………

6. Nơi đến: ………………………………………………………………………..

7. Mục đích sử dụng: ……………………………………………………………..

8. Địa điểm sử dụng: ……………………………………………………………..

9. Thời gian kiểm dịch:………………………………………… ………………

10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):…………………………………

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; …………... bản sao ......... …………………………………………………………………………….

Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……

 

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU GCN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN KDTV)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

………, ngày …… tháng …… năm ……

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Số: ………/KDTV

Cấp cho: ....................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................

CĂN CỨ CẤP GIẤY:

□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ……… ngày…/…/…;

□ Giấy đăng ký KDTV;   □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác: ................................................................................

CHỨNG NHẬN:

Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: ..........................................

Số lượng: ..............................................................................................

Khối lượng: ………………………………(viết bằng chữ)......................................

Phương tiện vận chuyển:........................................................................

Nơi đi: ...................................................................................................

Nơi đến: .................................................................................................

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;

□ Phát hiện loài ………………….. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;

□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;

□ Lô vật thể trên được phép chở tới:……………………………………………………

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;

□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, □ .);

□ Điều kiện khác: ………………………………………………………………………

  

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.

 

6. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 4, Điều 13, Điều 15, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130 /2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

 

 

Số: ………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

......... , ngày.......... tháng       năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình

 

1. Tên cơ sở:........................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật:.......................................

Điện thoại:.................. Fax:................... E-mail:..................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: số..................... ngày cấp: nơi cấp:  

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):....................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số……….……

ngày………………….Nơi cấp…………………….…………..………

……………………………………………………………………..………

4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: số………………ngày……………………….Nơi cấp: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình cấp

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

c Cấp                                     c Cấp lại (lần thứ:....)

Lý do cấp lại: …………………………………………………………….

Hồ sơ gửi kèm: …………………………………………………………….

……………………………………………………………………..………

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)

 

 

 

 

Mẫu số 11

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH BÌNH

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

………  …., ngày.......... tháng  năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Số:…………/GCN-BBP

 

 

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................

Điện thoại: ............................... Fax. ...............................................

Mã số doanh nghiệp (nếu có):.......................................................

Người đại diện của tổ chức, cá nhân:.............................................

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:.................. ngày cấp:. Nơi cấp:   

Được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

 

 

 

CHI CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         
7
. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ Trung tâm Phuc vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận tiếp nhận Sở Nông nghiệp và PTNT) trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

* Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hồ sơ gồm:

* Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).

* Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

* Trường hợp thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết:

- 13 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

- 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 200.000 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018;

- Điều 4, Điều 13, Điều 16, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 

 

Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130 /2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

 

 

Số: ………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

......... , ngày.......... tháng       năm

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

 

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình

 

1. Tên cơ sở:........................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật:.......................................

Điện thoại:.................. Fax:................... E-mail:..................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: số..................... ngày cấp: nơi cấp:  

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):....................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số……….……….ngày………………….Nơi cấp……………………..…………

……………………………………………………………………..………

4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: số………………ngày……………………….Nơi cấp: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình cấp

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

c Cấp                                     c Cấp lại (lần thứ:....)

Lý do cấp lại: …………………………………………………………….

Hồ sơ gửi kèm: …………………………………………………………….

……………………………………………………………………..……

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)

 

 

 

 

Mẫu số 11

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NINH BÌNH

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

………  …., ngày.......... tháng  năm

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Số:…………/GCN-BBP

 

 

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................

Điện thoại: ............................... Fax. ……………………………..

Mã số doanh nghiệp (nếu có):.......................................................

Người đại diện của tổ chức, cá nhân:.............................................

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:.................. ngày cấp:. Nơi cấp:   

Được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

 

 

 

CHI CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

8. Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

* Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

- Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần và nội dung của hồ sơ . Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận, viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

* Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: Thẩm định và cấp văn bản xác nhận nội dung quảng cáo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thi có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

Bước 4: Trả kết quả Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình hoặc qua đường Bưu điện

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp; qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình .( Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu)

- Trực tuyến qua trang web: “http://dichvucong.ninhbinh.gov.vn” trong giờ làm việc hành chính các ngày trong tuần trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định (Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính).

Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón (theo mẫu số 20 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP).

b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);

d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).   

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 Kết quả thực hiện TTHC:

-  Giấy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón .

Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

 Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón (theo mẫu số 20 tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

          Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Điều 49 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Chính phủ;

- Điều 4, Điều 24, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 20

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
----
--------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………… 

………, ngày …… tháng …… năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

 

Kính gửi:  - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình

                                - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình

 

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………..Fax:………………….E-mail:……………

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: …………

……………………………………………………………………………..

Kính đề nghị ……….. (1) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với phân bón sau:

TT

Loại phân bón

Tên phân bón

Mã số phân bón

Số Quyết định công nhận phân bón lưu hành

Phương tiện quảng cáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý phân bón và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

_____________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

 

 

III. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI                                      

          1. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

 1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

 (Kể cả trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất).

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và lập Biên bản theo Mẫu số 05.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường mạng.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất (theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+ Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế.

b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.                                                     

- Cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 1.600.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

 (Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu t khai (nếu có):

- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Mẫu Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Mẫu Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này.

(Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết Luật Chăn nuôi.

- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.

- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Mẫu số 01.TACN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

___________

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

________________

 

Kính gửi:  ………………………………

1. Tên cơ sở đề nghị:............................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................

- Địa chỉ sản xuất: ...............................................................................

- Số điện thoại:............. Số fax:................ E-mail:...............................

- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định  thành lập:……………………………………………………………………...

2. Đăng ký cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cụ thể như sau:

 

 

STT

Loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đăng ký sản xuất (đánh dấu x)

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

 

 

2

Thức ăn đậm đặc

 

 

3

Thức ăn truyền thống

 

 

4

Thức ăn bổ sung (dạng hỗn hợp)

 

 

5

Thức ăn bổ sung (nguyên liệu đơn)

 

 

6

Loại khác (nếu có)

 

 

 

3. Đăng ký cấp lần đầu: o             

    Đăng ký cấp lại: o          Lý do đăng ký cấp lại:

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

 

 

……, ngày  …. tháng….. năm ....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02.TACN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 

THUYẾT MINH

Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

(Kèm theo đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

 sản xuất thức ăn chăn nuôi số …… ngày … tháng …..năm…)

__________________

 

1. Tên cơ sở sản xuất:..........................................................................

2. Loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đăng ký sản xuất: ......................

.............................................................................................................

3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở, nếu có):

 

- Thực hành sản xuất tốt (GMP)

o

Không o

- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

o

Không o

- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)

o

Không o

- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001)

o

Không o

- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm

o

Không o

- Hệ thống khác: ..........................................................................................

4. Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm sản xuất, dây chuyền thiết bị, sản xuất đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi):

a) Địa điểm sản xuất: (Mô tả diện tích, vị trí).

b) Nhà xưởng, trang thiết bị (sơ đồ bố trí nhà xưởng, mô tả tóm tắt thiết bị, dây chuyền).

c) Mô tả thông tin cơ sở đã có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

 

....., ngày ....... tháng ....... năm ....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 03.TACN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

 

QUY TRÌNH

Kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

(Kèm theo đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện

 sản xuất thức ăn chăn nuôi số …… ngày … tháng …..năm…)

________________

 

1. Quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự xây dựng, bảo đảm nguyên tắc truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

2. Các nội dung của quy trình*:

a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất (đối với trường hợp có sử dụng nước trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi):

- Xây dựng yêu cầu kỹ thuật chất lượng nước phục vụ sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).

- Quy định kế hoạch đánh giá chất lượng nước và có biện pháp khắc phục xử lý nếu không đạt chất lượng.

- Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.

b) Kiểm soát nguyên liệu đầu vào:

- Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu trước khi nhập kho, trước khi sản xuất.

- Quy định đánh giá năng lực nhà cung cấp nguyên liệu để có biện pháp kiểm soát chất lượng nguyên liệu phù hợp.

- Quy định đánh giá chất lượng nguyên liệu (thông qua tài liệu kèm theo lô hàng, ví dụ: các thông tin trên nhãn sản phẩm, hạn sử dụng, xuất xứ, phiếu kết quả phân tích chất lượng, cảm quan, lấy mẫu thử nghiệm…).

- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn dựa trên đánh giá nguy cơ.

- Quy định biện pháp bảo quản nguyên liệu, kế hoạch giám sát chất lượng nguyên liệu trong quá trình bảo quản.

- Quy định biện pháp xử lý nguyên liệu không đạt chất lượng và an toàn.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

c) Kiểm soát bao bì, vật dụng chứa nguyên liệu và thành phẩm:

- Xây dựng yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, vật dụng chứa nguyên liệu, thành phẩm để bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

- Quy định biện pháp kiểm soát chất lượng bao bì, vật dụng.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

d) Kiểm soát quá trình sản xuất và thành phẩm:

- Tùy từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà quá trình sản xuất cần được kiểm soát các nội dung như công thức trộn, nguyên liệu đưa vào sản xuất, cân, nghiền, trộn, vật dụng chứa, đóng bao, ghi nhãn, bảo quản, ghi nhật ký lô sản xuất đảm bảo truy xuất được thông tin của các nguyên liệu có trong thành phẩm.

- Kế hoạch lấy mẫu thành phẩm để đánh giá chất lượng và an toàn (có tài liệu chứng minh kế hoạch lấy mẫu dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ rủi ro).

- Quy định biện pháp bảo quản thành phẩm, ghi nhãn.

- Quy định biện pháp xử lý các thức ăn thành phẩm không đạt chất lượng và an toàn.

- Quy định biện pháp khắc phục khi phát hiện không thực hiện đúng nội dung này.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

đ) Kiểm soát tái chế:

- Quy định các trường hợp phải tái chế.

- Phương pháp tái chế.

- Mục đích tái chế, nhật ký tái chế, thử nghiệm sau tái chế.

- Quy định xử lý nếu kết quả tái chế không phù hợp.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

e) Kiểm soát mẫu lưu và lưu mẫu:

- Phương pháp lấy mẫu cho từng loại thức ăn (vị trí lấy mẫu, khối lượng mẫu, thời gian lưu mẫu, người lấy mẫu, cách lấy mẫu….).

- Quy định về ghi thông tin để nhận biết và truy xuất nguồn gốc mẫu.

- Quy định thời gian lưu mẫu và biện pháp xử lý mẫu sau khi hết thời hạn lưu mẫu.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

g) Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị:

- Liệt kê (hoặc lập bảng) các loại dụng cụ, thiết bị phải hiệu chuẩn, kiểm định.

- Kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh định kỳ.

- Quy định nhận diện trạng thái cho các thiết bị đo lường (Ví dụ dán tem nhãn hiệu chuẩn, kiểm định), trường hợp thiết bị không bảo đảm kỹ thuật thì phải có dấu hiệu nhận biết.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

h) Kiểm soát động vật gây hại:

- Trường hợp tự kiểm soát: Xây dựng phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát động vật gây hại và ghi nhật ký.

- Trường hợp có sử dụng các đơn vị bên ngoài phải được thể hiện trong  quy trình.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

i) Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ:

- Quy định tần suất kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, hóa chất sử dụng để vệ sinh (nếu có), ghi nhật ký.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

k) Kiểm soát thu gom và xử lý chất thải:

- Quy định khu vực thu gom rác.

- Quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho về khu tập kết.

- Trường hợp thuê cơ sở xử lý chất thải thì cơ sở đó phải bảo đảm năng lực theo yêu cầu của pháp luật.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

l) Kiểm soát nhiễm chéo kháng sinh đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có kháng sinh:

- Quy định quy trình làm sạch thiết bị, dây chuyền sản xuất để tránh phát tán, nhiễm chéo kháng sinh giữa các lô sản xuất.

- Quy định về kiểm soát hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm phù hợp với hàm lượng được kê đơn thuốc thú y của người kê đơn.

- Quy định về biện pháp khắc phục, xử lý khi phát hiện trường hợp không phù hợp.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

m) Kiểm soát người ngoài ra, vào và khách thăm quan cơ sở sản xuất.

- Quy định ghi thông tin người ngoài ra, vào và khách thăm cơ sở sản xuất.

- Quy định hướng dẫn khách khi thăm quan khu vực sản xuất bảo đảm an toàn lao động và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

- Quy định bộ phận/người chịu trách nhiệm.

 

.....,ngày ....... tháng ....... năm ....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 05.TACN

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA

___________
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

 

BIÊN BẢN

Đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Số:............../BB-ĐKSX

_____________

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ đánh giá: .............................................................................

2. Thời gian đánh giá: .........................................................................

3. Tên cơ sở được đánh giá: ................................................................

-  Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................

-  Số điện thoại: ........... Số fax: ................. Email: .............................

- Người đại diện của cơ sở đánh giá: Chức vụ: ....................................

- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (nếu có): ..................

- Đánh giá cấp mới: o Đánh giá giám sát: o

4. Địa điểm đánh giá:

-  Địa chỉ: ............................................................................................

-  Điện thoại:.... Số Fax:................... Email: ........................................

5. Thành phần Đoàn đánh giá:

Ông/bà:....................................... Chức vụ: .........................................

6. Đại diện cơ sở được đánh giá:

Ông/bà:....................................... Chức vụ: .........................................

7. Loại sản phẩm của cơ sở được đánh giá sản xuất: …………………

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

1. Nội dung đánh giá thực hiện theo Phụ lục kèm theo Biên bản này.

2. Lấy mẫu (nếu có):

III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ:

.............................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.............................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
 (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục

BẢNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Kèm theo Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất

thức ăn chăn nuôi số:..../BB-ĐKSX)

________________

 

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Xếp loại chỉ tiêu

Kết quả               

Diễn giải kết quả đánh giá, hành động và thời gian khắc phục điểm không đạt

Đạt

Không đạt

I

ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI

 

 

 

 

1

Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

A

 

 

 

2

Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo

B

 

 

 

3

Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

 

 

 

a

Có dây chuyền thiết bị sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi

A

 

 

 

b

Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi, không gây bẩn, không nhiễm chéo

A

 

 

 

c

Khu vực chứa thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng để nhận biết được thông tin bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

B

 

 

 

d

Cơ sở sản xuất lên men sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật

A

 

 

 

4

Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp

B

 

 

 

5

Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi

 

 

 

 

a

Có giải pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi…) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm

B

 

 

 

b

Có giải pháp kiểm soát, phòng chống sinh vật gây hại (côn trùng, chuột, chim…) và vật nuôi xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm; phòng, chống mối mọt

B

 

 

 

c

Có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường

B

 

 

 

d

Có giải pháp bảo hộ lao động, vệ sinh cho người sản xuất và khách tham quan khu vực sản xuất.

B

 

 

 

6

Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định

A

 

 

 

7

Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất

B

 

 

 

8

Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch...

A

 

 

 

9

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh

 

 

 

 

a

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có thiết bị, dụng cụ để pha trộn thuốc thú y chứa kháng sinh trước khi sản xuất và thiết bị pha trộn này phải tách biệt với dây chuyền sản xuất thức ăn thành phẩm

A

 

 

 

b

Có quy trình làm sạch thiết bị, dây chuyền sản xuất để tránh phát tán, nhiễm chéo kháng sinh giữa các lô sản xuất

A

 

 

 

10

Có giải pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

B

 

 

 

11

Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất bao gồm các nội dung của quy trình như sau:

 

 

 

 

a

Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

B

 

 

 

b

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào

B

 

 

 

c

Kiểm soát bao bì, vật dụng chứa nguyên liệu và thành phẩm

B

 

 

 

d

Kiểm soát quá trình sản xuất và thành phẩm

B

 

 

 

đ

Kiểm soát tái chế

B

 

 

 

e

Kiểm soát mẫu lưu và lưu mẫu

B

 

 

 

g

Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

B

 

 

 

h

Kiểm soát động vật gây hại

B

 

 

 

i

Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ

B

 

 

 

k

Kiểm soát thu gom và xử lý chất thải

B

 

 

 

l

Kiểm soát nhiễm chéo kháng sinh (nếu có)

A

 

 

 

m

Kiểm soát người ngoài ra, vào và khách thăm quan

B

 

 

 

II

ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN

 

 

 

 

12

Đánh giá duy trì các điều kiện theo Mục I

 

 

 

 

13

Đánh giá việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất

 

 

 

 

14

Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

 

 

 

 

a

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

B

 

 

 

b

Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa

B

 

 

 

c

Công bố hoặc đăng ký thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

B

 

 

 

d

Sử dụng nguyên liệu thức ăn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 48 của Luật Chăn nuôi

B

 

 

 

đ

Chấp hành việc thanh tra, đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, chấp hành chế độ báo cáo sản xuất

B

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 06.TACN

CƠ QUAN CẤP GIẤY

__________

Số………/GCN-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Mã số: A/B/C/TACN

 

Tên cơ sở…………. …… Địa chỉ trụ sở:……………………………….       .

Số điện thoại: …………………………… Số fax:……………………...       .

Địa chỉ sản xuất: …………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………… Số fax:……… ………………

Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:...........

đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với:

- Loại sản phẩm: Ghi tên loại thức ăn chăn nuôi (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp, thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu đơn).

 - Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh*.

 

 

…..ngày …..tháng …..năm ….

THỦ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

1. Sau khi cấp, đề nghị gửi 01 bản scan Giấy chứng nhận về Cục Chăn nuôi/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa chỉ cơ sở sản xuất.

2. Quy định Mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

- A: Là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi có cơ sở sản xuất) theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

- B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, bắt đầu từ số 001.

- C: là năm cấp Giấy chứng nhận.

- TACN: Viết tắt của “thức ăn chăn nuôi”. Trường hợp Giấy Chứng nhận do Cục Chăn nuôi cấp thì bổ sung thêm ký hiệu “/CN” vào sau ký hiệu TACN.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thì ghi rõ “Giấy chứng nhận này thay thế Giấy chứng nhận Mã số……, ngày……”; Mã số Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi so với Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp lần đầu.

*: Trường hợp cơ sở không sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh thì không ghi nội dung này trong Giấy chứng nhận.

 

2. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường mạng.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân (tên cơ sở, tên địa chỉ cơ sở sản xuất, địa chỉ trụ sở) trong Giấy chứng nhận.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.                                                      

- Cá nhân.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (theo Mẫu số 06.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Không.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Thẩm định cấp lại (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 250.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

(Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi).

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu t khai (nếu có):

Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

2.10.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;

c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi: Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật;

d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;

đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất;

e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;

g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;

h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;

i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;

k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.10.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này.

(Điều 38 Luật Chăn nuôi; Điều 9 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.

- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

 

Mẫu số 01.TACN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

___________

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

________________

 

Kính gửi:  ………………………………

1. Tên cơ sở đề nghị:............................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................

- Địa chỉ sản xuất: ...............................................................................

- Số điện thoại:............. Số fax:................ E-mail:...............................

- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định  thành lập:……………………………………………………………………...

2. Đăng ký cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cụ thể như sau:

 

 

STT

Loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đăng ký sản xuất (đánh dấu x)

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

 

 

2

Thức ăn đậm đặc

 

 

3

Thức ăn truyền thống

 

 

4

Thức ăn bổ sung (dạng hỗn hợp)

 

 

5

Thức ăn bổ sung (nguyên liệu đơn)

 

 

6

Loại khác (nếu có)

 

 

 

3. Đăng ký cấp lần đầu: o             

    Đăng ký cấp lại: o          Lý do đăng ký cấp lại:

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

 

 

……, ngày  …. tháng….. năm ....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 06.TACN

CƠ QUAN CẤP GIẤY

__________

Số………/GCN-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Mã số: A/B/C/TACN

 

Tên cơ sở…………. …… Địa chỉ trụ sở:……………………………….       .

Số điện thoại: …………………………… Số fax:……………………...       .

Địa chỉ sản xuất: …………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………… Số fax:……… ………………

Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:...........

đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với:

- Loại sản phẩm: Ghi tên loại thức ăn chăn nuôi (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp, thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu đơn).

 - Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh*.

 

 

…..ngày …..tháng …..năm ….

THỦ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

1. Sau khi cấp, đề nghị gửi 01 bản scan Giấy chứng nhận về Cục Chăn nuôi/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa chỉ cơ sở sản xuất.

2. Quy định Mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

- A: Là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi có cơ sở sản xuất) theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

- B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, bắt đầu từ số 001.

- C: là năm cấp Giấy chứng nhận.

- TACN: Viết tắt của “thức ăn chăn nuôi”. Trường hợp Giấy Chứng nhận do Cục Chăn nuôi cấp thì bổ sung thêm ký hiệu “/CN” vào sau ký hiệu TACN.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thì ghi rõ “Giấy chứng nhận này thay thế Giấy chứng nhận Mã số……, ngày……”; Mã số Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi so với Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp lần đầu.

*: Trường hợp cơ sở không sản xuất thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh thì không ghi nội dung này trong Giấy chứng nhận.

 

 

3. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

3.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.

Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).

Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường mạng.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.                                                     

- Cá nhân.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 2.300.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

(Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi).

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu t khai (nếu có):

- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Mẫu Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

(Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.

- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01.ĐKCN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

____________

 

       Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố.............

 

Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi....................................................................    

CMND/Căn cước công dân số/hộ chiếu..........cấp ngày...../..../....Nơi cấp:....

1. Địa điểm cơ sở chăn nuôi:....................................................................

2. Đối tượng vật nuôi:

Gia súc:…………………………………………………………………..;

Gia cầm:………………………………………………………………….;

Vật nuôi khác:……………………………………………………………;

3. Đăng ký cấp mới: o     Đăng ký cấp lại: o

Lý do đề nghị cấp lại (ghi chi tiết): ………………………………………

Các văn bản kèm theo (nếu có): ……………………………………..…

Tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đã kê khai./.

 

                                           

.........., ngày .... tháng .... năm .......

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 02.ĐKCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________

 

BẢN THUYẾT MINH

Về điều kiện chăn nuôi

_________

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ CHĂN NUÔI

1. Tên cơ sở chăn nuôi:…………………………………………………..

2. Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: ………………………………………

3. Địa chỉ:….. Số điện thoại:….Email:………………………………….

4. Hình thức xây dựng (mới/cũ/mở rộng):………………..……………...

5. Tổng diện tích cơ sở chăn nuôi: ……..m2, trong đó:

a) Diện tích chuồng nuôi (m2):…………………………………………..

b) Diện tích khu xử lý chất thải (m2):……………………………………..

II. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

1. Địa điểm xây dựng:

a) Vị trí xây dựng:……………………………………………..………….

b) Nhu cầu nước (m3/năm):………………………………….…………....

c) Trữ lượng cung cấp nước (m3/năm):…………………………………..

2. Chuồng trại chăn nuôi: Mô tả khái quát về thiết kế tổng thể, bố trí mặt bằng trang trại, kiểu chuồng, trang thiết bị.

3. Mô tả thông tin cơ sở đã có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Sổ sách quản lý: Sổ ghi chép phục vụ quá trình chăn nuôi.

 

 

CHỦ CƠ SỞ CHĂN NUÔI

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 05.ĐKCN

 

CƠ QUAN CẤP

__________ 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

Số*: A/B/C/ĐKCN

__________

 

Tên cơ sở chăn nuôi…………. …… Địa chỉ trụ sở:…………………….

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:………………………

Địa chỉ trang trại: ………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:………………………

Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:............

Được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi.

Gia súc:…………….…… Số lượng: ………………………………….;

Gia cầm:…………………… Số lượng:…………….………………….;

Vật nuôi khác:……………….. Số lượng:………………………………;

 

 

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

*Ghi chú:

1. Sau khi cấp, đề nghị gửi 01 bản scan Giấy chứng nhận về Cục Chăn nuôi.                     

2. Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi như sau:

- A: là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi cấp Giấy chứng nhận) theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

- B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi, bắt đầu từ số 001.

- C: là năm cấp Giấy chứng nhận.

- ĐKCN: viết tắt của “điều kiện chăn nuôi”.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thì ghi rõ “Giấy chứng nhận này thay thế Giấy chứng nhận Mã số…, ngày…”; Mã số Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi so với Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp lần đầu.

 

4. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

4.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường mạng.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+ Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức.                                                     

- Cá nhân.

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Không.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có):

- Thẩm định cấp lại  (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 250.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

(Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi).

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu t khai (nếu có):

Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi.

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

(Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

- Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi.

- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01.ĐKCN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

____________

 

       Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố.............

 

Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi....................................................................    

CMND/Căn cước công dân số/hộ chiếu..........cấp ngày...../..../....Nơi cấp:....

1. Địa điểm cơ sở chăn nuôi:....................................................................

2. Đối tượng vật nuôi:

Gia súc:…………………………………………………………………..;

Gia cầm:………………………………………………………………….;

Vật nuôi khác:……………………………………………………………;

3. Đăng ký cấp mới: o     Đăng ký cấp lại: o

Lý do đề nghị cấp lại (ghi chi tiết): ………………………………………

Các văn bản kèm theo (nếu có): ……………………………………..…

Tôi cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đã kê khai./.

 

                                           

.........., ngày .... tháng .... năm .......

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 05.ĐKCN

 

CƠ QUAN CẤP

__________ 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI

Số*: A/B/C/ĐKCN

__________

 

Tên cơ sở chăn nuôi…………. …… Địa chỉ trụ sở:…………………….

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:………………………

Địa chỉ trang trại: ………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:………………………

Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:............

Được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi.

Gia súc:…………….…… Số lượng: ………………………………….;

Gia cầm:…………………… Số lượng:…………….………………….;

Vật nuôi khác:……………….. Số lượng:………………………………;

 

 

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

*Ghi chú:

1. Sau khi cấp, đề nghị gửi 01 bản scan Giấy chứng nhận về Cục Chăn nuôi.                     

2. Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi như sau:

- A: là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi cấp Giấy chứng nhận) theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

- B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi, bắt đầu từ số 001.

- C: là năm cấp Giấy chứng nhận.

- ĐKCN: viết tắt của “điều kiện chăn nuôi”.

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thì ghi rõ “Giấy chứng nhận này thay thế Giấy chứng nhận Mã số…, ngày…”; Mã số Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi so với Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp lần đầu.

 

 

 

IV. LĨNH VỰC THÚ Y

1. Tên thủ tục hành chính: Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y)

 Trình tự thực hiện:

 Bước 1: Cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

  Đối với cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y, nộp hồ sơ trước khi Chứng chỉ hành nghề hết hạn 30 ngày.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận, ký số phiếu tiếp nhận và gửi cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp, gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả

- Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

- Qua dịch vụ bưu chính công ích.

Cách thức thực hiện:

- Nộp sồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh

- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh

- Nộp qua Bưu chính công ích

Thành phần hồ sơ

- Đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 3 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ;

- Giấy chứng nhận sức khỏe;          

- 02 ảnh 4x6.

Đối với trường hợp cấp mới, nộp thêm:

- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;

- Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Đối với người nước ngoài);

- Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp (trong trường hợp gia hạn).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới.

- 03 ngày làm việc trong trường hợp gia hạn.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y

- Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.

 Phí, lệ phí:

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y: 50.000 đồng/lần.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 3 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.

- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.

- Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.

- Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề;

- Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Người hành nghề phải có đạo đức nghề nghiệp;

- Người hành nghề có đủ sức khỏe hành nghề.

Căn cứ pháp lý:

- Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

          - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y;

         - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

        

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y

Kính gửi: Chi cục……

Tên tôi là: ……………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..

Bằng cấp chuyên môn: ………………………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………………………………….

Nay đề nghị Quý cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề:

□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến, cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.

□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.

Tại: ………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Địa chỉ hành nghề: ………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Tôi cam đoan chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật và của ngành thú y.

(Ghi chú: Nộp 02 ảnh 4x6)

 

 

……., ngày….. tháng ….. năm 20....
Người đứng đơn

(Ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ
GIA HẠN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y

Kính gửi: Chi cục Thú y

Tên tôi là: ……………………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

Bằng cấp chuyên môn: …………………………………………………………

Đã được Chi cục... cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:

□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến, cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.

□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.

□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.

Tại: ………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………Số CCHN: ………………………………………………………………………..

Ngày cấp: ………………………………………………………………………..

Nay đề nghị Quý Chi cục cấp gia hạn Chứng chỉ hành nghề trên.

Gửi kèm Chứng chỉ hành nghề hết hạn và 02 ảnh 4x6.

 

 

……., ngày….. tháng ….. năm 20....
Người đứng đơn

(Ghi rõ họ tên)

 

 

 

MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
(Kèm theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ THÚ Y

 

 

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC THÚ Y

 

 

 

 

 

Ảnh 4x6

 

 

 

 

 

 

SỐ ĐĂNG KÝ ……../TY-CCHN

Chứng chỉ có giá trị đến ……………………………

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG CHỈ

HÀNH NGHỀ THÚ Y

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số    /2016/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật thú y;

Căn cứ Quyết định số..../QĐ-……………………….

 

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THÚ Y,…..

TỈNH/THÀNH PHỐ…………….

Cấp cho Ông/Bà: ……………………………….

Năm sinh: ………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………..

Được phép hành nghề: ………………………..

Tại: ……………………………………………….

……………………………………………

 

 

…….., ngày …….. tháng ……. năm 20.....
CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

2. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y)

Trình tự thực hiện:

 Bước 1: Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y nhưng bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan có nhu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận, ký phiếu tiếp nhận và gửi cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

 Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả

- Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

- Qua dịch vụ bưu chính công ích.

 Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tuyến

- Nộp hồ sơ trực tiếp

- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký cấp lại;

- Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

- 02 ảnh 4x6.

 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y

Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị trong thời hạn 05 năm.

Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y: 50.000 đồng/lần.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý:

- Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

          - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y;

         - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

3. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

Trình tự thực hiện:

         a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra điều kiện của cơ sở buôn bán thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong trường hợp do thiên tai hoặc phải áp dụng quy định về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm mà không thể thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tiếp tại hiện trường để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y. Việc đánh giá trực tiếp tại hiện trường sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định.

          b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp;

          - Qua đường bưu điện.

         c) Thành phần, số lượng hồ sơ

* Thành phần hồ sơ:

          - Đơn đăng ký cấp, gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;

          - Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);

          - Chứng chỉ hành nghề thú y đối với người quản lý, người trực tiếp buôn bán thuốc thú y (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).

         * Số lượng hồ sơ: 01 bộ

          d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ  

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

          e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành  thú y cấp tỉnh.

         f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định tại  Phụ lục XXVI Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT.

Giấy chứng nhận có thời hạn 05 năm

          g) Phí, lệ phí:

Kiểm tra điều kiện cơ sở buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản: 230.000/lần

         h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

          - Đơn đăng ký cấp, gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

         - Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT.

         i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

          - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;

          - Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;

          - Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại;

- Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về quản lý thuốc thú y;

- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/9/2022 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư về quản lý thuốc thú y;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

PHỤ LỤC XX

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU   KIỆN BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016   của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

 BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

 

Kính gửi: (1) ………………………..

Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y;

Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.

Tên cơ sở:

Địa chỉ cơ sở:

          Số điện thoại:       Fax:

Chủ cơ sở:

Địa chỉ thường trú:

Các loại sản phẩm kinh doanh:

  • Thuốc dược phẩm       □ Vắc xin, chế phẩm sinh học
  • Hóa chất                     □ Các loại khác

Đề nghị quý đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi.

Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu):

  1. Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y;

           b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y;

 

 

c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);

d) Chứng chỉ hành nghề buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).

                                                                            ......., ngày … tháng …. năm …..

                                                                          Đại diện cơ sở

                                                                       (ký tên và đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở buôn bán thuốc thú y; Gửi Cục Thú y nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở nhập khẩu thuốc thú y

 

PHỤ LỤC XXII

MẪU BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT  BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Kính gửi: (1) Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình

Tên cơ sở đăng ký kiểm tra: ........................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Số điện thoại: ..................... Fax: ……………..Email: ...............................

Loại hình đăng ký kinh doanh: ....................................................................

Xin giải trình điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất: (mô tả kết cấu, diện tích quy mô cơ sở, các khu vực trưng bày/bày bán)

2. Trang thiết bị: (nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ bảo quản thuốc thú y như tủ, quầy, kệ, ẩm kế, nhiệt kế, tủ lạnh,     )

3. Hồ sơ sổ sách: (GCN đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, sổ sách theo dõi mua bán hàng, )

4. Danh mục các mặt hàng kinh doanh tại cơ sở

                                                                    …..,ngày …. tháng …. năm …..

                                                                      Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra

                                                                         (Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

 

Ghi chú: (1) Gửi cục Thú y nếu cơ sở đăng  ký kiểm tra là cơ sở nhập khẩu thuốc thú y; gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, nếu  cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở buôn bán thuốc thú y.

 

Phụ lục XXVI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH………………………

CHI CỤC……..

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC THÚ Y

Số              /GCN-KDT

Tên cơ sở: …………………………………………….

Địa chỉ:                    ……………………………………………………………………

Số điện thoại/Tel:  ………………… Số Fax/Fax . No: ………………………..

Chủ cơ sở:……………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………

Được công nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đối với: (*)

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đủ điều kiện này có hiệu lực đến: ngày…….tháng…..năm…..

 

………, ngày …. tháng …. năm ….

                                                                                  CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) ghi rõ loại sản phẩm được phép buôn bán như vắc xin, dược phẩm, hoá chất,…

 

4. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

 Trình tự thực hiện:

 Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp lại; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình hoặc qua bưu điện.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT.

- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc công văn trả lời

 Phí, lệ phí: Không quy định

Mẫu đơn, mẫu t khai hành chính: Đơn đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT.

 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

         - Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

         - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y.

         - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc thú y.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC XXXI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN GMP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

(Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y

Kính gửi:(1) ……………………………………………..

Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:

Tên: .....................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................

Số điện thoại: …………………………………………… Số Fax: ........

Chúng tôi đề nghị được cấp lại chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y: Số.....ngày…..tháng…..năm …….

Lý do đề nghị cấp lại:

- Bị mất, sai sót, hư hỏng......................................................................

- Thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký.

Hồ sơ gửi kèm:

a) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi, bổ sung (nếu có);

b) Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điền kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.

 

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Gửi Cục Thú y nếu cơ sở đề nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y; gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu cơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

 

5. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y trên các phương tiện: Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương; Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo; Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ  về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận, ký phiếu tiếp nhận và gửi cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký biết để hoàn thiện đối với những trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Bước 4: Trả kết quả

- Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

- Qua dịch vụ bưu chính công ích.

 Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh

- Nộp trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

- Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thành phần hồ sơ :

- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

- Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký thuốc thú y;

- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);

- Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao (đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).

 Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh

 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y

Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định nội dung thông tin quảng cáo thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản, trang thiết bị, dụng cụ trong thú y: 900.000 đồng/lần.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

          - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

          - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế đ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC XLII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN TỔ CHỨC,

 CÁ NHÂN

Số:………

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y

Kính gửi: (1)

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ...............

Địa chỉ: ................................................................................................

Số điện thoại: ……………………Fax:…………………………. E-mail:

Số giấy phép hoạt động: ......................................................................

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ...........

Kính đề nghị ……... xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc thú y sau:

TT

Tên thuốc thú y

Giấy chứng nhận

đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1

 

 

 

2

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1...........................................................................................................

2...........................................................................................................

3...........................................................................................................

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân
(ký tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nếu đăng ký quảng cáo tại địa phương; gửi Cục Thú y nếu đăng ký quảng cáo toàn quốc.

 

 

PHỤ LỤC XLIII

MẪU GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN
NỘI DUNG QUẢNG CÁO
THUỐC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….

 

 

 

GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y

 

Số:           /20... /XNQC-ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền

(Tên cơ quan có thẩm quyền)…………….. xác nhận:

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ...............

Địa chỉ: ................................................................................................

Số điện thoại: …………………………Fax: ………………………..

E-mail:……………………………………………………………………

Có nội dung quảng cáo (1) các thuốc thú y trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.

TT

Tên thuốc thú y

Giấy chứng nhận lưu hành

Phương tiện quảng cáo

1

 

 

 

2

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc thú y đúng nội dung đã được xác nhận.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

_________________

Ghi chú: (1). Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này.

 

 

6. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở.

Bước 4: Đánh giá tại cơ sở

- Đánh giá trực tiếp tại cơ sở:

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;

+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở;

+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học.

+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;

+ Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.

- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:

+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).

+ Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;

+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Trường hợp cơ sở không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

Đối với trường hợp cơ sở phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo khắc phục sai lỗi.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở thực hiện khắc phục;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;

- Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;

- Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

- Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:

+ Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:

++ Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;

++ Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

++ Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

+ Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản trên: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.

- Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  24/2022/TT-BNNPTNT  ngày  30  tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 TRÊN CẠN                      THỦY SẢN

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

 

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………

Cơ sở thuộc trường hợp:       

 Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động

 Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ năm: …………….

2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................

Địa chỉ thường trú: ....................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………

3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:

 Cấp             Cấp lại, lý do xin cấp lại: ……………………………

4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………

5. Loại hình hoạt động:

 Sản xuất giống  Nuôi thương phẩm   Làm cảnh

 Khác (ghi rõ): ………….

6. Thị trường tiêu thụ:           Nội địa    Xuất khẩu    Hỗn hợp

7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ...............................

8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định):……

Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.

Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Phụ lục III

BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  24/2022/TT-BNNPTNT  ngày  30  tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN

AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin về cơ sở

Tên cơ sở: …………………………………………………………………

Người đại diện ………………………… Chức vụ: ………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Địa chỉ cơ sở: …………………..……………………

Điện thoại:      ……………………… Email: ………………………………

Vị trí địa lý: Kinh độ ……………………… Vĩ độ: ……………

Phân loại cơ sở:

 Sản xuất giống       Thương phẩm    Làm cảnh

  Khác ……………………………………………

- Tổng diện tích đất tự nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Vùng tiếp giáp xung quanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Cơ sở vật chất (Gửi kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)

- Hàng rào (tường) ngăn cách:                           Có       Không

- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực:      Có       Không

                                      Phòng giao dịch:          Có       Không

- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố trí mặt bằng khu chăn nuôi)

- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt, với diện tích ...........................

                         Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi, với diện tích….

- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải:    Có    Không

  (Nếu có, mô tả hệ thống xử lý chất thải). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Khu cách ly: Động vật mới nhập:            Có       Không

                         Động vật bệnh:                 Có       Không

- Khu vực xử lý động vật:                         Có       Không

- Bảo hộ lao động cá nhân (quần, áo, ủng, mũ,…) dùng trong khu chăn nuôi:      Có       Không

- Phòng thay quần áo:      Có       Không

- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi:    Có       Không

- Hố sát trùng ở cổng trước khu chăn nuôi:    Có       Không

3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng

Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản phẩm, sản lượng hàng năm……………………

4. Nguồn nhân lực

Ghi rõ số lượng, trình độ chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo, tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,….

5. Hệ thống quản lý chăn nuôi

Mô tả việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi.

6. Tình hình dịch bệnh tại cơ sở

- Tình hình dịch bệnh động vật tại cơ sở trong 12 tháng qua.

- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.

2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.

3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).

4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).

5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH

Nội dung chính bao gồm:

1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).

2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).

3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh – cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.

2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.

3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).

4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.

5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.

6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh – cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

 

 

B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN

AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin về cơ sở

Tên cơ sở: …………………………………………………………………

Người đại diện ………………………… Chức vụ: ……………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Địa chỉ cơ sở nuôi: …………………..……………………

Điện thoại:       ……………………… Email: ……………………………….

Vị trí địa lý: Kinh độ ……………………… Vĩ độ: …………………..

Phân loại cơ sở :

 Sản xuất giống       Thương phẩm    Làm cảnh

  Khác ……………………………………………

- Đã đăng ký và được cấp mã cơ sở nuôi:   Có       Không

- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:....................

- Hình thức nuôi:  Nuôi kín                         Nuôi hở

- Phương thức nuôi: ……………………………………………………..

- Các khu vực xung quanh………………………………………………...

- Hệ thống tường rào bao quanh cơ sở:    Có       Không; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng .................................................................................

- Nguồn nước:           Ngọt                              Mặn

- Vị trí giao thông:……………………………………………………...…

- Hệ thống điện:  ………………….………………………………………

2. Điều kiện cơ sở (tùy thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)

a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết từng hạng mục): ………………………

b) Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………...

- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)

- Cơ sở có sự tách biệt cố định ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở:  Không  Có, bằng (ghi rõ: tường/rào chắn, hệ thống bờ, sông ngòi ….): …………………………

- Khu vực xung quanh cơ sở:

  Khu dân cư                        Khu nuôi loài thủy sản cảm nhiễm

  Khu vực nuôi loài thủy sản khác

- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn nước cung cấp cho hoạt động sản xuất/nuôi trồng thủy sản?   Không  Có

- Hệ thống cấp thoát nước:                                           Có       Không

+ Hệ thống cấp nước, thoát nước tách biệt                  Có       Không

+ Khu vực xử lý nước                                                  Có       Không

- Hệ thống xử lý nước trước khi nuôi:                          Có       Không

Mô tả công nghệ xử lý nước đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)

- Hệ thống xử lý nước thải sau khi nuôi:                    Có       Không

- Hệ thống chỉ dẫn cho người và phương tiện:           Có       Không

- Hệ thống thu gom, xử lý rác, chất thải:                    Có       Không

- Khu vực kho thức ăn, vật tư hóa chất:                     Có       Không

- Hệ thống khử trùng tiêu độc:                                   Có       Không

- Khu vực văn phòng tách biệt khu vực sản xuất:      Có       Không

- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động vật hoang dã:   Có       Không

c) Danh mục trang thiết bị phục vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).                                                                                            

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.

2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.

3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).

4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).

5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

Ghi chú: Kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH

1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản

a) Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát

- Tổng diện tích nuôi …………… tổng diện tích của cơ sở …………..

- Tổng số lượng trại/nhà/khu nuôi: ……………………………………. 

- Tổng số lượng ao/bể ………………....................................................   

- Tổng số lượng thủy sản:

            + Thủy sản bố mẹ: ………………………….…………….. (con)

            + Thủy sản thương phẩm: ………………………………… (con)

            + Thủy sản giống: ……………………..…………………... (con)

            + Trứng: …………………………………………………………..

            + Loại khác (ghi rõ): .....................................................................

b) Tổng số lượng thủy sản nhập cơ sở:

- Thủy sản bố mẹ: Số con ……………….. số lần nhập  ……....................

- Thủy sản giống: Số con ……………….. số lần nhập ………….............

- Thủy sản thương phẩm: Số con ………...số lần nhập  ……....................

- Trứng thủy sản: Số lượng ……….…….. số lần nhập …..……...............

- Loài khác (ghi rõ): Số lượng ……….… ..số lần nhập …..……...............

c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất:

- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất: ………….… (con hoặc kg).

- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg).

- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản tiêu hủy: ……… (con hoặc kg).

2. Thông tin chung về kết quả giám sát chủ động

Thời gian giám sát từ: Từ ngày tháng   năm ... đến ngày   tháng    năm …

Bệnh được giám sát: ……………………………………………………

Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng minh an toàn dịch bệnh: …… (%)

Tần suất lấy mẫu: ………………………………………………………

Tổng số lần lấy mẫu: …………………………………………………..

Tổng số mẫu đơn đã lấy: ………………………………………………

            Trong đó:         Mẫu thủy sản: …………..…………………. (mẫu)

                                    Mẫu môi trường: ………………. …………  (mẫu)

                                    Mẫu thức ăn tươi sống: ……………………..(mẫu)

                                    Vật chủ trung gian tự nhiên: ………………..(mẫu)

                                  Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại mẫu và số lượng), …

           

 

Số lượng ao/bể được lấy mẫu trong mỗi lần như sau:

Lần lấy mẫu

Ngày tháng năm lấy mẫu

Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu

Số lượng ao/bể được chọn giám sát

Số lượng mẫu lấy xét nghiệm

Thủy sản

Môi trường

….

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Mẫu xét nghiệm là: Mẫu đơn, đối với các loại mẫu: …………..

                                    Mẫu gộp, áp dụng đối với các loại mẫu: ………

3. Kết quả giám sát  

Có xảy ra dịch bệnh không? Không           Có, cụ thể như sau:

- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh  …………… trong đó số ao/ bể xảy ra bệnh: ………..…. (ao/bể), tỷ lệ ….. (%) đối với bệnh: …………………

- Kết quả xét nghiệm: Không        

- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại: ………………………………

Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):

- Tổng số mẫu dương tính: …….. trên tổng số mẫu xét nghiệm ………… …….(mẫu), tỷ lệ dương tính là ………%.

- Mẫu phát hiện dương tính với bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)

- Loại mẫu dương tính: ………., tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có) …… tại ao/bể số …….. trại số ……

- Biện pháp xử lý: Điều trị              Thu hoạch   Tiêu hủy

Bảng tổng hợp kết quả giám sát chủ động dịch bệnh

Số lần lấy mẫu

Ngày tháng năm

Tên bệnh

Loại mẫu dương tính

Đối tượng nuôi

Tuổi thủy sản

Mã ao/trại dương tính

Số mẫu dương tính

Biện pháp xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Kết quả giám sát của từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao  hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.

2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.

3. Biện pháp và kết quả xử lý đối với khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).

4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.

5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.

6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.

Ghi chú: Biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.

 

 

Phụ lục XII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp

                                                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Logo của Chi cục                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC …………

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở/ vùng:                         

Địa chỉ:         

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:       

           

                                                                                                                                           ……...., ngày….. tháng …... năm …...

 

Số:                  /QĐ-TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................

 

CHI CỤC TRƯỞNG

 

7. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Các cơ sở thuộc diện cấp lại gồm:

+ Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);

+ Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;

+ Cơ sở không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến tại cơ sở (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;

+ Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Đối với cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:

+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.

- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:

+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

 

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số  24/2022/TT-BNNPTNT  ngày  30  tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.................., ngày       tháng      năm ……..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 TRÊN CẠN                      THỦY SẢN

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

 

1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………

Cơ sở thuộc trường hợp:       

 Mới xây dựng, lần đầu có hoạt động

 Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ năm: …………….

2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................

Địa chỉ thường trú: ....................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:……………………

3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:

 Cấp             Cấp lại, lý do xin cấp lại: ……………………………

4. Đối tượng nuôi (ghi tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………

5. Loại hình hoạt động:

 Sản xuất giống  Nuôi thương phẩm   Làm cảnh

 Khác (ghi rõ): ………….

6. Thị trường tiêu thụ:           Nội địa    Xuất khẩu    Hỗn hợp

7. Cơ sở đăng ký công nhận an toàn đối với bệnh: ...............................

8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định):……

Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây là hoàn toàn chính xác.

Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh./.

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Phụ lục XII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp

                                                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Logo của Chi cục                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC …………

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở/ vùng:                         

Địa chỉ:         

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:       

           

                                                                                                                                              ……...., ngày….. tháng …... năm …...

 

Số:                  /QĐ-TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................

 

CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

8. Tên thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.

Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng.

Bước 4: Đánh giá tại vùng

- Đánh giá trực tiếp tại vùng:

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;

+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;

+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.

- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:

+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với vùng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;

+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại vùng sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

- Trường hợp cơ sở không phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở phải khắc phục sai lỗi: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

Đối với trường hợp cơ sở phải thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, thành phần hồ sơ bao gồm báo cáo khắc phục sai lỗi.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực hiện khắc phục;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y).

- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;

- Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

- Có biện pháp kiểm soát đối với động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng; 

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

- Các cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định của pháp luật về thú y;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể:

+ Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

+ Có kết quả giám sát đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Hoạt động thú y tại vùng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục II

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

ỦY BAN NHÂN  DÂN…….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: .........................

………., ngày  … tháng  … năm  .....

V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y).

Thực hiện quy định tại Thông tư số        /2022/TT-BNNPTNT ngày    tháng   năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh ……….. đề nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh

 (Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).

2. Thị trường tiêu thụ          

(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).

3. Hồ sơ đăng ký

(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

 

Nơi nhận:                                                                                         

- Như trên;

- …..;                                                                                                 

- Lưu: ........

 

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH….

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục IV

BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ....    

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:.........................

 

 

………….,  ngày ..……. tháng……năm.. .....

 

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên vùng (tên xã/huyện/tỉnh): ……………………………………………

Người đại diện ………………………… Chức vụ: ………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………… Email: ………………………………

Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật trong vùng, hệ thống thú y.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.

2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy cơ.

3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng.

4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).

5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

 

 

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH

Nội dung chính bao gồm:

1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).

2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).

3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH

Nội dung chính bao gồm:

1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.

2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.

3. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.

4. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.

5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

 

 

B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ....

               

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                           

 

Số:.........................

 

………….,  ngày ..……. tháng……năm.. .....

 

I. THÔNG TIN CHUNG

Tên vùng: …………………………………………………………………

Người đại diện ……………………… Chức vụ: ………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………….

Điện thoại:       ………………… Email: ………………………………….

Tổng số cơ sở nuôi trong vùng: …………………………………………

Tổng diện tích vùng nuôi: ……………………………………………..

Các loài nuôi/sản xuất trong vùng: …………………………………….

Vùng nuôi tiếp giáp với các xã/huyện/tỉnh: ……………………………

1. Đặc điểm tình hình

Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống thú y.

2. Kế hoạch xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh

a) Mục đích, yêu cầu

b) Nội dung kế hoạch

c) Giải pháp thực hiện kế hoạch

- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra

- Về nguồn lực

- Các biện pháp phòng bệnh

- Giám sát dịch bệnh

- Các giải pháp kỹ thuật khác (các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản lý người hành nghề thú y, …)

- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính

đ) Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

3. Điều kiện thực tế vùng nuôi trồng thủy sản

a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...); khu vực mua bán động vật thủy sản, ...

b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ thống các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...).                                        

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC

1. Thông tin chung về kế hoạch an toàn sinh học

a) Kế hoạch an toàn sinh học của vùng

(Ghi rõ mục tiêu; số lượng các quy trình an toàn sinh học)

b) Xác định các mối nguy tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng

(Liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)

c)  Danh sách các quy trình an toàn sinh học tại vùng

(Danh sách này phải phù hợp với các mối nguy tại điểm b nêu trên)

d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học

(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)

đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn sinh học

(Phân công nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin chung tại vùng).

 

 

2. Kết quả thực hiện

Nội dung chính bao gồm kết quả triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:

1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin, …).

2. Kết quả thực hiện các quy trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).

3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH

1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản

a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát

- Tổng diện tích nuôi …………… tổng diện tích của vùng …………..

- Tổng số lượng cơ sở: ………………….…. (cơ sở). Trong đó số lượng:

Sản xuất giống:         ………….(cơ sở)        Thương phẩm: …… ….(cơ sở)

Ương dưỡng giống: …………. (cơ sở)        Khác …………(cơ sở)

   - Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản: ……………… (cơ sở)

   - Tổng số lượng ao/bể :……………….    

   - Tổng số lượng thủy sản:

               + Thủy sản bố mẹ: ………………………….……….. (con)

               + Thủy sản thương phẩm: …………………………… (con)

               + Thủy sản giống: ……………………..…………….. (con)

               + Trứng: ………………………………………. (…………)

b) Tổng số lượng thủy sản nhập vào vùng nuôi

   - Thủy sản bố mẹ: Số con ……………….. số lần nhập  …….........

   - Thủy sản giống: Số con ……………….. số lần nhập …………...

   - Trứng thủy sản: Số lượng ……….…….. số lần nhập …..…….....

c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất

- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất: ………….… (con hoặc kg)

- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg)

- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản bị tiêu hủy: ……….… (con hoặc kg)

2. Thông tin chung về giám sát chủ động

Ghi rõ thời gian giám sát (ngày, tháng, năm)

Bệnh được giám sát (ghi rõ tên từng bệnh)

Mô tả về thiết kế giám sát dịch bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản; mẫu môi trường; mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác); mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp), …

- Số lượng ao/bể được lấy mẫu như sau:

Số lần lấy mẫu

Ngày tháng năm lấy mẫu

Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu

Số lượng cơ sở được giám sát

Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát

Số lượng ao/bể được chọn giám sát

Số lượng mẫu lấy xét nghiệm

Thủy sản

Môi trường

(Ghi rõ từng loại mẫu khác)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

3. Kết quả giám sát dịch bệnh         

a) Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).

- Ghi rõ nội dung theo dõi sức khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,…

- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an toàn dịch bệnh,...

b) Giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,…).

- Ghi rõ kết quả giám sát đối với từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh, …

- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ sở.

 

 

Bảng tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh

Số lần lấy mẫu

Ngày, tháng, năm

Tên bệnh

Loại mẫu dương tính

Số cơ sở dương tính (*)

Đối tượng nuôi

Tuổi thủy sản

Số mẫu dương tính

Biện pháp xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đối với từng cơ sở dương tính, liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản.

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH

1. Diễn biến dịch bệnh tại vùng

Mô tả cụ thể trong thời gian triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:

- Vùng xảy ra bệnh tại ……… cơ sở, với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát: ….…(lần).

- Tổng số lần xảy ra bệnh không thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh: …………(lần).

- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh: …………………………………….

- Tổng số/khối lượng thủy sản xử lý do dịch bệnh xảy ra: ……………

- Diễn biễn bệnh tại vùng cụ thể như sau:

Tên bệnh

Thời gian phát hiện bệnh

(ngày, tháng, năm)

Tên thủy sản bị bệnh

 

Lứa tuổi

Số cơ sở xảy ra bệnh

Số ao/bể bị bệnh

Số lượng thủy sản phải xử lý (kg)

Thời gian xử lý xong bệnh

(ngày, tháng, năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả ứng phó dịch bệnh

a) Đối với cơ sở bị bệnh

Mô tả các biện pháp và kết quả xử lý đối với ao/ bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với công cụ dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận chuyển, xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở bị bệnh; xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).

b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống, … ra, vào vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người ra vào tại các cơ sở).

3. Kết quả điều tra, truy xuất, xác định nguồn bệnh xuất hiện tại vùng (mô tả việc điều tra, xác minh ổ dịch)

4. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh áp dụng đối với vùng

5. Công tác báo cáo, phối hợp với Cơ quan thú y

Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.

 

 

Phụ lục XII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp

                                                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Logo của Chi cục                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC …………

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở/ vùng:                         

Địa chỉ:         

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:       

           

                                                                                                                                              ……...., ngày….. tháng …... năm …...

 

Số:                  /QĐ-TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................

 

CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

9. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). Đối với vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Các vùng thuộc diện cấp lại gồm:

+ Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);

+ Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận;

+ Vùng không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;

+ Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

- Đối với vùng đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.

- Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT;

+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Văn bản đăng đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện: không quy định.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

- Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục II

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ

CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

ỦY BAN NHÂN  DÂN…….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: .........................

………., ngày  … tháng  … năm  .....

V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật

 

 

 

Kính gửi: (Cơ quan thú y).

Thực hiện quy định tại Thông tư số        /2022/TT-BNNPTNT ngày    tháng   năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh ……….. đề nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh

 (Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).

2. Thị trường tiêu thụ          

(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).

3. Hồ sơ đăng ký

(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

Nơi nhận:                                                                                         

- Như trên;

- …..;                                                                                                 

- Lưu: ........

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH….

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục XII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp

                                                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Logo của Chi cục                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI CỤC …………

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

CHỨNG NHẬN

 

Cơ sở/ vùng:                         

Địa chỉ:         

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:       

           

                                                                                                                                        ……...., ngày….. tháng …... năm …...

 

Số:                  /QĐ-TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................

 

CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

10. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

 Bước 2:

* Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

- Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh.

- Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch như sau:

+ Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

+ Kiểm tra lâm sàng;

+ Lấy mẫu kiểm tra các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y;

+ Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, tên chủ hàng, nơi hàng đến, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển vào 16 giờ 30 phút hàng ngày.

- Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.

* Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

- Cơ sở phải bảo đảm được công nhận an toàn dịch hoặc được giám sát dịch bệnh đối với các bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

- Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y;

+ Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

* Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

- Động vật thủy sản thương phẩm thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh trong vùng công bố dịch, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

+ Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;

+ Kiểm tra lâm sàng;

+ Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm d,đ,e,g Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

- Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm không để lây lan dịch bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch.

* Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

- Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng.

- Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:

+ Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật thủy sản;

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về sơ chế, chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch;

+ Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản;

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm d, đ và g Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

+ Thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển;

+ Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.

Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết:

- Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật thú y

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền 

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch

 Phí, lệ phí:

- Phí kiểm dịch: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác Thú y (ban hành kèm theo Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020).

- Các chỉ tiêu kiểm tra: Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.

h) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

 Căn cứ pháp lý:

          - Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

         - Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu: 01 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Số:………… ĐKKD-VCTS

Kính gửi: ..............……………............................................................................

Tên tổ chức, cá nhân: ......................................................…..................................

Địa chỉ giao dịch: ……………………….……...………………..…...…...........

Điện thoại: ……….….…. Fax: ……………… E.mail: ……………………….

Số Chứng minh nhân dân/số Hộ chiếu/số định danh cá nhânCMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số:…………………Ngày cấp…………..Tại…………………

Đề nghị được kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh số hàng sau:

TT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm(1)

Số lượng/ Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Tổng số viết bằng chữ:……………………………………………………………

Mục đích sử dụng:………………..…………….................………......................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………….…….. Số lượng bao gói: ...........

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế, chế biến/ bảo quản: ………………..………………………………………………………..

Mã số cơ sở (nếu có):.……....……………………………………………………

Điện thoại: ………...…….….…. Fax: ……………………… E.mail: ………….

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: …………..…………………………………….

Địa chỉ: ……....………….……...…...…………...……………...……………….

Điện thoại: ………...…….….…. Fax: ……………………… E.mail: ……….…

Nơi đến/nơi thả nuôi cuối cùng: …………..………………………………….…

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………………Số lượng/Trọng lượng: ……..................

2/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:..........................

3/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:……………….

Phương tiện vận chuyển: ...……………...…….………...…………….……….....

Địa điểm kiểm dịch: …...……………...…….……………………...……………

Thời gian kiểm dịch: ...……………...………….………....……….……….….….

* Đối với sản phẩm thủy sản xuất phát từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch đề nghị cung cấp bổ sung các thông tin sau đây:

- Thời gian thu hoạch:……………………………………………………………

- Mục đích sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh:..…………………………….

- Biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh trước khi vận chuyển:…………

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y./.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN GIẤY ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng ký tại ................…...................

Ngày........ tháng....... năm…...….

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm đối với sản phẩm thủy sản);

- Giấy khai báo kiểm dịch được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân giữ.

 

 

11. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa)

Bước 2:

* Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

 - Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Kiểm tra lâm sàng;

+ Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

+ Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

- Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Hướng dn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

+ Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.

* Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

- Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;

+ Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

+ Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;

+ Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.

- Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;

+ Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 của Luật thú y;

+ Thực hiện theo quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.

Cách thức thực hiện: không quy định

          Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.

 Số lượng hồ sơ: Không quy định

 Thời hạn giải quyết:

- Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y: 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch,

- Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật thú y hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật; Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y hoặc khi có yêu cầu của chủ hàng:

+ 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch

+ 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch

Phí, lệ phí:

- Phí kiểm dịch: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác Thú y (ban hành kèm theo Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020).

- Các chỉ tiêu kiểm tra: Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

Căn cứ pháp lý:

          - Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

          - Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;

         - Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 

 

 

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Số:................../ĐK-KDĐV

            Kính gửi: ..............……………..................................................................

 

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ................................................................

Địa chỉ giao dịch: ………………………………...…………………...…………

Số Chứng minh nhân dân/số Hộ chiếu/số định danh cá nhânCMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số:……………Ngày cấp…………..Tại……………………….

Điện thoại: …………. Fax: ……….….. Email: ………….……….......................

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

I/ ĐỘNG VẬT:

Loại động vật

Giống

Tuổi

Tính biệt

Mục đích sử dụng

Đực

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

 

 

 

 

 

Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………………………………

Nơi xuất phát: …………………………….…………………………...………….

Tình trạng sức khoẻ động vật: …………………………………..………………..

Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ….………………….

..... theo Quyết định số …/… ngày……/…../..…của ……(1)…. (nếu có).

Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):

1/ ……… Kết quả xét nghiệm số …..…../……. ngày ..…../……/ …...…………

2/ …………… Kết quả xét nghiệm số ……../…. ngày ..…../……/ …...………..

3/ ……… Kết quả xét nghiệm số …..…../……. ngày ..…../……/ …...…………

4/ …… Kết quả xét nghiệm số ….…../………. ngày ..…../……/ …...………….

5/ ……… Kết quả xét nghiệm số ……../……. ngày ..…../……/ …...…………..

Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):

1/ ……...…………….. tiêm phòng ngày …...…./……/ …...……………………

2/ ………….…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...…………………

3/ ………...…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...…………………..

4/ ………………...…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...…………..

5/ …………..…………….. tiêm phòng ngày …..…./……/ …...………………...

II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:

Tên hàng

Quy cách đóng gói

Số lượng

(2)

Khối lượng

(kg)

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

Tổng số (viết bằng chữ): …………………………………….…………………..

Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số …/…… ngày…/….../ ...…. của …(3) ….… (nếu có).

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ………………………………..….………………….

Điện thoại: ………………. Fax: ………………………...……………………….

III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:

Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ………………………….……………………..

Địa chỉ: …….....…………...……………...…………………..………………….

Điện thoại: ………………. Fax: …………………………………………………

Nơi đến (cuối cùng): ……………………………………..……………………….

Phương tiện vận chuyển: ...……………...…………….….………...…………….

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………….… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…....…………………

2/ ……...……… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ……..…...………………..

3/ ……...…………… Số lượng: ……...…… Khối lượng: ….…….....………….

Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ...…………...…………….

Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ...……………...…….…………………..

Các giấy tờ liên quan kèm theo: ...……………...…........………………………...

Địa điểm kiểm dịch: ...………………..………...…….…………………………..

Thời gian kiểm dịch: ...……………...…………….………..…………………….

Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

 

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCHĐỘNG VẬT

Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm.........................

…… vào hồi ….. giờ…... ngày ........./......./ …...….

Vào sổ đăng ký số ........…... ngày…...../ ......./ ….

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đăng ký tại ..............….........................

Ngày ........ tháng .......năm …..….

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

12. Tên thủ tục hành chính: Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

        Trình tự thực hiện:

         a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ cơ sở có nhu cầu cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (tối thiểu trước 01 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn) gửi hồ sơ tới Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

         * Trường hợp cấp; cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận VSTY) hết hạn.

Bước 2: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

          Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật: áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VSTY đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình); tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá giám sát định kỳ; hoặc thực hiện gia hạn tạm thời tối đa 06 tháng Giấy chứng nhận VSTY trên cơ sở xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mà không phải tổ chức đánh giá trực tiếp tại hiện trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan đánh giá. Việc đánh giá trực tiếp sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

           Trường hợp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY:

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY (Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

         b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp; gửi qua: dịch vụ công trực tuyến; gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư điện tử, fax (sau đó nộp hồ sơ bản chính).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

          * Thành phần hồ sơ:

          i) Trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn

          - Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

         - Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu 02 của Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

           ii) Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay  đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

         * Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Thời hạn giải quyết:

         - 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn;

          - 05 ngày làm việc đối với trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở ấp trứng; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở gia công, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; kho bảo quản sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật.

          e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

          - Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu số 06 Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

         - Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm.

         - Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó (Đối với trường hợp Giấy chứng nhận VSTYbị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY).

          h) Phí, lệ phí: có

Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở ấp trứng; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật: 1.000.000 đồng/lần.

Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ; cơ sở thu gom động vật: 450.000 đồng/lần.

         Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

         - Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

         - Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

         k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

         l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú  y;

- Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

- Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mẫu 01

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 
   

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

....., ngày........... tháng.......... năm .........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Kính gửi: (tên Cơ quan Thú y có thẩm quyền cấp, cụ thể: Cục Thú y/Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh)

Cơ sở ......................................; được thành lập ngày:..................................

Trụ sở tại:........................................................................................................

Điện thoại:....................................Fax:............................................................

Giấy đăng ký hộ kinh doanh/Giấy đăng ký kinh doanh số: ...................; ngày cấp:..................... đơn vị cấp:........................................................................ (đối với doanh nghiệp);

         Hoặc Quyết định thành lập đơn vị số.....................ngày cấp...................... ; Cơ quan ban

hành Quyết định.................................................

Lĩnh vực hoạt động:.............................................................

Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:............................................................

           Số lượng công nhân viên:................ (cố định:.....................; thời vụ:......................... )

            Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra)....................... cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.

Lý do cấp/cấp lại:

Cơ sở mới thành lập               ; Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh      ; Giấy chứng nhận ĐKVSTY hết hạn                                ;

Đã được Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận VSTY

 

Xin trân trọng cảm ơn./.

 

 

 

Gửi kèm gồm:

- Bản mô tả tóm tắt về cơ sở (Mẫu số 02).

 

CHỦ CƠ SỞ

(Ký tên & đóng dấu)

 

 

Mẫu 02

 

MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 
   

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

……., ngày…… tháng….. năm……

 

MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở:.........................................................................................................

2. Mã số (nếu có):.................................................................................................

3. Địa chỉ:..............................................................................................................

4. Điện thoại:…………………. Fax: …………… Email:..................................

5. Năm bắt đầu hoạt động:....................................................................................

II. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh/ hoạt động dịch vụ thú y           m2, trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu đầu vào/ tiếp nhận bệnh............................................... m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh/ tiêm phòng, khám chữa bệnh động vật:.................... m2

+ Khu vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật;............................................. m2

+ Khu vực phẫu thuật động vật:................................................................. m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm/ Khu vực lưu giữ động vật................................. m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác........................................................ m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

 

 

Nước máy công cộng

Nước giếng khoan,

nước mặt

Hệ thống xử lý:              Có

Không

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..

4. Hệ thống xử lý chất thải, nước thải

 Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

…………………………………………………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số:  người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp:........................................... người.

+ Lao động gián tiếp:........................................... người.

- Tình trạng sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó.................................... của cơ sở và

………… đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,........................ )

9. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

                                                                                     ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

                                          (Ký tên, đóng dấu)

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu: 06

 

 

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (1)

      CƠ QUAN THÚ Y (2)

 

Số: …… /TY-GCNVSTY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…………., ngày …. tháng …. năm…...

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (2)

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

Căn cứ Quyết định số ……………/QĐ-…………….. ngày …../…../….. của (1)

……………………………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (2)….............................................................................................................. ;

          Căn cứ Báo cáo kết quả kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y số………………ngày

…/…/…… của (3)….................................................................. ;

 

CHỨNG NHẬN

Tên cơ sở: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ cơ sở: …………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………….. Fax:………………………………...........

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/doanh nghiệp số….................................... thay đổi

lần thứ……ngày……………….tại…………… hoặc Quyết định thành lập đơn vị số:...

Lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………...

Cơ sở bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để…………………………………............

Giấy chứng nhận vệ sinh thú y có giá trị đến ngày ……/…../…..

                                                                            THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (2)

                                                                              (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

      1. : Bộ NN & PTNT hoặc Sở NN &PTNT;

(2): Cục Thú y hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh;

(3): Tên Đơn vị chủ trì Đoàn kiểm tra.

 

 

 V. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Tên thủ tục: Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật thành phần hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Chi cục Thủy sản.

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

đ) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

b) Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;

b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN QUẢN LÝ
CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ
TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh….
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..

Tên tôi là:……….. ……………………………… Giới tính:…………..

Ngày tháng năm sinh:……………… ……………. Dân tộc: …………...

Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…………       

Nghề nghiệp:…………………………………………………………… …

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………… …

Số điện thoại liên hệ:……………………………………………… ……..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

Từ nhu cầu và sự tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng với mục tiêu cùng chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, chúng tôi [Tên tổ chức cộng đồng], được thành lập theo Quyết định số ….. ngày…..tháng ….. năm (nếu có), nhận thấy [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] có nguồn lợi thủy sản cần được quản lý và bảo vệ nhằm duy trì sinh kế bền vững cho người dân có hoạt động thủy sản tại đây.

Do đó, các thành viên [Tên tổ chức cộng đồng] đã thảo luận và thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý tại [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với nội dung chính như sau:

1. Quyền quản lý đề nghị được giao [theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản].

2. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao [nêu rõ tên khu vực và tọa độ khu vực (nếu có)].

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..  xem xét, quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho [Tên tổ chức cộng đồng].

Chúng tôi cam kết sẽ quản lý khu vực được giao theo nội dung được công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật./.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm 20….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02.BT

 

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ

VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

__________

Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý gồm các thông tin chủ yếu như sau:

1. Thông tin chung

a) Tổ chức cộng đồng: tên tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên.

b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: vị trí, ranh giới, tọa độ (nếu có), bao gồm sơ đồ vị trí khu vực kèm theo.

2. Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý

(Nêu thông tin về hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản, kinh tế xã hội; khó khăn, thách thức tại khu vực thực hiện đồng quản lý; dự kiến những vấn đề có thể khắc phục khi thực hiện đồng quản lý hoặc thông tin khác (nếu có) để từ đó thấy được sự cần thiết thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực nêu trên)

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý

a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ.

b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

c) Phương án tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản (nếu có).

d) Phương án tổ chức du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản (nếu có).

đ) Phương án tổ chức hoạt động khác (nếu có).

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án

(Nêu chi tiết hoạt động để thực hiện phương án; nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng và các bên liên quan để thực hiện phương án và nội dung khác (nếu có))

 

Mẫu số 03.BT

 

QUY CHẾ

Hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

(Tên tổ chức cộng đồng, nguyên tắc, mục đích hoạt động của tổ chức cộng đồng)

Chương II

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Quy định về đăng ký tham gia tổ chức cộng đồng và chấm dứt tư cách thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình không phải là thành viên tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động thủy sản tại khu vực đồng quản lý (nếu có))

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Ban đại diện của tổ chức cộng đồng

1. Ban đại diện hoặc ban tương đương của tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là Ban đại diện) do thành viên tổ chức cộng đồng bầu, có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức cộng đồng, kết nối giữa cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Người đại diện tổ chức cộng đồng

1. Người đại diện tổ chức cộng đồng là người thuộc Ban đại diện, do thành viên tổ chức cộng đồng bầu.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tuần tra, giám sát

1. Đội tuần tra, giám sát do Ban đại diện phân công, thực hiện tuần tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực được giao quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, lập biên bản và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tự quản

1. Đội tự quản được tổ chức theo nghề khai thác; theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo đơn vị hành chính do các thành viên tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia. Đội thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của tổ chức cộng đồng và phân công của Ban đại diện.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

Điều….: Các đội khác (nếu có)

1. Các đội khác theo nhu cầu của tổ chức cộng đồng.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

(Mỗi ban, đội có người đứng đầu và các thành viên)

Điều….: Nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng: tuyên truyền, tập huấn; tuần tra, kiểm soát; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế xã hội và nhiệm vụ khác (nếu có).

Chương IV

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Bầu cử Ban đại diện, người đại diện của tổ chức cộng đồng.

Điều….: Chế độ họp định kỳ hằng năm hoặc đột xuất của tất cả thành viên tổ chức cộng đồng; chế độ họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban đại diện, Đội tuần tra, giám sát, Đội tự quản và các Đội khác.

Điều….: Tài chính cho hoạt động của tổ chức cộng đồng (quy định về thu, chi và thành lập quỹ cộng đồng (nếu có)).

Điều….: Chia sẻ lợi ích của thành viên trong tổ chức cộng đồng (nếu có).

Điều….: Tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra, kiểm soát tại khu vực thực hiện đồng quản lý.

Điều….: Giải thể tổ chức cộng đồng.

Điều….: Cơ chế khác (nếu có).

Chương V

QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Điều….: Quy định về hoạt động được hoặc không được thực hiện.

Điều….: Quy định cụ thể về: nuôi trồng thủy sản; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản; hoạt động khác của tổ chức cộng đồng (nếu có).

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: …………………………………… …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số …..... .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………. …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……… ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:… …   

- Nghề nghiệp: …………………………............ ………………………

- Chỗ ở hiện tại:…………………...... ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:………………..... ………………………………

 

 

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

ơ

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:....................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:..........................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:......................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2.  Bầu người đại diện của tổ chức cộng đồng.

3. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về:

- Danh sách thành viên tham gia tổ chức cộng đồng.

- Dự thảo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.

- Dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Các vấn đề khác (nếu có).

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

 

ĐẠI DIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 06.BT

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….

__________

 

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

_____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……………………

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ văn bản hiệp thương giữa Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có);

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của ………,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:

1. Người đại diện [tên tổ chức cộng đồng]: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại …………….

2. Công nhận Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Quyết định này.

3. Nội dung khác (nếu có)

Điều 2. Giao quyền quản lý cho [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực [vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao] (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

Phạm vi quyền được giao bao gồm: [ghi cụ thể quyền được giao theo đề nghị của tổ chức cộng đồng và quy định tại Luật Thủy sản].

Nội dung khác (nếu có)

Điều 3.[tên tổ chức cộng đồng] có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản theo đúng nội dung tại  Điều 1, Điều 2 Quyết định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Giao [tên các đơn vị có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng,…] tổ chức thực hiện, theo dõi, hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện nội dung tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này [ghi nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị].

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng]và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 6;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

2. Tên thủ tục: Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;

d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc;

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức cộng đồng.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: …………………………………… …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số …..... .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………. …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……… ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:… …   

- Nghề nghiệp: …………………………............ ………………………

- Chỗ ở hiện tại:…………………...... ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:………………..... ………………………………

 

 

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

___________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:....................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:..........................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:......................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

- Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân).

- Tên người đại diện của tổ chức cộng đồng.

- Phạm vi quyền quản lý được giao.

- Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao.

- Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 07.BT

TÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

VÀ GIAO QUYỀN CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN

ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

_____________

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ……
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……

Tên tôi là:……………………………………… Giới tính:….. ………..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

[Tên tổ chức cộng đồng] được công nhận và giao quyền quản lý thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số....... ngày..................của Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố.

Sau một thời gian hoạt động theo các nội dung được công nhận và giao quyền quản lý, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân);

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng;

3. Phạm vi quyền quản lý được giao;

4. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm)

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/             thị xã/thành phố xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định                        số ................ngày ...........................để [Tên tổ chức cộng đồng] hoạt động được hiệu quả hơn.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm …..

TM. TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 08.BT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….

____________

 

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận

và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH……..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ văn bản hiệp thương giữa Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có);

Căn cứ Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của …….,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại…. như sau: [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng.

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại ……………..

3. Phạm vi quyền quản lý được giao.

4. Vị trí, ranh giới khu vực thực hiện đồng quản lý (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản kèm theo Phụ lục Quyết định này.

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Phụ lục Quyết định này.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những nội dung không quy định tại Điều 1 Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng]và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

3. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra gồm:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;

- Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp câp giấy chứng nhận và cấp lại);

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận).

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân  (đối với trường hợp đề nghị cấp lại);

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.NT

 

TÊN CƠ SỞ

______
 

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________

............, ngày......tháng .....năm……

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

__________

 

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: ........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ..........................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ................

Đề nghị được kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản:

- Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ                            o

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản                  o

- Ương dưỡng giống thuỷ sản                       o

Đăng ký cấp lần đầu: o                      Đăng ký cấp lại: o       

Hồ sơ và tài liệu kèm theo đơn đề nghị này, gồm:

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

 

 

CHỦ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

 

Ghi chú: (*) Gửi Tổng cục Thuỷ sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 02.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________________________

 

 

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT

CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG THỦY SẢN

___________

 

Kính gửi: (*) …………………………….

 

Tên cơ sở: ...........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: ..............................

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email: ...................

Nội dung thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất[1]: ...............................................................................

.............................................................................................................

2. Trang thiết bị[2]: ................................................................................

.............................................................................................................

3. Hồ sơ[3]: ............................................................................................

.............................................................................................................

4. Danh mục các đối tượng sản xuất, ương dưỡng tại cơ sở:................

.............................................................................................................

 

 

….., ngày …. tháng … năm …..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Ghi chú:(*) Gửi Tổng cục Thuỷ sản nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

 

Mẫu số 03.NT

 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________________________

………., ngày .... tháng .... năm  .....

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản

_____________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra: ............................................................................

2. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:..................................... Chức vụ: .........................................

- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................

- Ông/bà: .................................... Chức vụ: .........................................

3. Thông tin cơ sở kiểm tra:

- Tên cơ sở: .........................................................................................

-  Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................

Số điện thoại: …….Số fax: .............. Email: ........................................

- Số giấy đăng ký kinh doanh/Số giấy phép đầu tư/Số quyết định thành lập:        …

Cơ quan cấp:.............................. Ngày cấp: ........................................

- Đại diện của cơ sở:..................... Chức vụ: ........................................

- Mã số cơ sở (nếu có):.........................................................................

4. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: ............................................................................................

-  Số điện thoại:. Số fax: .................. Email: ........................................

5. Đối tượng sản xuất, ương dưỡng:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

 

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

 

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra, hành động và thời gian khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC KHI CÓ THAY ĐỔI VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG

 

 

 

1

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản

 

 

 

a

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

b

Hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp

 

 

 

d

Khu sinh hoạt bảo đảm không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

đ

Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

e

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

2

Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập

 

 

 

3

Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học

 

 

 

4

Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học

 

 

 

a

Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng

 

 

 

b

Giống thủy sản trong quá trình sản xuất

 

 

 

c

Vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải

 

 

 

d

Tiêu huỷ xác động vật thuỷ sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy

 

 

 

đ

Kiểm soát giống thuỷ sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở

 

 

 

e

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

5

Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

6

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

 

 

 

10

Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định

 

 

 

11

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

12

Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

 

 

III. LẤY MẪU (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy(loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

.............................................................................................................

.............................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

         

 

 

Mẫu số 04.NT

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY (*)
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản

_______________

 

 

Số: GTSAABBBB (***)

Tên cơ sở: ...........................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................        

Số điện thoại: ..................... Số fax: ……………..Email:....................

Địa chỉ nơi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản: .......................... ...

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (**)

.............................................................................................................

.............................................................................................................

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

* Tổng cục Thuỷ sản nếu là cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ; cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nếu là cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ngoại trừ giống thuỷ sản bố mẹ).

** Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

Ghi cụ thể từng trường hợp

- Sản xuất giống thuỷ sản bố mẹ (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học);

- Ương dưỡng giống thuỷ sản (ghi rõ đối tượng, kèm theo tên khoa học).

*** Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: GTSAABBBB

+ “GTS” thể hiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

+ “AA”  gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

Thành phố Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hưng Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố Cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

 

 

4. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; địa chỉ: Đường nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm PVHCC của tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm PVHCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

e) Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

- Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuấtthức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.

g) Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng.Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận và trường hợp cấp lại);

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (đối với trường hợp Giấy chứng nhận).

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

d) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất (đối với trường hợp đề nghị cấp lại).

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 03 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản (Thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với cơ sở sản xuất): 5.700.000 đồng/lần (chưa bao gồm chi phí đi lại của đoàn đánh giá. Chi phí đi lại do tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định chi trả theo thực tế, phù hợp với quy định)

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 112/2021/TT-BTC ngày 15/12/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực quản lý nuôi trồng thủy sản.

 

Mẫu số 11.NT

 

TÊN CƠ SỞ

_______

Số: ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

___________

 

Kính gửi:  ………………………………

 

1. Tên cơ sở:........................................................................................

- Địa chỉ:..............................................................................................

- Số điện thoại:............. Số Fax:............... E-mail:...............................

2. Lĩnh vực công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp                                        o

- Thức ăn bổ sung                                         o

- Nguyên liệu                                                o

- Sản phẩm khác                                           o

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học                                              o

- Hóa chất xử lý môi trường                                   o     

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …                     o     

- Nguyên liệu                                                          o

3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:

.............................................................................................................

4. Đăng ký cấp lần đầu: o              Đăng ký cấp lại: o 

Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

 

……, ngày  …. tháng…..  năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 12.NT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

 sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

số ……ngày ….tháng …..năm…..)

_________

1. Tên cơ sở:

- Địa chỉ sản xuất:

- Số điện thoại:............. …. Số fax:.......... ……..E-mail:.....................

2. Sản phẩm dự kiến sản xuất:

3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)

 

- Thực hành sản xuất tốt (GMP)

o

Không o

- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

o

Không o

- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000)

o

Không o

- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001)

o

Không o

- Hệ thống khác: ............................................

o

Không o

4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản

a) Địa điểm sản xuất:

b) Nhà xưởng, trang thiết bị

c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất:

d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học:

đ) Nhân viên kỹ thuật:

e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm:

g) Danh sách sản phẩm kèm theo:

 

.....,ngày ....... tháng ....... năm 20....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 13.NT

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN KIỂM TRA
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản/

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số:............../BB-ĐKSX

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ......................................................

2.Tên cơ sở kiểm tra: ..........................................................................

-  Địa chỉ: ............................................................................................

-  Số điện thoại:............ Số Fax: ................ Email: .............................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:…………………………

Tên cơ quan cấp:........................ Ngày cấp: ........................................

- Người đại diện của cơ sở: …………….Chức vụ:……..

- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn: ...............................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: ............................................................................................

-  Điện thoại:.... Số Fax:................... Email: ........................................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Ông/bà:..................................... Chức vụ: .........................................

- Ông/bà:..................................... Chức vụ: .........................................

5. Sản phẩm sản xuất:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

STT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không đạt

I

KIỂM TRA LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

 

 

 

1.

Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại

 

 

 

2.

Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài

 

 

 

3.

Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm

 

 

 

a

Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm

 

 

 

b

Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

c

Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp

 

 

 

d

Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

đ

Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất

 

 

 

e

Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật

 

 

 

4

Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất

 

 

 

5

Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học

 

 

 

a

Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất

 

 

 

b

Kiểm soát nguyên liệu

 

 

 

c

Kiểm soát bao bì

 

 

 

d

Kiểm soát thành phẩm

 

 

 

đ

Kiểm soát quá trình sản xuất

 

 

 

e

Kiểm soát tái chế

 

 

 

g

Lưu mẫu thành phẩm

 

 

 

h

Kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị

 

 

 

i

Kiểm soát động vật gây hại

 

 

 

k

Vệ sinh nhà xưởng

 

 

 

l

Thu gom và xử lý chất thải

 

 

 

6

Nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

 

 

 

II

KIỂM TRA DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU

 

 

 

7

Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 5, I; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc

 

 

 

8

Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định

 

 

 

9

Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

 

 

 

10

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản

 

 

 

11

Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường

 

 

 

12

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 

 

 

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

 

 

 

Số chỉ tiêu đạt/không đạt

 

 

 

 

III. LẤY MẪU

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

.............................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích (Biên bản lấy mẫu kèm theo):

.............................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

.............................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:

.............................................................................................................

.............................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA                     (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 14.NT

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CẤP GIẤY
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Thức ăn thủy sản,sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Số: TSAABBBB(2)

___________

Tên cơ sở: .....................................................................................

Địa chỉ trụ sở:...............................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:........................

Địa chỉ sản xuất:...........................................................................

Số điện thoại: …………………………… Số Fax:........................

 

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản,

sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với(1):

......................................................................................................

Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện: Không thời hạn

 

 

……., ngày …. tháng …. năm....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ điều kiện sản xuất theo từng nhóm sản phẩm:

Thức ăn thủy sản

- Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn bổ sung (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu)

- Sản phẩm khác: Atermia,…

Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

- Chế phẩm sinh học (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hóa chất xử lý môi trường (ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Hỗn hợp khoáng, vitamin, …(ghi cụ thể dạng sản phẩm)

- Nguyên liệu (ghi cụ thể nhóm, loại nguyên liệu).

(2) Quy định cấp số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

- Mỗi số chỉ cấp duy nhất cho một cơ sở và cấp liên tiếp, lần lượt.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được thu hồi, số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất không sử dụng để cấp cho cơ sở khác. Chỉ cấp lại cho cơ sở trước đó đã được cấp khi đủ điều kiện.

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất có cấu trúc như sau: TSAABBBB

+ “TS” thể hiện nhóm sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ “AA” gồm 2 chữ số la tinh thể hiện mã của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, cụ thể như sau:

++ Tổng cục Thủy sản có mã số 00

++ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mã như sau:

 

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

STT

Tên đơn vị hành chính

Mã số

1

Thành phố Hà Nội

01

33

Tỉnh Quảng Nam

49

2

Tỉnh Hà Giang

02

34

Tỉnh Quảng Ngãi

51

3

Tỉnh Cao Bằng

04

35

Tỉnh Bình Định

52

4

Tỉnh Bắc Kạn

06

36

Tỉnh Phú Yên

54

5

Tỉnh Tuyên Quang

08

37

Tỉnh Khánh Hoà

56

6

Tỉnh Lào Cai

10

38

Tỉnh Ninh Thuận

58

7

Tỉnh Điện Biên

11

39

Tỉnh Bình Thuận

60

8

Tỉnh Lai Châu

12

40

Tỉnh Kon Tum

62

9

Tỉnh Sơn La

14

41

Tỉnh Gia Lai

64

10

Tỉnh Yên Bái

15

42

Tỉnh Đắk Lắk

66

11

Tỉnh Hoà Bình

17

43

Tỉnh Đắk Nông

67

12

Tỉnh Thái Nguyên

19

44

Tỉnh Lâm Đồng

68

13

Tỉnh Lạng Sơn

20

45

Tỉnh Bình Phước

70

14

Tỉnh Quảng Ninh

22

46

Tỉnh Tây Ninh

72

15

Tỉnh Bắc Giang

24

47

Tỉnh Bình Dương

74

16

Tỉnh Phú Thọ

25

48

Tỉnh Đồng Nai

75

17

Tỉnh Vĩnh Phúc

26

49

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

77

18

Tỉnh Bắc Ninh

27

50

TP. Hồ Chí Minh

79

19

Tỉnh Hải Dương

30

51

Tỉnh Long An

80

20

Thành phố Hải Phòng

31

52

Tỉnh Tiền Giang

82

21

Tỉnh Hung Yên

33

53

Tỉnh Bến Tre

83

22

Tỉnh Thái Bình

34

54

Tỉnh Trà Vinh

84

23

Tỉnh Hà Nam

35

55

Tỉnh Vĩnh Long

86

24

Tỉnh Nam Định

36

56

Tỉnh Đồng Tháp

87

25

Tỉnh Ninh Bình

37

57

Tỉnh An Giang

89

26

Tỉnh Thanh Hoá

38

58

Tỉnh Kiên Giang

91

27

Tỉnh Nghệ An

40

59

Thành phố cần Thơ

92

28

Tỉnh Hà Tĩnh

42

60

Tỉnh Hậu Giang

93

29

Tỉnh Quảng Bình

44

61

Tỉnh Sóc Trăng

94

30

Tỉnh Quảng Trị

45

62

Tỉnh Bạc Liêu

95

31

Tỉnh Thừa Thiên Huế

46

63

Tỉnh Cà Mau

96

32

Thành phố Đà Nẵng

48

 

 

 

+ “BBBB” gồm 4 chữ số từ 0001 đến 9999, là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

 

5. Tên thủ tục: Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06  hải lý)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm HCC của tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm HCC sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm HCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Trình tự cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

- Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày đối với trường hợp cấp mới; 15 ngày đối với trường hợp cấp lại.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 29.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép: …............................... …….

Đại diện (nếu là tổ chức): ........................................................ ……….

2. Số chứng minh thư nhân dân: ………; Cấp ngày: ……; Nơi cấp: ………        

3. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ……………………   

4. Điện thoại……… ……..; Số Fax………………..; Email…………………...

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): ......

6. Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………...

7. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: …………………………… …………..

8. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ..….... (ha/m2);

9. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): …; Tổng sản lượng (tấn/năm): ….………

10. Thông tin khác: …..…………………………………………………...……

Đề nghị …………… (tên cơ quan cấp phép) ……… cấp/cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức/cá nhân ………........................... ………….

Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại):.......................

 

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

 

 

 

Mẫu số 30.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________

 

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

__________

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1. Giới thiệu về chủ đầu tư

2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

3. Cơ sở pháp lý

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Vị trí địa lý (địa điểm, các nguyên tắc lựa chọn địa điểm,...)

2. Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường

3. Hiện trạng nơi sản xuất

4. Nhận xét chung

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Quy mô đầu tư dự án

2. Hạng mục công trình – thiết bị

3. Thời gian thực hiện dự án                                    

CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1. Nội dung tổng mức đầu tư

2. Vốn cố định

3. Vốn lưu động

4. Nguồn vốn đầu tư dự án (phân bổ, phương án hoàn vốn và chi phí lãi vay,...)

CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

2. Tính toán chi phí của dự án

3. Doanh thu từ dự án

4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN

 

............., ngày.........tháng....... năm......

CHỦ DỰ ÁN

 

Mẫu số 31.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

GIẤY PHÉP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN

…………(tên Cơ quan cấp phép)………

 

1. Tên tổ chức/cá nhân nuôi trồng thủy sản: ……….………………………………

2. Mã số cơ sở (nếu có): ……………………………………………………………

3. Địa chỉ/vị trí khu vực biển để nuôi trồng thủy sản: ……………………………..

4. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ................. …….....

5. Điện thoại người đại diện: ……………………; số Fax: ………….….………..

6. Đối tượng nuôi trồng: ………………………..…………...…………………….

7. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: ……............ (ha/m2);

8. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ): ......; tổng sản lượng (tấn/năm): ..……..……

9. Thông tin khác: ………..……………………………………………………….

Tổ chức/cá nhân ………………………………….…… được phép nuôi trồng thủy sản, tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật có liên quan.

Số cấp: AA/20…/BB/GP-NTTS

Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày …... tháng …... năm …….

(*) và thay thế Giấy phép số: ……………. cấp ngày …. tháng ….. năm ….

 

……., ngày …… tháng …… năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

AA: Số thứ tự của Giấy phép

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy phép được cấp lại.

   
 

6. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm HCC của tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm HCC sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm HCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

c) Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 23.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

________

 

Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)

 

1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản:........................................................

.............................................................................................. …..…….

.............................................................................................. …..…….

2. Địa chỉ của cơ sở: ...................................................................................;

Điện thoại….……….; Số fax………………...; Email…………………

3. Địa điểm nuôi trồng: ......................................................... …..…….

4. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ………………………… ……….......

5. Số lượng ao/bể/lồng: .......................................... ...................................

6. Tổng diện tích cơ sở: .......................................... ....................................

7. Tổng diện tích mặt nước/thể tích lồng nuôi trồng: ......................... ........

Đề nghị: … (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) ….  cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 24.NT

 

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

………., ngày  … tháng  … năm  .....

 

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

_____________

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ kiểm tra, ngày kiểm tra: ...................................................

2. Tên cơ sở kiểm tra: ........................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................

- Điện thoại:................... Số Fax: ................... Email: ........................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập (nếu có): ……………………………………………………………………

- Tên cơ quan cấp: ……......……………..Ngày cấp: ...........................

- Người đại diện của cơ sở: ……………………. Chức vụ: …………...

- Mã số cơ sở (nếu có):.........................................................................

3. Địa điểm kiểm tra:

-  Địa chỉ: ............................................................................................

-  Điện thoại:.................. Số Fax: ................... Email: ........................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ............... Chức vụ: .........................

.............................................................................................................

5. Đối tượng nuôi: .........................; diện tích/thể tích lồng nuôi: .......; hình thức nuôi:  ................................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

 

Phần I

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO (ĐẦM/HẦM), BỂ

 

TT

Nhóm chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả

kiểm tra

Diễn giải kết quả kiểm tra; hành động khắc phục lỗi

 

Đạt

Không

 

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

 

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

 

 

 

 

3

Sử dụng con giống

 

 

 

 

4

Sử dụng thức ăn

 

 

 

 

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

 

 

 

 

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

 

 

 

 

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

 

 

 

 

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

11

Bờ ao (đầm/hầm), bể

 

 

 

 

12

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

 

 

 

 

13

Nơi chứa, xử lý rác thải, thủy sản chết

 

 

 

 

C

TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ NUÔI THÂM CANH, BÁN THÂM CANH: ngoài đáp ứng các quy định ở trên phải đáp ứng các yêu cầu sau

 

14

Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải

 

 

 

 

15

Nơi chứa bùn thải

 

 

 

 

16

Biển cảnh báo, chỉ dẫn từng khu của cơ sở

 

 

 

 

17

Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực (áp dụng với đối tượng phải đăng ký)

 

 

 

 

 

Phần II

BIỂU MẪU KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG LỒNG BÈ, ĐĂNG QUẦNG (SAU ĐÂY GỌI LÀ LỒNG BÈ)

 

 

TT

Nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả

 đánh giá

Diễn giải kết quả kiểm tra;

hành động khắc phục lỗi

Đạt

Không

 

 

A

ĐIỀU KIỆN CHUNG

1

Địa điểm của cơ sở nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

2

Hồ sơ gồm nhật ký ao nuôi, hóa đơn hoặc phiếu mua vật tư; thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu 24 tháng kể từ ngày thu hoạch thủy sản nuôi

 

 

 

 

3

Sử dụng con giống

 

 

 

 

4

Sử dụng thức ăn

 

 

 

 

5

Sử dụng sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

6

Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

 

 

 

 

7

Đáp ứng quy định của pháp luật về thú y

 

 

 

 

8

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động

 

 

 

 

9

Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

 

 

 

 

B

ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10

Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

11

Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng

 

 

 

 

12

Hệ thống phao tiêu, đèn tín hiệu, biển cảnh báo

 

 

 

 

13

Khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu

 

 

 

 

14

Dụng cụ chứa, xử lý rác thải, chất thải, thủy sản chết

 

 

 

 

15

Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè

 

 

 

 

III. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2. Đề xuất kết quả đánh giá:

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

IV. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

 

 

……, ngày ... tháng ... năm  .....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có)

……, ngày ... tháng ... năm  .....

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 25.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________
 

GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

…… (tên Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnhcấp) ……

__________

 

1. Tên (người đại diện) cơ sở nuôi trồng thủy sản: ..................... ……….

2. Địa chỉ của cơ sở: .........................................................................................

3. Điện thoại………...…..; Số Fax…………………; Email………………..

4. Địa điểm nuôi: ........................................................................ ....…….

Đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:

- Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………………….......

- Số lượng ao (đầm/hầm)/bể/lồng: ..................................................................

- Tổng diện tích cơ sở: ………….…………………………………………..

- Diện tích mặt nước nuôi: …...........................................................................

 

Số cấp: AA/20.../BB/CN-NTTS

Có hiệu lực đến ngày        tháng          năm     

(*) và thay thế Giấy chứng nhận số: ……. Cấp ngày          tháng           năm

 

……., ngày ... tháng ... năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

 

 

 

AA: Số thứ tự của cơ sở được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện.

BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại.

 

 

7. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm HCC của tỉnh;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm HCC sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm HCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III  ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

đ) Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

b) Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:

- Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

- Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 26.NT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/

ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).

1. Họ tên chủ cơ sở: .................................................................... …….

2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp: ……………………..

3. Địa chỉ của cơ sở: .................. ..........................................................

4. Điện thoại……….….. ; Số Fax…………….; Email………………….

5. Tổng diện tích của cơ sở (ha): ………………………………………

6. Diện tích/thể tích nuôi trồng thủy sản (ha/m3): ..……………………       

7. Hình thức nuôi[4]:...............................................................................

Đề nghị .....  ............(tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …… xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:

 

TT

Ao/bể/lồng nuôi[5]

Đối tượng              thủy sản nuôi

Địa chỉ ao/bể/               lồng nuôi[6]

Diện tích ao/bể/

lồng nuôi (m2/m3)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai.

 

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 27.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC

____________

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận đăng ký)

 

1. Họ tên chủ cơ sở: ................................................................ ……….

2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp: ……………………..

3. Địa chỉ của cơ sở: ......................................... .........................................

4. Điện thoại……….……….; Số Fax…………….; Email…………… …

5. Đối tượng thủy sản nuôi: …………….………..… ………………….

6. Tổng diện tích của cơ sở (ha): …… ……………………………………

7. Tổng diện tích/thể tích nuôi (ha/m3): ..…… …………………………

8. Hình thức nuôi[7]:.............................................. ........................................

9. Lý do đề nghị xác nhận lại:

a) Bị mất, rách: ….

b) Thay đổi chủ cơ sở nuôi; diện tích ao nuôi; đối tượng nuôi; mục đích sử dụng: ….. (Điền thông tin theo bảng ở dưới).

Đề nghị …… (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …… xác nhận đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:

TT

Mã số nhận diện ao/bể nuôi đã được cấp

Địa chỉ ao/bể nuôi[8]

Thay đổi đối tượng nuôi

Thay đổi mục đích sử dụng

Thay đổi diện tích ao nuôi (m2)

Thay đổi chủ cơ sở

Mới

Mới

Mới

Mới

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Mẫu số 28.NT

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.......
…… (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …….

__________

Căn cứ Quyết định.....chức năng nhiệm vụ.....;

Căn cứ Nghị định số ……../2019/NĐ-CP ngày ..tháng…năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Thủ trưởng ….. (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)……

 

GIẤY XÁC NHẬN

(Lần: ……, ngày … tháng … năm ….)

 

Số: ............/20...

Họ, tên chủ cơ sở: ..........................................................................................

Số căn cước công dân/CMTND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ................... do ............., cấp ngày.......................

Địa chỉ cơ sở:....................................... .........................................................

Số điện thoại:................................. Số Fax:...................................................

Email (nếu có):........................................ ......................................................

Mã số cơ sở nuôi (AA-BB-CCCCCC) có mã số nhận diện từng ao/bể/lồng nuôi như sau:

TT

Mã số nhận diện ao/bể/

lồng nuôi[9]

Ao/bể/lồng nuôi[10]

Diện tích ao/bể/

lồng nuôi (m2)

Địa chỉ ao/bể/

lồng nuôi[11]

1

AA-BB-CCCCCC-DDDD

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Trong đó:

AAlà mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam;

BBlà mã số đối tượng nuôi: đối tượng nuôi lồng bè là 00; cá tra là 01; tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) là 02;

CCCCCC là số thứ tự cơ sở nuôi được cấp từ 000001 đến 999999;

DDDD  số thứ tự ao/bể/lồng bè của cơ sở nuôi, được cấp theo thứ tự từ 0001 đến 9999.Mỗi ao/bể/lồng bè nuôi có duy nhất một mã số.

 

 Nơi nhận:

-

-

................, ngày........tháng........năm.......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

8. Tên thủ tục: Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản (nếu cần) và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 34.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ tự nhiên đối với trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

c) Tài liệu chứng minh cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật trong trường hợp sử dụng cá thể có nguồn gốc từ sau xử lý tịch thu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

d) Tài liệu nhập khẩu mẫu vật đối với trường hợp sử dụng mẫu vật có nguồn gốc từ nhập khẩu để nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo;

đ) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theoMẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

b) Sổ theo dõi quá trình nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Mẫu số 33.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 32.NT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm

từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên

__________

 

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: .............................................. ……….

Đại diện (nếu là tổ chức): ........................................................ ……….

2. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ..........................

3. Điện thoại…………… Fax………………..; Email………………...

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): ......

5. Mã số trại nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu có):…     …

6. Địa điểm kiểm tra xác nhận nguồn gốc:............................... ……….

Đề nghị xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên, cụ thể:

7. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản:

 

Tên, mã số trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi

(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

 

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

8. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Số văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm số:…. ngày … tháng …. năm do Tổng cục Thủy sản cấp.

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[12]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[13]/

khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[14]

 

Ghi

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác: (nếu có) …..…………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Hồ sơ gửi kèm:

 

Mẫu số 33.NT

 

SỔ THEO DÕI NUÔI SINH TRƯỞNG, SINH SẢN,

TRỒNG CẤY NHÂN TẠO LOÀI THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ,HIẾM

__________

 

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: …………………………………………................................. ……………………………….

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi): ……...………............................................................................. …………...……………….

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:.......................................................................................... ................................................

4. Tên khoa học của loài nuôi: .................................................................................................. ..................................................

5. Hình thức nuôi: Nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo

6. Mã số cơ sở nuôi: …………………………………………………………………… ………………………………………

7. Thông tin nuôi sinh trưởng (áp dụng đối với trường hợp nuôi sinh trưởng)

 

Ngày

Tổng số cá thể nuôi

Số luợng con giống

Số lượng cá thể nuôi thương phẩm

Nhập cơ sở

(mua, sinh sản ...vv)

Xuất cơ sở

(bán, cho tặng, chết...)

Ghi chú

Xác nhận của Cơ quan quản lý  thủy sản

Tổng

Đực

Cái

Không

xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

1

2=3+4+5

3=7+10-13

4=8+11-14

5=6+9+12-15

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Số liệu tại sổ cơ sở nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng. 

- Cột 17, cán bộ của Cơ quan cấp mã số ký xác nhận khi kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã.

8. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ trứng).

TT

Ngày (lấy trứng khỏi tổ/ ấp trứng/ con non nở, chết...)

Số cá thể bố mẹ

Số lượng trứng

Số lượng trứng được đưa vào ấp

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con nontách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận của cơ quan quản lý thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

5

6

7

8

9=7-8

10

11

12=10-11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

- Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc đợt sinh sản của động vật.

- Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.

9. Thông tin nuôi sinh sản (áp dụng đối với trường hợp động vật sinh sản bằng hình thức đẻ con)

 

TT

Ngày (đẻ, chết ...)

Số cá thể bố mẹ

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con nontách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận

của cơ quan

quản lý thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

7

8

9=7-8

10

11

12=10-11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

- Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng. 

- Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành. 

10. Thông tin trồng cấy nhân tạo (áp dụng đối với trường hợp trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm)

Ngày

Số lượng cây/con giống

Số lượng cây/con trong bình vô trùng

Số lượng cây/con

 còn non

Số cây/con trưởng thành

Bổ sung

(mua hoặc

các cách khác)

Chuyển giao

(bán hoặc các cách khác)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Số lượng cây/con giống: Ghi rõ số lượng cây/con giống ban đầu và nguồn gốc số cây giống đó.

Số lượng cây/con trong bình nghiệm: Ghi chép số lượng cây cấy mô nhân giống trong bình vô trùng.

Cây non: Ghi chép số lượng cây/con được đưa ra nuôi trồng. Để có được con số này, ta có thể lấy tổng số cây/con được lấy ra từ bình vô trùng nuôi trồng thành công trong 1 tháng đầu.

Cây/con trưởng thành: Ghi chép số lượng cây/con sống được trong 6 tháng đầu và tiếp tục được nuôi lớn cho đến khi ra sản phẩm xuất bán hoặc tiếp tục một chu kỳ tiếp theo.

Bổ sung: Cột này được sử dụng để ghi chép số cây/con có được do mua từ các cơ sở khác, nhập khẩu. Ngày tiến hành bổ sung số cây/con cũng phải được ghi chép. Cây/con nhập khẩu phải ghi chú nước xuất xứ và số giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu ở cột ghi chú.

Chuyển giao: Cột này được dùng để ghi chép số cây/con xuất khẩu hay bán đi. Cũng cần ghi chép lại ngày những cây/con đó được xuất khẩu hoặc bán đi. Khi xuất khẩu hoặc bán cho các cơ sở nuôi trồng khác thì ghi lại số giấy phép CITES xuất khẩu/giấy phép vận chuyển đặc biệt nếu có ở cột ghi chú.

Ghi chú: Sử dụng cột này để ghi chép những chi tiết về việc khai thác cây/con giống tự nhiên, bổ sung hoặc chuyển giao (ví dụ số giấy phép khai thác, số giấy phép vận chuyển, điểm đến của lô hàng được bán hay xuất khẩu, nguồn thực vật được bổ sung vào cơ sở, …..)

Phải ghi chép vào sổ khi:

(1) bổ sung thêm vào cơ sở trồng cấy nhân tạo

(2) cây/con được trồng cấy nhân tạo tại cơ sở bị chết hoặc bán đi; và

(3) chuyển cây/con một hạng tuổi sang hạng tuổi khác hoặc giai đoạn này sang giai đoạn khác (ví dụ chuyển cây từ bình vô trùng sang cây non)

Ghi chú:Dành cho chủ cơ sở trồng cấy nhân tạo, Cơ quan cấp chứng nhận cơ sở cần lưu để theo dõi sau mỗi lần kiểm tra.

 

Mẫu số 34.NT

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

________

Số:       /XNNG-CCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước

về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,

loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản

__________

 

Kính gửi: (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận).

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số       /2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Sau khi xem xét hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế,………… (Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) xác nhận cho:

Tổ chức/cá nhân: .................................................................................

Đại diện (nếu là tổ chức): ............................................................ …….

Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ..............................

Điện thoại……………….. Fax….......……………..; Email……………………

Đã nuôi sinh trưởng/nuôi sinh sản/trồng cấy nhân tạo thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cụ thể:

 

Tên trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi

(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

9. Tên thủ tục: Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trình tự xác nhận nguồn gốc:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

đ) Trình tự xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực: trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 35.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp Giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản; Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu; Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.

b) Hồ sơ đề nghị xác nhận mẫu vật loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ tự nhiên trước thời điểm quy định cấm khai thác có hiệu lực, bao gồm: Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; tài liệu chứng minh nguồn gốc mẫu vật khai thác từ tự nhiên có xác nhận của Tổ chức quản lý cảng cá hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại thời điểm khai thác; hợp đồng mua, bán, cho, tặng có công chứng tại thời điểm mua, bán, cho, tặng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là người trực tiếp khai thác.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (đối với xác nhận nguồn gốc); 07 ngày làm việc (đối với xác nhận mẫu vật).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nguồn gốc.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theoMẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm

từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên

__________

Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận).

 

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: .............................................. ……….

Đại diện (nếu là tổ chức): ........................................................ ……….

2. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ..........................

3. Điện thoại…………… Fax………………..; Email………………...

4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có): ......

5. Mã số trại nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu có):…     …

6. Địa điểm kiểm tra xác nhận nguồn gốc:............................... ……….

Đề nghị xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng thủy sản/khai thác từ tự nhiên, cụ thể:

7. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản:

 

Tên, mã số trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo

Tên loài nuôi

(tên thông thường)

Tên khoa học

Thời gian nuôi

 

Kích thước trung bình

Số lượng/khối lượng của loài được xác nhận

Ký hiệu đánh dấu theo cá thể (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

8. Áp dụng đối với trường hợp xác nhận nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Số văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm số:…. ngày … tháng …. năm do Tổng cục Thủy sản cấp.

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[15]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[16]/

khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[17]

 

Ghi

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác: (nếu có) …..…………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Mẫu số 35.NT

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TÊN ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

________

Số:       /XNNG-CCTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________________

……., ngày…… tháng….. năm……

GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC

Loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế

về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp,

quý hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

___________

Kính gửi: (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị xác nhận).

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số       /2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Sau khi xem xét hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế, …………(Tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) xác nhận cho:

Tổ chức/cá nhân: .................................................................................

Đại diện (nếu là tổ chức): ....................................................................

Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức): ..............................

Điện thoại……………….. Fax………….......……..; Email………………

Đã khai thác từ tự nhiên loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo Văn bản chấp thuận số: …… có thời hạn từ ngày….. đến ngày…., cụ thể:

Tên loài được phép khai thác
(tên thông thường)

Tên khoa học

Tên tàu/số đăng ký,

(Nghề khai thác)[18]

(Nếu sử dụng tàu cá)

Vùng[19]/ khu vực khai thác

 

 

Ngày khai thác

 

Số lượng hoặc khối lượng của loài được xác nhận nguồn gốc (con hoặc kg)

Tổng số lượng hoặc khối lượng được phép khai thác (con hoặc kg)

Số lượng hoặc khối lượng lũy kế tại thời điểm xác nhận (con hoặc kg)[20]

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

10. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại rung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại rung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngàylàm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lạiGiấy phép khai thác thuỷ sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bảnnêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;

- Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:

- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:06 ngàylàm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác thuỷ sản.

Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Lệ phí cấp mới 40.000đồng/lần; lệ phí cấp lại 20.000 đồng/lần.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

a) Luật Thủy sản năm 2017;

b) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Thông tư số 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.

 

 

Mẫu số 02.KT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

________________________________________

............, ngày .......tháng........năm ......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

___________

 

Kính gửi:..............................

 

Họ, tên chủ tàu ..............................................Điện thoại: .................................

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Mã số định danh cá nhân: ............

Nơi thường trú: .................................................................... .......................

Đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản với nội dung như sau: 

Tên tàu: ...................................................; Loại tàu............... .......................

Số đăng ký tàu: ......................................................................... ...................

 

Ngư trường hoạt động................................................................ ................

Cảng cá đăng ký cập tàu: .............................................................. ..........

Nghề khai thác chính: ............................Nghề phụ: ........................ .......... 

Tôi/chúng tôi xin cam đoan sử dụng tàu để đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản/hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

Mẫu số 03.KT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

............, ngày........tháng.........năm…......

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC THUỶ SẢN

_________

 

Kính gửi:........................

 

Tên chủ tàu:...................................................Điện thoại:................................

Nơi thường trú: ..................... ..........................................................................

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân:.................................................

Tôi đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản số:............./20.../AA-GPKTTS; cấp ngày....... tháng ..... năm .....; hết thời hạn ngày ....... tháng ...... năm ........

Đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản với lý do (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại và  gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh sự thay đổi thông tin):

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp lại Giấy phép khai thác thuỷ sản để tôi tiếp tục hoạt động khai thác thủy sản.

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thuỷ sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép và chấp hành đúng các quy định của pháp luật./.

 

 

 

 NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẤY PHÉP

KHAI THÁC THỦY SẢN

 

Số: . . . . . . ./20/AA(*)-GPKTTS

 

Tên tàu (nếu có): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Số đăng ký: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

CƠ QUAN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP

CƠ QUAN CẤP PHÉP

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

GIẤY PHÉP KHAI THÁC THỦY SẢN

Số:……./20../AA(*)-GPKTTS

________

 

 

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Nghị định số …….ngày…tháng….năm …

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP

 

Tên chủ tàu:.........................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................

Điện thoại (nếu có): .............................................................................

Số đăng ký tàu cá: ..............................................................................

Cảng cá đăng ký cập tàu:.....................................................................

Sản lượng được phép khai thác:............................... tấn/năm (nếu có).

Được phép đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản/hậu cần đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản(**):

Nghề chính:……Vùng hoạt động:…............................................. ..….

Nghề phụ 1:……Vùng hoạt động:…............................................... ….

Nghề phụ 2:……Vùng hoạt động:….................................................. .

Thời hạn của Giấy phép đến hết ngày ....... tháng ........ năm ..............

 

 

.........., ngày …. tháng …. năm …

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(*) Là 2 chữ cái đầu của tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

11. Tên thủ tục: Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại  Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại  Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở;trường hợp kiểm tra, đánh giá tại cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônđể tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở;

đ) Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ cấpGiấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

b) Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:Đơn đề nghịcấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a)  Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

 

Mẫu số 01.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do  - Hạnh phúc

_______________________________________

................, ngày....... tháng...... năm........

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ

ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU CÁ

____________

 

Kính gửi:………………………….

 

Họ tên người đề nghị:...................................................... .....................

Thường trú tại: ....................................................... .............................

Số CMND/thẻ căn cước công dân/ mã số định danh cá nhân:...................

Đề nghị ………………………………………………………kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ ........... có chiều dài lớn nhất từ .................................................................... ....  được nêu dưới đây:

1. Tên cơ sở:.............................................................. ..........................

2. Địa chỉ:................................................................... .........................

3. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: .............. ........................

4. Điện thoại: .....................Fax:................ Email:...............................

5. Hồ sơ gửi kèm, gồm:

. ..................................................................................................................

..... ..............................................................................................................

Chúng tôi/tôi cam kết chấp hành các quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá và vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

 

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

Mẫu số 02.TC

TÊN CƠ SỞ

_______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

..............., ngày......tháng...........năm......

 

 

THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ ĐÓNG MỚI,

CẢI HOÁNTÀU CÁ

__________

 

1. Thông tin chung về cơ sở:

Tên, địa chỉ (bao gồm văn phòng và địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá), giấy phép kinh doanh, lịch sử, sơ đồ tổ chức, các đơn vị trực thuộc, giới thiệu về các sản phẩm được sản xuất.

2. Cơ sở vật chất, đội ngũ lao động:

a) Mô tả cơ sở vật chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở chế tạo, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra);

b) Danh sách các nhân viên kỹ thuật, cán bộ giám sát và người lao động (trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo đã tham gia, các chứng chỉ đã được cấp).

3. Phương án sản xuất, kinh doanh:

a) Đối tượng tàu cá đóng mới, cải hoán cơ sở đăng ký thực hiện và cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu thi công của cơ sở.

b) Số lượng tàu cá cơ sở có khả năng đóng mới, cải hoán, sửa chữa hàng năm.

c) Kế hoạch chất lượng trong triển khai đóng mới, cải hoán cho một sản phẩm và nhiều sản phẩm đồng thời.

d) Các công việc dự kiến do nhà thầu phụ thực hiện và danh sách các nhà thầu phụ.

4. Thông tin khác:

5. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

 

......, ngày ...  tháng ....  năm....

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________________

............,  ngày........tháng.........năm…......

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI,

 CẢI HOÁN TÀU CÁ

___________

 

Kính gửi:……..............………

 

Họ tên:............................. ....................................................................

Thường trú tại: .......................................... ..........................................

Số CMND/thẻ căn cước công dân:..................... ..................................

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán đã được cấp mang số:........................ được cấp  ngày...............tháng.............năm................;

Giấy chứng nhận nêu trên đã bị (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại).

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

Đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán.

Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận được cấp lại và các quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật tàu cá và vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành./.

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 04.TC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÓNG MỚI,  CẢI HOÁN TÀU CÁ

___________

 

 

GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ........….

 

 

CHỨNG NHẬN:

 

Tên cơ sở: ....................................................... ........................................

Địa chỉ: ............................................................ .......................................

Điện thoại: ........................................................... ...................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư: . .............

Đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ ........... có chiều dài lớn nhất từ ............................. theo quy định.

 

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

 

Số:        /GCN

(Đã cấp lần 1 ngày: ……

Cấp lần 2 ngày: ……)

 

12. Tên thủ tục: Cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung; nếu đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm HCC sẽ chuyển về Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh.

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có) :Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai theo Mẫu số 05.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 05.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do  - Hạnh phúc

_________________________________

................, ngày....... tháng...... năm........

 

TỜ KHAI CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN ĐÓNG MỚI/CẢI HOÁN/

THUÊ/MUATÀU CÁ

______________

 

Kính gửi: ...........................................................

Họ tên người đứng khai:......................... .......................................................

Thường trú tại: .................................... ......................................................

Số CMND/Căn cước công dân số:..... .......................................................

Ngày cấp: ......................................; nơi cấp: ......................... ............................

Đề nghị đóng mới/cải hoán/thuê/mua tàu cá với nội dung sau:

Mẫu thiết kế: ...........................; Đơn vị thiết kế: .............................. .............;

Kích thước chính Lmax x Bmax x D, m: ......................... ; Chiều chìm d,m:..........

Vật liệu vỏ: .................................... ; Tổng dung tích: .......................................

Số lượng máy chính: ....................; Tổng công suất (KW): ................................

Nghề chính: ...................................Nghề kiêm:............ ...................................

Vùng hoạt động:............................................................... ...................

Nội dung đề nghị cải hoán(*): ................................................. .................

Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

 

STT

Họ và tên

Địa chỉ

Số chứng minh

nhân dân

Giá trị

cổ phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan đóng mới/cải hoán/thuê/mua tàu cá theo đúng nội dung đề nghị và chấp hành các quy định về đăng kiểm, đăng ký tàu cá./.

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

(Ký tên và đóng dấu (nếu có))

 

13. Tên thủ tục: Tên thủ tục: Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (theo yêu cầu)

1.1 Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Thực hiện: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền kiểm tra thông tin, thẩm định hồ sơ và thực hiện:

- Chứng nhận khi thông tin trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được kê khai đầy đủ và đúng theo quy định; xác nhận vào mục C của Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết, trả lại 01 bộ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị (bao gồm bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết) và lưu bản sao hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;

- Không chứng nhận khi thông tin kê khai trong hồ sơ không đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; trường hợp không chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Giấy chứng nhận cấp lại phải có số trùng với số của bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phần “số giấy chứng nhận”; cơ quan thẩm quyền cấp giấy thông báo việc cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan.

c) Trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình trả kết quả trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận gồm:

a) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu đã sử dụng theo mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT; trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng; Trường hợp nguyên liệu thủy sản đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và lưu hồ sơ;

b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;

c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT.

1.3.2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT;

b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục VII ban hành theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT, Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn, bị sai thông tin (trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).

1.3.3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác đã ký và đóng dấu.

1.8. Phí, lệ phí: Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 02, mẫu số 02a, mẫu số 02b, mẫu số 03, mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT- BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;  Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

Mẫu số 01 (Phụ lục III)

MẪU GIẤY XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC

A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC

Số xác nhận: XXXXX/20........./SC-AA-BB[21]

Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận:

Tên tổ chức quản lý cảng cá:

Địa chỉ:

Địa chỉ:

Điện thoại:                             ; Fax:                           ; Email:

Điện thoại:

Tổ chức, cá nhân được ủy quyền xác nhận:

Fax:

Địa chỉ:

Email:

Điện thoại:                             ; Fax:                           ; Email:

Thông tin tàu cá

Mô tả sản phẩm

 

Số đăng ký tàu

Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng

Chiều dài lớn nhất của tàu (m)

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)

Nghề khai thác thủy sản[22]

Số giấy phép khai thác

Thời hạn Giấy phép

Vùng[23] và thời gian khai thác

Tên loài thủy sản

Ngày bốc dỡ thủy sản

Tổng khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá (kg)

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng  

 

 

 

 

..……….., ngày …… tháng …… năm …….

Tổ chức quản lý cảng cá

(ký tên, đóng dấu)

 

                             

 

 

B. MÔ TẢ NGUYÊN LIỆU

Mô tả nguyên liệu đã sử dụng đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác (lần ……… )/Description of raw materials used for the Catch Certificate

TT

No.

Tên tàu/Số đăng ký của tàu

Tên loài thủy sản

Khối lượng nguyên liệu đã sử dụng (kg)

Khối lượng sản phẩm đề nghị chứng nhận[24]

Chữ ký và dấu của
nhà máy chế biến
[25]

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU: ……………., ngày …… tháng …… năm ……

[Cơ quan quản lý Thủy sản cấp tỉnh] xác nhận khối lượng còn lại của nguyên liệu thủy sản trong Giấy xác nhận sau khi cấp Giấy chứng nhận số: ……………………:

1. ………………………

2. ………………………

3. ………………………

n. ………………………

Thủ trưởng đơn vị ……………

(ký tên, đóng dấu)

 

..……….., ngày …… tháng …… năm …….

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu

(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 05 (Phụ lục VII)

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC

 

 

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DIRECTORATE OF FISHERIES
TỔNG CỤC THỦY SẢN

CATCH CERTIFICATE
CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC

Document number Số chứng nhận.XXXX/20…./CC-AA

1. Authority’s name Tên cơ quan thẩm quyền

…………………………………………..

Address Địa chỉ

…………………………………………………………….

Tel………………………………

Fax ……………………………

2. Information of Fishing vessel is indicated on the Appendix 2a Thông tin về tàu cá khai thác chi tiết xem Phụ đính 2a kèm theo

3. Description of Products Mô tả sản phẩm (1)

………………………………………………………………

Type of processing authorized on board (if available)

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép (nếu có)

………………………………………………………………………………………

Species

Loài

Product code

Mã sản phẩm

Catch area(s) and dates

Vùng và thời gian khai thác

Estimated live weight

Khối lượng nguyên liệu ước tính của lô hàng(2) (kg)

Estimated weight to be landed

Khối lượng lên bến ước tính của tàu cá (nếu có) (3) (kg)

Verified weight landed

Khối lượng nguyên liệu đã được xác nhận (4) (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

4. References of applicable conservation and management measures Tham chiếu các quy định về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (5)

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

5. Name of master of fishing vessel - Signature - seal Tên thuyền trưởng tàu cá - Chữ ký - dấu (6)

(Information detaits is indicated on the logbook of fishing vessel, if request Thông tin chi tiết xem nhật ký khai thác thủy sản, gửi kèm khi có yêu cầu)

6. Declaration of transshipment at sea Khai báo chuyển tải trên biển (7) (nếu có):

No không

Yes có

(Information detaits is indicated on the logbook of receiving vessel, if request Thông tin chi tiết xem nhật ký khai thác thủy sản, gửi kèm khi có yêu cầu)

Name of master of fishing vessel
(Tên thuyền trưởng tàu khai thác)

Signature and date
Chữ ký và ngày

Transshipment date/area/position
Ngày/khu vực/vị trí chuyển tải

Estimated weight
Khối lượng ước tính (kg)

Master of receiving vessel/representative
Tên thuyền trưởng tàu nhận/
Người đại diện

Signature
Chữ ký

Vessel name
Tên tàu

Call sign
Hô hiệu

IMO/ Lloyd’s number (if issued) Số IMO, Lloyd’s (nếu có)

7. Transshipment authorization within a Port area Xác nhận chuyển hàng tại cảng

Name
Tên

Port authority
Cơ quan quản lý cảng

Signature
Chữ ký

Address
Địa chỉ

Tel
Điện thoại

Port of landing
Cảng lên cá

Date of landing
Ngày lên cá

Seal (stamp)
Dấu

8. Name and address of exporter

Tên chủ hàng xuất khẩu

Signature
Chữ ký

Date
Ngày

Seal
Dấu

9. Flag state authority validation Chứng nhận của Cơ quan thẩm quyền nước treo cờ

Full name Họ và tên

 

 

Title Chức vụ

 

 

Signature

Chữ ký:

Date

Ngày

Seal

Dấu

10. Transport details, see Appendix 2b attached Thông tin vận tải, xem Phụ đính 2b kèm theo

11. Importer declaration Khai báo của đơn vị nhập khẩu

Name of importer Tên đơn vị nhập khẩu

 

 

Address Địa chỉ

 

Signature

Chữ ký

Date

Ngày

Seal

Dấu

Product CN code

Mã CN sản phẩm

As regulated by the imported authorities:

Theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu:

Reference

Tài liệu tham chiếu

 

 

 

12. Import control - authority

Cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu

 

 

Place

Địa điểm

Importation authorized

Cho phép nhập khẩu

Importation suspended

Chưa cho phép nhập khẩu

Verification requested - date

Yêu cầu kiểm tra - ngày

Customs declaration, if issued

Khai báo hải quan, Nếu có

Number Số

Date Ngày

Place Địa điểm:

                                                       

Ghi chú:

(1) Mô tả chi tiết thông tin của lô hàng xuất khẩu: dạng đóng hộp, phối trộn, cấp đông, nguyên con, khối lượng tịnh….; khối lượng các loài…hoặc theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu

(2) Sử dụng khi thủy sản được xuất khẩu sống, khi một phần của sản phẩm khai thác cập cảng được xuất khẩu, khi các sản phẩm khai thác được chế biến trước khi xuất khẩu

(3) Sử dụng khi sản phẩm khai thác cập cảng tại nước mà tàu đó treo cờ hoặc cảng nước khác và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm

(4) Sử dụng khi toàn bộ khối lượng của lô hàng xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền cân kiểm tra trước khi chứng nhận

(5) Ghi tên các văn bản liên quan đến quy định quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản

(6) Trường hợp không có chữ ký của thuyền trưởng tàu khai thác ghi tên người đại diện chủ tàu hoặc chủ hàng

(7) Trường hợp không có chữ ký của thuyền trưởng tàu nhận ghi tên người đại diện chủ tàu hoặc chủ hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02a/Appendix 02a

THÔNG TIN BỔ SUNG CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ TÀU CÁ VIỆT NAM

ADDITIONAL INFORMATION FOR FISHERIES PRODUCTS OBTAINED FROM THE FISHING VESSELS OF

VIET NAM

Đính kèm Chứng nhận số/Attached to the Catch certificate: ………………………………………………….                     

Mục I/Section I:

Quốc gia tàu treo cờ: State/Flag: Việt Nam

Các thông tin sau cần thu thập trong quá trình chứng nhận/The following information in section should be included if available at the moment of request for validation:

Số vận đơn/Invoice No.: …………………; Số công-ten-nơ/Container No.:         …………………; Nước đến/Destination country: …………………………

Đơn vị nhập khẩu/Importer: …………………………………………………………………………………………………………………………………

Mục II/Section II:

Tàu cá/Fishing vessel

Mô tả sản phẩm/Product description

Số giấy xác nhận

Tên, số đăng ký (Nghề khai thác)/Name, Registration (Fishing gear code)

Loại:

Tàu nhỏ*

Tàu thông thường** Type:

Small*/

Normal**

Hô hiệu/

Call sign

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)/Inmarsat, fax, tel

(if issued)

Số giấy phép, giá trị đến ngày/

Fishing licence

No, period of validity

Vùng và thời gian khai thác/

Catch area (s) and date

Tên loài/

Species Name

Loại hình chế biến trên tàu cá được cấp phép/

Type processing authorized on board

Ngày lên cá/Date of landing

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)/

Total catch of the vessel (kg)

Khối lượng nguyên liệu đưa vào chế biến từ tổng khối lượng khai thác (kg)/Catch processed from the total catch (kg)

Khối lượng sản phẩm thủy sản trong lô hàng (kg)[26]/ Processed fishery product for export (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng/ Total

 

 

 

 

Nhà máy chế biến (Không phải của tổ chức, cá nhân xuất khẩu)

Processing plant (if different from the processing plant)

 

 

Cơ quan thẩm quyền/Validating authority

Tên và địa chỉ/Name and address

 

 

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

Tên và địa chỉ/Name and address

 

 

 

 

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/Exporter

 

Chữ ký và đóng dấu/Signature and seal

Ngày/Date

Tên và địa chỉ/Name and address

Chữ ký và đóng dấu Signature and seal

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tôi cam kết rằng những thông tin trên là đúng sự thực và phù hợp với khai báo ở trên”

“I herevy declare that the above information is true and corresponds to the above described export”

 

 

 

 

Mẫu số 02b/Appendix 02b

THÔNG TIN VẬN TẢI/TRANSPORT DETAILS

Số chứng nhận/Document number …………………………………..………………

1. Quốc gia xuất khẩu/Country of Exportation:

Cảng/sân bay/địa điểm xuất phát khác/Port/airport/other place of departure:

 

Tên tàu/nước treo cờ/Vessel name/flag:

Số chuyến/số vận đơn đường biển/Voyage No./Bill of landing No:

Số chuyến bay/Số vận đơn hàng không/Flight number/Airway bill number:

Quốc tịch xe và số đăng ký/Truck nationality and registration number:

Số vận đơn đường sắt/Railway bill number:

Các giấy tờ vận tải khác/Other transport documents:

2. Chữ ký của chủ hàng xuất khẩu/Exporter Signature

Số công-ten-nơ, xem danh sách kèm theo

Container number (s), see list below

 

Tên của nhà xuất khẩu

Name of Exporter

 

Địa chỉ

Address

 

Chữ ký

Signature

 

 

 

 

 

Mẫu số 03 (Phụ lục III/Annex III)

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC TRONG NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA
ỦY BAN QUỐC TỀ VỀ BẢO TỒN CÁ NGỪ ĐẠI TÂY DƯƠNG (ICCAT)

CATCH STATEMENT FOR RAW MATERIAL BY ICCAT’s REGULATIONS

Promugated under Circular No: ……./2018/TT-BNNPTNT dated on …….. by Minister of Minisstry of Agriculture and Rural Development)

A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU CÁ NGỪ MẮT TO XUẤT KHẨU ĐI ICCAT

DOCUMENT NUMBER/SỐ TÀI LIỆU

ICCAT BIGEYE TUNA STATISTICAL DOCUMENT/

THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ MẮT TO THEO ICCAT

EXPORT SECTION/Phần xuất khẩu:

1. FLAG COUNTRY/ENTITY/FISHING ENTITY/Tên quốc gia treo cờ

2. DESCRIPTION OF VESSEL/Mô tả tàu thuyền (If applicable/nếu có)

Vessel Name/Tên tàu          Registration Number/Số đăng lý         LOA (m)         ICCAT Record No./Số đăng ký theo ICCAT (If applicable/nếu có)

 

3. TRAPS/Phương thức dẫn dụ (If applicable/Nếu có)

 

4. POINT OF EXPORT/Nơi xuất khẩu (City/Thành phố, State/Province/Tỉnh, Country/Entity/Fishing Entity/Nước xuất khẩu)

 

5. AREA OF CATCH/Vùng khai thác (Check one of the following/Đánh dấu vào một trong các ô sau)

                    (a) Atlantic                                (b) Pacific                                (c) Indian

* In case of (b) or (c) is checked, the items 6 and 7 below do not need to be filled out/Nếu mục (b) hoặc (c) được đánh dấu thì mục 6 và 7 bên dưới không cần điền thông tin.

6. DESCRIPTION OF FISH/Mô tả sản phẩm

 Product Type/Loại sản phẩm (*1) Time of Harvest/thời gian khai thác   Gear Code/Mã ngư cụ (*2) 

                                                                                                                                         Net Weight/khối lượng

   F/FR        RD/GG/DR/FL/OT                     (mm/yy)                                                                     (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*1 F=Fresh/tươi, FR=Frozen/cấp đông, RD=Round/nguyên con, GG=Gilled&Gutted/bỏ mang và nội tạng, DR=Dressed/khối lượng thân, FL=Fillet,
OT=Others/kiểu khối lượng khác (Describe the type of product/Mô tả cụ thể:…………………………)

*2 When the Gear Code is OT, Describe the type of gear/Khi mã ngư cụ là kiểu khác cần mô tả cụ thể: ……………………………………………………)

7. EXPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận xuất khẩu:

I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief. Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi.

 

Name/Tên     Address/Địa chỉ    Signature/Chữ ký      Date/Ngày    License #/Cấp phép (If applicable/Nếu có)

 

 

8. GOVERNMENT VALIDATION/Xác nhận của cơ quan thẩm quyền:

I validate that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief.  Tôi xác nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi.

Total weight of the shipment/Khối lượng của lô hàng: …………… kg

Name & Title/Tên và chức danh         Signature/Chữ ký          Date/Ngày       Government Seal/Đóng dấu

 

 

IMPORT SECTION/Phần nhập khẩu:

9. IMPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận nhập khẩu:

I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief.

Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Final Destination of Shipment/Nước cuối cùng nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification (Final Destination of Shipment)

             Final Point of Import/Nơi nhập khẩu cuối cùng: City/Thành phố………  State/Provine/Bang, tỉnh…..  Country/Entity/Fishing Entity/Nước nhập khẩu

           

B. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU CÁ KIẾM XUẤT KHẨU ĐI ICCAT

DOCUMENT

NUMBER/SỐ TÀI LIỆU

ICCAT SWORDFISH STATISTICAL DOCUMENT

THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG CÁ KIẾM THEO ICCAT

EXPORT SECTION/Phần xuất khẩu:

1. FLAG COUNTRY/ENTITY/FISHING ENTITY/Tên quốc gia treo cờ

2. DESCRIPTION OF VESSEL/Mô tả tàu thuyền (If applicable/nếu có)

Vessel Name/Tên tàu         Registration Number/Số đăng lý         LOA (m)          ICCAT Record No./Số đăng ký theo ICCAT (If applicable/nếu có)

 

3. POINT OF EXPORT/Điểm xuất khẩu:

City, State or Province/Thành phối, tỉnh                 Country/Entity/Fishing Entity/Nước xuất khẩu: ………

4. AREA OF CATCH/Vùng khai thác (Check one of the following/đánh dấu vào một trong các ô sau)

 (a) North Atlantic        (b) South Atlantic        (c) Mediterranean        (d) Pacific        (e) Indian

* In case of (d) or (e) is checked, the items 5 and 6 below do not need to be filled out./Trường hợp (d) hoặc (e) được đánh dấu thì mục 5 và 6 không cần phải điền thông tin.

5. DESCRIPTION OF FISH/ Mô tả sản phẩm

 Product Type/Loại sản phẩm (*1) Time of Harvest/thời gian khai thác      Gear Code/Mã ngư cụ (*2) 

                                                                                                                                         Net Weight/khối lượng

   F/FR        RD/GG/DR/FL/OT                     (mm/yy)                                                                     (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*1 F=Fresh/tươi, FR=Frozen/cấp đông, RD=Round/nguyên con, GG=Gilled&Gutted/bỏ mang và nội tạng, DR=Dressed/khối lượng thân, FL=Fillet,
OT=Others/kiểu khối lượng khác (Describe the type of product/Mô tả cụ thể:…………………………)

*2 When the Gear Code is OT, Describe the type of gear/Khi mã ngư cụ là kiểu khác cần mô tả cụ thể: ……………………………………………………)

6. EXPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận cho nhà xuất khẩu: For export to countries that have adopted the ICCAT alternative minimum size for swordfish the exporter must certify that the listed Atlantic swordfish are greater than 15 kg (33 lb.) or if pieces, the pieces were derived from a swordfish weighing >15 kg. Khi xuất khẩu tới những nước đã thông qua quy định về kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với cá Kiếm, nhà xuất khẩu phải chứng nhận rằng cá Kiếm Đại Tây Dương có trong danh sách phải lớn hơn 15 kg (33 lb) hoặc sản phẩm xuất khẩu được làm từ cá Kiếm có khối lượng lớn hơn 15 kg (33lb)

 

I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief.

Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi.

 

Name/Tên     Address/Địa chỉ    Signature/Chữ ký     Date/Ngày     License #/Cấp phép (If applicable/Nếu có)

 

 

7. GOVERNMENT VALIDATION/Xác nhận của cơ quan thẩm quyền:

I validate that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief.  Tôi xác nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi.

Total weight of the shipment/Khối lượng của lô hàng: …………… kg

Name & Title/Tên và chức danh         Signature/Chữ ký          Date/Ngày        Government Seal/Đóng dấu

 

IMPORT SECTION/Phần nhập khẩu:

8. IMPORTER CERTIFICATION/Chứng nhận nhập khẩu:

 

I certify that the above information is complete, true and correct to the best of my knowledge and belief.

Tôi chứng nhận các thông tin trên là hoàn toàn chính xác theo hiểu biết của tôi

 

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Intermediate Country/Entity/Fishing Entity/Nước trung gian nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification/Chứng nhận của nhà nhập khẩu (Final Destination of Shipment/Nước cuối cùng nhập khẩu)

Name/tên        Address/địa chỉ     Signature/chữ ký     Date/ngày    License # (If applicable/Nếu có)/Cấp phép

 

Importer Certification (Final Destination of Shipment)

            

Final Point of Import/Nơi nhập khẩu cuối cùng: City/Thành phố………  State/Provine/Bang, tỉnh…..  Country/Entity/Fishing Entity/Nước nhập khẩu

           
 

Mẫu số 05 (Phụ lục III)

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC
THỦY SẢN KHAI THÁC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                              ……….., ngày ……. tháng …… năm ……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC

 

Kính gửi: …………………………………………………………

 

Tên đơn vị đề nghị: …………………………………; Điện thoại: …………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Giấy ĐKKD số: …………………………………; Ngày cấp:………………………

Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác số: …………………… đã được cơ quan ……………………………… cấp ngày …… tháng ….. năm ………………

Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận: …………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác để lô hàng của chúng tôi đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của ……………………………………..

Chúng tôi cam đoan về những nội dung trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai./.

 

Đại diện chủ hàng

(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

          Ni dung sửa đổi, bổ sung của Thủ tục hành chính liên quan đến Mẫu giấy chứng nhận nguồn gốc thúy sản khai thác:

Thay thế Mẫu số 02 Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bằng Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

 

14. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Cách thức trả kết quả: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trả kết quả tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

1) Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT- BNNPTNT;

c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;

d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

e) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).

2) Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

c) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).

đ) Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

e) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;

g) Văn bản chấp thuận cải hoán của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3) Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

c) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).

đ) Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;

e) Văn bản chấp thuận mua, bán tàu cá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp tàu cá mua bán trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

g) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;

h) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.

4) Hồ sơ đối với tàu nhập khẩu gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

c) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).

đ) Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;

e) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá đã qua sử dụng;

g) Bản sao có chứng thực Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;

h) Bản sao có chứng thực Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5) Hồ sơ đối với tàu thuộc diện thuê tàu trần gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

c) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).

đ) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;

e) Bản chụp có chứng thực Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;

g) Bản sao có chứng thực Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

h) Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

i) Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

 

Mẫu số 02.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

................, ngày....... tháng...... năm........

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..........................................................................................

Họ tên người đứng khai:.............................................................................

Thường trú tại: .............................................................................................

Số CCCD/CMND:…………………….........................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) với nội dung sau:

2. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu: …...................................; Công dụng (nghề):….............................

Năm, nơi đóng: ….........................................................................................

Cảng đăng ký: …...........................................................................................

Thông số cơ bản của tàu (m): Lmax=….....…; Bmax=…...…..; D=………

                                                 Ltk =……..; Btk…=……....; d=….....…

Vật liệu vỏ: …....................................; Tổng dung tích (GT): ….................

Trọng tải toàn phần, (DW): ….....................Số thuyền viên, người…...............

Nghề chính: …..........................................Nghề phụ:….................................

Vùng hoạt động:…..........................................................................................

Máy chính:

TT T

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, kW

Vòng quay định mức, rpm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

 

Ghi chú: (*) Gạch hoặc xóa bỏ chỗ không phù hợp.

 

Mẫu số 05.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

N0 ...............

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

REGISTRATION CERTIFICATE OF FISHING VESSEL/SHIPS DUTY FISHERIES(*)
......(**).....

Chứng nhận tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) có các thông số dưới đây đã được đăng ký vào Sổ Đăng ký tàu cá Việt Nam:

Hereby certifies that the fishing vessel/ship duty fisheries(*) with the following specifications has been registered into The Vietnam National Vessel Registration Book:

Tên tàu:

Name of Vessel

 

Hô hiệu:

Signal Letters

 

Chủ tàu:

Vessel owner

 

Nơi thường trú:

Residential Address

 

Kiểu tàu:

Type of Vessel

 

Công dụng (nghề):

Used for (fishing gear)

 

Tổng dung tích, GT:

Gross Tonnage

 

Trọng tải toàn phần: tấn

Dead weight

 

Chiều dài Lmax, m:

Length overal

 

Chiều rộng Bmax, m:

Breadth overal

 

Chiều dài thiết kế Ltk, m:

Length

 

Chiều rộng thiết kế Btk, m:

Breadth

 

Chiều cao mạn D, m:

Draught

 

Chiều chìm d, m:

Depth

 

Vật liệu vỏ:

Materials

 

Tốc độ tự do hl/h:

Speed

 

Năm và nơi đóng:

Year and Place of Build

 

 

 

Số lượng máy:

Number of Engines

 

Tổng công suất (kW):

Total power

 

Ký hiệu máy

Type of machine

.............................

Số máy

Number engines

.............................

Công suất (kW)

Power

.............................

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

.............................

Cảng đăng ký:

Port Registry

 

Cơ sở đăng kiểm tàu cá:

Register of Vessels

 

Số đăng ký:

Number or registry

 

 

 

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến(***):

………

This certificate is valid until

Cấp tại …, ngày ….tháng…năm…….

Issued at… Date

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU

 

THÔNG TIN VỀ CHỦ SỞ HỮU TÀU(***)

TTT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Tỷ lệ cổ phần (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú (note):

(*) Xóa bỏ chỗ không phù hợp (Remove the wrong place).

(**) Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản (the provincial fisheries management agency is the Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Directorate of Fisheries).

(***) Ghi thời hạn theo thời hạn thuê tàu trần đối với trường hợp thuê tàu trần, không thời hạn đối với các trường hợp khác.

(****) Đối với trường hợp tàu thuộc sở hữu nhiều chủ.

 

 

Mẫu số 06.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU SỔ DANH BẠ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

1. Mặt ngoài của trang bìa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

SỔ DANH BẠ

THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

 

Số đăng ký: ……………..

Chủ tàu:…………………

 

 

 

 

 

Số sổ:.....................

 

 

 

 

Năm………….

 

Quy cách sổ:

- Kích thước: A5 ( 14,8 x 21) mm;

- Bìa nền màu đỏ, các trang nền màu trắng.

2. Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

SỔ DANH BẠ

THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

 

 

Tên tàu cá: ...................................................................................................

Số đăng ký: ..................................................................................................

Chiều dài tàu:………………………………………………………

Nơi đăng ký: ................................................................................................

Chủ tàu cá: ...................................................................................................

Nơi thường trú::............................................................................................

 

 

 

Sổ danh bạ này gồm 60 trang,

được đánh số thứ tự từ 01 đến 60

 

……..Ngày ……. tháng……năm…….
CHI CỤC THỦY SẢN
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Năm………….

 

3. Trang 2

DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

TT

Họ và tên

Số CMND/CCCD; Ngày cấp, nơi cấp

Chức danh

Số văn bằng/chứng chỉ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

CHỦ TÀU/THUYỀN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

……..Ngày ……. tháng……năm…….
XÁC NHẬN CỦA CHI CỤC THỦY SẢN
(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Trang 3 đến trang 18

THAY ĐỔI, BỔ SUNG DANH SÁCH THUYỀN VIÊN TÀU CÁ

TT

Thuyền viên được thay

Thuyền viên mới

Ghi chú

Họ và tên

Chức danh

Họ và tên

Số CMND/CCCD; ngày cấp, nơi cấp

Số văn bằng, chứng chỉ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ TÀU/THUYỀN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

……..Ngày ……. tháng……năm…….
XÁC NHẬN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Trang 19 đến trang 60:

CHỨNG THỰC CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT

Rời cảng

Xuất bến

Kiểm tra, kiểm soát của Tổ chức quản lý cảng cá……………………………..…………

Ngày… …tháng… năm……….

Nội dung:…………………….………….

………………………….……………….

Nhận xét:………………….….................

…………………………..………………

……………………….…….……………

Tổ chức quản lý cảng cá
(Ký, đóng dấu)

 

 

 

 

Kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm soát Biên phòng:……………….………...............

Ngày……tháng…năm…..

Gồm:………..người (…Nam,…Nữ)

Nhận xét:……………………....................

……………………..……….……………

……………………………………………

 

Trạm Kiểm soát Biên phòng
(Ký, đóng dấu)

Cập cảng

Nhập bến

Kiểm tra, kiểm soát của Tổ chức quản lý cảng cá……………………………..…………

Ngày… …tháng… năm……….

Nội dung:…………………….………….

………………………….……………….

Nhận xét:………………….….................

…………………………..………………

……………………….…….……………

Tổ chức quản lý cảng cá
(Ký, đóng dấu)

Kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm soát Biên phòng:……………….……….

Ngày……tháng…năm…..

Gồm:………..người (…Nam,…Nữ)

Nhận xét:……………………....................

……………………..……….……………

……………………………………………

 

Trạm Kiểm soát Biên phòng
(Ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

15. Tên thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định); hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Cách thức trả kết quả: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo Mẫu số 07.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cũ, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;

c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên);

d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo Mẫu số 07.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017;

Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

 

Mẫu số 07.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

................, ngày....... tháng...... năm........

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..............................................................................................

Họ tên người khai:.......................................................................................

Thường trú tại: .............................................................................................

Số CCCD/CMND:……………………………..........................................................

Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của tàu:

Tên tàu: ...........................................; Số đăng ký:…………................................

Năm, nơi đóng:....................................................................................................

Nơi đăng ký:........................................................................................................

Thông số cơ bản của tàu: Lmax=………; Bmax=……..; D=…………………….

Ltk =……...; Btk...=….......; d=………….

Vật liệu vỏ: .....................................; Tổng dung tích (GT): ........................

Trọng tải toàn phần, tấn: ................................Số thuyền viên,người....................

Nghề chính: ........................................Nghề kiêm:.....................................

Vùng hoạt động:...........................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, kW

Vòng quay định mức, rpm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

Giá trị cổ phần

 

 

 

 

 

 

3. Lý do đề nghị cấp lại: ..................................................................................

Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ (**)

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

 

Ghi chú: (*) Gạch hoặc xóa bỏ chỗ không phù hợp

(**) Không áp dụng đối với tàu công vụ thủy sản

 

16. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định), hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 09.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Cách thức trả kết quả: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá theo Mẫu số 08.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT- BNNPTNT;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, hợp đồng đóng tàu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng;

c) Bản sao có chứng thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam, gồm: văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, hợp đồng đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp.

d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá theo Mẫu số 09.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá theo Mẫu số 08.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017;

Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

 

Mẫu số 08.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Declaration for temporary registration of fishing vessel/ships duty fisheries(*)

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản)(**)
To:(Name of competent authority registration of fishing vessel, ships duty fisheries)

Người đề nghị:...................................................................................................................

Applicant

Nơi thường trú: .................................................................................................................

Residential Address:

Số CCCD/CMND:……………………………..............................................................

Identity card/citizen identity card:……………………………………………………..

Số Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá………….…Cơ quan cấp……………………

Number of certificate of deregistration of fishing vessel……Granting agencies………

Mã số doanh nghiệp (nếu có):…………………………………………………………..

Business code (if any):……………………………………………………………………………

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) với nội dung dưới đây:

Kindly for temporary registration of fishing vessel/ships duty fisheries(*) with the following particulars:

1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu:

Basic specifications of ship

Tên tàu: ...............................................

Name of Vessel

Hô hiệu: .............................................

Call sign

Kiểu tàu: .............................................

Type of Vessel

Vật liệu: ...........................................

Materials

Công dụng/nghề: .....................................................................................................

Used for/fishing gears

Năm và nơi đóng ....................................................................................................

Year and Place of Build

Chiều dài lớn nhất Lmax …………………

Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk ……………………

Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………

Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk …………………

Breadth

Chiều cao mạn D ………………………

Draught

Chiều chìm d ……………………………

Depth

Tổng dung tích: ...............................

Gross tonage (GT)

Trọng tải toàn phần: ..................................

Deadweight (DW)

Số lượng máy …………………………

Number of engines

Tổng công suất…………………………

Total Power

Kiểu máy

Type

Số máy

Number

Công suất

Power

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

 

 

 

 

 

 

 

 

         

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

The name, address and value of shares of each ownership

TT

Họ và tên

Full name

Địa chỉ

Address

Chứng minh nhân dân

Identification card

Gía trị cổ phần

Equity value

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lý do xin đăng ký tạm thời tàu: ...............................................................................

Reasons to temporary registration of ship

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

I pledge to use the vessel in accordance with the registered content and strictly comply with the provisions of the law of the Vietnammese.

......., ngày .... tháng .... năm ......
Date..............................

 

 

CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

 

Ghi chú (note):

* Xóa bỏ chỗ không phù hợp (Remove the wrong place).** Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản (the provincial fisheries management agency is the Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Directorate of Fisheries).

 

 

Mẫu số 09.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TẠM THỜI
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

N0 ...............

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TẠM THỜI
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Certificate of temporary registration of import Fishing Vessel/ships duty fisheries(*)
......(**).....

Chứng nhận tàu cá có các thông số dưới đây đã được đăng ký:

Hereby certifies that the fishing vessel/ship duty fisheries(*) with the following specifications has been temporarily registered

Tên tàu:

Name of Vessel

 

Hô hiệu:

Signal Letters

 

Chủ tàu:

Vessel owner

 

Nơi thường trú:

Residential Address

 

Kiểu tàu:

Type of Vessel

 

Công dụng (nghề):

Used for (fishing gear)

 

Tổng dung tích, GT:

Gross Tonnage

 

Trọng tải toàn phần: tấn

Dead weight

 

Chiều dài Lmax, m:

Length overal

 

Chiều rộng Bmax, m:

Breadth overal

 

Chiều dài thiết kế Ltk, m:

Length

 

Chiều rộng thiết kế Btk, m:

Breadth

 

Chiều cao mạn D, m:

Draught

 

Chiều chìm d, m:

Depth

 

Vật liệu vỏ:

Materials

 

Tốc độ tự do hl/h:

Speed

 

Năm và nơi đóng:

Year and Place of Build

 

 

 

Số lượng máy:

Number of Engines

 

Tổng công suất (kW):

Total power

 

Ký hiệu máy

Type of machine

.............................

Số máy

Number engines

.............................

Công suất (kW)

Power

.............................

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

.............................

Nơi đăng ký:

Place Registry

 

Cơ sở đăng kiểm tàu cá:

Register of Vessels

 

Số đăng ký:

Number or registry

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày: .........

This certificate is valid until

 

Cấp tại …, ngày ….tháng…năm…….
Issued at… Date

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU
(Ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú (note):

* Xóa bỏ chỗ không phù hợp (Remove the wrong place).** Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản(Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là Tổng cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Directorate of Fisheries).

 

 

 

17. Tên thủ tục: Xóa đăng ký tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định), hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 11.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; bàn giao giấy chứng nhận tàu cá cũ đã cắt góc phía trên bên phải và hồ sơ đăng ký gốc của tàu cho chủ tàu. Trường hợp không xóa Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

e) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá được cấp 01 bản chính cho chủ tàu.

g) Đối với tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm, chủ tàu phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); Cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia.

h) Đối với tàu cá mất tích được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, cơ quan đăng ký tàu cá mất tích phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Chậm nhất 30 ngày, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày có thông báo, chủ tàu có tàu cá mất tích phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); Cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, gồm:

a) Tờ khai xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 10.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do.

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 11.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 10.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017;

Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

 

Mẫu số 10.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU TỜ KHAI XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

TỜ KHAI XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

Kính gửi: ……………………….(1)

Đề nghị xóa đăng ký...(2)... với các thông số dưới đây kể từ ngày .../.../20..

Kindly deregister the with the following particulars from date ………………

Tên ………………..(3)................................ Hô hiệu/số IMO: ............................

Name                                                           Call sign/IMO number

Chủ sở hữu (tên, địa chỉ và tỉ lệ sở hữu): ...............................................................

Shipowner (name, address and ratio of ownership)

Người đề nghị xóa đăng ký (tên, địa chỉ): .............................................................

Applicant (name, address)

Nơi đăng ký: .........................................................................................................

Place of registry

Số đăng ký: ....................................; Ngày đăng ký: ..........................................

Number of registration                        Date of registration

Cơ quan đăng ký: ...................................................................................................

The Registrar of ship

Lý do xin xóa đăng ký ............................................................................................

Reasons to deregister .............................................................................................

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ (4)

Date…………., ngày ... tháng ... năm…
CHỦ SỞ HỮU
Owner

Ghi chú (Note):

(1) Tên cơ quan đăng ký The ship Registration office

2) Loại phương tiện đăng ký: Tàu cá, tàu công vụ thủy sản

Type of transport facility registration/registry (vessel, public service ship)

(3) Tên phương tiện Name of transport facility

4) Không áp dụng đối với tàu công vụ thủy sản

 

Mẫu số 11.ĐKT (Phụ lục XVI)

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ
Certificate of deregistration of Fishing Vessel

…………(1) .... Chứng nhận ………..(2)………. có các thông số dưới đây đã được xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu cá quốc gia:

………. Hereby certify that the ship with the following particulars has been deregistered from the Viet Nam National ships registration book:

Tên …………………...(3)............................. Hô hiệu/Số IMO: ...............................

Name                                                           Call sign/IMO number

Chủ sở hữu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): .........................................................................

Owner (name, address, ratio of ownership)

Số GCN đăng ký: .............................................................................................................

Number of registration

Ngày đăng ký: ..................................................................................................................

Date of registration

Cơ quan đăng ký: .............................................................................................................

The Registrar of ship

Người đề nghị (tên, địa chỉ): ............................................................................................

Applicant (name, address)

Lý do xóa đăng ký ...........................................................................................................

Reasons to deregister

Ngày có hiệu lực xóa đăng ký: .........................................................................................

Date of deregist

Số đăng ký: .....................................  Cấp tại .......... , ngày …... tháng …... năm …...

Number of registration                        Issued at ………………, on ...............

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU
Full name, signature of duly authorized official

 

Ghi chú (Note):

(1) Tên cơ quan đăng ký

The ship Registration office

(2) Loại tàu đăng ký: Tàu cá, tàu công vụ thủy sản

Type of transport facility registration/registry (vessel, public service ship)

(3) Tên tàu

Name of transport facility

 

 

 

 

18. Tên thủ tục: Hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm PVHCC sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm PVHCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, bộ phận Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm PVHCC sẽ chuyển hồ sơ về Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh.

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của chủ tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu;

f) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu và gửi kết quả đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi chủ tàu được hỗ trợ, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan;

g) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước;

h) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh chi tiền của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thông báo công khai lịch cấp tiền cho chủ tàu; chủ tàu phải xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân để đối chiếu khi nhận tiền.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu của chủ tàu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường nơi chủ tàu có hộ khẩu thường trú (theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ tàu;

- Bản sao các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hải sản; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ;

- Hợp đồng đóng mới tàu cá để xác định chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu cá;

- Bảng quyết toán của cơ sở đóng tàu về tổng mức đầu tư đóng mới tàu cá (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; trang thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa) kèm theo các hóa đơn, chứng từ thanh toán tiền đóng mới tàu cá, tiền mua mới máy móc, trang thiết bị.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời gian giải quyết: 19  ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ tàu cá (tổ chức, Cá nhân).

1.6. Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

1.8. Phí, lệ phí: Chưa có văn bản quy định.

1.9. Kết quả thực hiện TTHC: Chủ tàu được hỗ trợ tiền một lần sau đầu tư theo quy định.

1.10. Điều kiện TTHC:

a) Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

b) Tàu cá đóng mới phải là tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ composite;

c) Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;

d) Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;

đ) Tàu khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản;

e) Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018của Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ MỘT LẦN SAU ĐẦU TƯ

(Kèm theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ MỘT LẦN SAU ĐẦU TƯ

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố......

Tôi tên là: ........................................................................................................

Số CMND/Thẻ căn cước công dân:....................., Ngày cấp: …………, Nơi cấp: .......

Địa chỉ: ……………………………….. Điện thoại: ..........................................

Là chủ tàu số đăng ký: ..........................................................................................

Công suất máy chính: .............................................................................................

Nghề đăng ký hoạt động: .........................................................................................

Tôi đã đóng tàu vỏ thép/vỏ vật liệu mới tại cơ sở đóng tàu ………………, thời điểm ký hợp đồng đóng tàu: Ngày... tháng... năm…;

Tổng số tiền đầu tư đóng mới (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị mua mới) là ……………..đồng, (bằng chữ: ……………………………………………).

Căn cứ Nghị định số ………./2018/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tôi đề nghị được hỗ trợ đóng mới tàu với số tiền là ………. đồng (bằng chữ: ………………………..)

Tên người thụ hưởng: ………………… số tài khoản ………….. tại ngân hàng/Kho bạc………… (nếu nhận hỗ trợ theo hình thức chuyển khoản).

Tôi cam kết việc đóng mới tàu, mua mới máy móc, trang thiết bị nêu trên là đúng sự thật và tôi chưa nhận hỗ trợ đóng mới tàu theo chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước. Nếu khai sai, tôi sẽ hoàn trả lại số tiền đã nhận hỗ trợ một lần sau đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình./.

 

Các tài liệu gửi kèm gồm:

- ……….;

- ………;

… … …, ngày.... tháng.... năm...
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã

         

 

19. Tên thủ tục: Công bố mở cảng cá loại 2

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Trung tâm PVHCC sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận tại Trung tâm PVHCC tỉnh sẽ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;

c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);

d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);

đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;

e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;

g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá: 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thông báo Quyết định công bố mở cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng: 02 ngày kể từ ngày được ban hành.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức quản lý cảng cá.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố mở cảng cá.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 09.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

__________

 

 

 

Kính gửi:........................................

 

Ban quản lý cảng cá:................ ...................................................................

Địa chỉ trụ sở: ......................................................... ....................................

Số điện thoại: ............................. Số Fax ................... ................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: ............................. ...............................

Thuộc xã (phường): ........................... huyện (quận):..................................

Tỉnh (thành phố):.............................................................. ...........................

1. Tên cảng, loại cảng cá:.................................................. ..........................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá:.................................... ........................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng:..........       ....

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng:................................ ......

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng:......................................... ........

6. Năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá:....... ......

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động:................................................       ......

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về cảng cá và pháp luật khác có liên quan./.

 

 

......., ngày...... tháng..... năm...........

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 10.TC

 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)

____________

 

Số:         /QĐ-…...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

….…. , ngày ….. tháng ….. năm….…

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố mở cảng cá

__________

 

CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*)…………

Căn cứ ………………………………… ………..…………………………….

Căn cứ……………………………… …….…………………………………….

Xét đề nghị của…………………… …………..……………………………….

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mở cảng cá: .............. ...........................................................

Thuộc xã (phường): ……huyện (quận)........Tỉnh (thành phố)……..... ............

Số điện thoại: …………..Số Fax..................Tần số liên lạc………… ………

1. Loại cảng cá: ......................................................................... .......................

2. Vị trí tọa độ của cảng cá: ......................................................... ....................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: .... ..............

4. Chiều dài cầu cảng: ......................................................................... .............

5. Độ sâu vùng nước đậu tàu:………………………………………… ……...

6. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: ................................. .....................

7. Năng lực bốc dỡ hàng hóa: ……………………………………… ………...

8. Các dịch vụ nghề cá của cảng cá: ............................................ ...................

9. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: ....................................... .................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ………………… ……………

Điều 3…………….. Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều…;……………...;

- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Chữ ký, dấu)

 

 

Ghi chú:

(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II; Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố mở cảng cá loại III.

 

20. Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cán bộ tiếp nhận xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục XVban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 01/2022/TT- BNNPTNT và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;

đ) Cách thức trả kết quả: Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).

1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ sở đăng kiểm tàu cá.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): 5% giá thiết kế, theo Thông tư số 94/2021/TT- BTC ngày 21/11/2021 của Bộ Tài chính.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thuỷ sản; Thông tư số 94/2021/TT-BTC ngày 21/11/2021 của Bộ Tài chính.

 

Mẫu số 01.BĐ (Phụ lục XV)

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

......., ngày ...... tháng ....... năm……..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..........................................................................................

Đơn vị thiết kế: .....................................................................................................

Địa chỉ : ..................................................................................................................

Điện thoại : ..........................Fax : ................................Email : ............................

Chúng tôi đề nghị được thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) với các thông tin như sau:

- Tên/Ký hiệu thiết kế:...........................Loại/năm thiết kế:....................................

- Các thông số chính của tàu :

+ Chiều dài, Lmax (m):... ; Chiều rộng, Bmax (m):..; Chiều cao mạn, D (m) :……..

+ Trọng tải toàn phần (DW):………. ; Vật liệu thân tàu :……………….............

+ Ký hiệu máy chính :..........................; Tổng công suất máy chính (kW).............

+ Số lượng máy (chiếc) :..................... ; Số lượng thuyền viên: ......……..............

+ Kiểu và công dụng (nghề) của tàu:......................................................................

- Tên/địa chỉ chủ sử dụng thiết kế:.........................................................................

.................................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định hiện hành.

 

 

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
(ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú : (*) Gạch hoặc xóa bỏ chỗ không phù hợp.

 

 

Mẫu số 02.BĐ (Phụ lục XV)

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ

 

TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

 

......., ngày ...... tháng ....... năm ......

 

GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ

Căn cứ .....(*)...và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước Theo đề nghị thẩm định thiết kế số....ngày....tháng....năm .....của......................

CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM……………………………………………………..

CHỨNG NHẬN

Tên thiết kế: …….. .................................... Ký hiệu thiết kế:…….....................

Loại thiết kế: .......................................... Năm thiết kế : .................................

Công dụng (hoặc nghề) : ........................... Vật liệu thân tàu : ..........................

Đơn vị thiết kế :………………………………………………………………………..

Kích thước cơ bản (m): Lmax: .................. ; Bmax: .................. ; D:..............................

Ltk: .......................; Btk: ..................... .; d: .............................

Tổng dung tích (GT):.......; Trọng tải toàn phần (DW): .......; Số thuyền viên: ............

Ký hiệu máy chính: …………………………………………………………………

Tổng công suất máy chính (kW): ................... Số lượng máy chính (chiếc):................

Đã được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của…….(*)...và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Cấp tàu: ....................................... Vùng hoạt động: ....................................................

Chủ sử dụng thiết kế:...................................................................................………….

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Hiệu lực của Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế này là 60 tháng kể từ ngày ký, nếu không có thay đổi thiết kế đã được thẩm định.

Những lưu ý:...................................................................................................................

Cán bộ thẩm định kỹ thuật:............................................................................................

Cấp tại ............. ngày ...................

 


Nơi nhận:
- Chủ thiết kế (02 bản);
- Đơn vị giám sát (01 bản);
- Lưu đơn vị thẩm định.

TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
(ký tên, đóng dấu)

 

Chú thích : (*) : Ghi rõ quy phạm áp dụng.

 

 

21. Tên thủ tục: Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước (theo yêu cầu).

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Thực hiện: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức quản lý cảng cá thẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá và cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT. Trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa xác nhận hết khối lượng nguyên liệu thủy sản trong Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng, tổ chức quản lý cảng cá trả lại bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã ghi khối lượng nguyên liệu còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

c) Trả kết quả: Tổ chức quản lý cảng cá thực hiện xác nhận trả kết quả trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:

- Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT đã kê khai đầy đủ thông tin;

- Bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.

b) Số lượng: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý cảng cá các tỉnh, thành phố ven biển.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nguyên liệu thuỷ sản khai thác đã ký và đóng dấu.

1.8. Phí, lệ phí:

- Nộp 700.000 đồng/lần theo Thông tư số 230/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 (thực hiện đến hết ngày 14/01/2019).

- Nộp 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn); Tối đa 700.000 đồng/lần theo Thông tư số 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 (thực hiện từ ngày 15/01/2019).

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành theo Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

 

Mẫu số 01 (Phụ lục III)

MẪU GIẤY XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC

A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC

Số xác nhận: XXXXX/20....../SC-AA-BB[27]

Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận:

Tên tổ chức quản lý cảng cá:

Địa chỉ:

Địa chỉ:

Điện thoại:                     ; Fax:                        ; Email:

Điện thoại:

Tổ chức, cá nhân được ủy quyền xác nhận:

Fax:

Địa chỉ:

Email:

Điện thoại:                     ; Fax:                         ; Email:

Thông tin tàu cá

Mô tả sản phẩm

 

Số đăng ký tàu

Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng

Chiều dài lớn nhất của tàu (m)

Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có)

Nghề khai [28]

Số giấy phép khai thác

Thời hạn Giấy phép

Vùng [29] và thời gian khai thác

Tên loài thủy sản

Ngày bốc dỡ

Tổng khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá (kg)

Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

..……….., ngày …… tháng …… năm …….
Tổ chức quản lý cảng cá
(ký tên, đóng dấu)

 

B. MÔ TẢ NGUYÊN LIỆU

Mô tả nguyên liệu đã sử dụng đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác (lần …… )/Description of raw materials used for the Catch Certificate

TT No.

Tên tàu/Số đăng ký của tàu

Tên loài thủy sản

Khối lượng nguyên liệu đã sử dụng (kg)

Khối lượng sản phẩm đề nghị chứng nhận[30]

Chữ ký và dấu của nhà máy chế biến[31]

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU: …………., ngày …… tháng …… năm ……

[Cơ quan quản lý Thủy sản cấp tỉnh] xác nhận khối lượng còn lại của nguyên liệu thủy sản trong Giấy xác nhận sau khi cấp Giấy chứng nhận số: …………………:

1. ………………………

2. ………………………

3. ………………………

n. ………………………

Thủ trưởng đơn vị ……………
(ký tên, đóng dấu)

..……….., ngày …… tháng …… năm …….
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu
(ký tên, đóng dấu)

 

 

22. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định); hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra với tổ chức, cá nhân đề nghị;

đ) Cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy chuẩn kỹ thuật tàu cá và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, theo tiến độ thi công, trước khi lắp đặt trên tàu cá, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải nộp (bản sao và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước) hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị nhập khẩu) hoặc chứng nhận kiểm định theo quy định của pháp luật;

e) Trường hợp máy chính là máy thủy đã qua sử dụng không đáp ứng theo quy định tại điểm đ khoản này thì phải được cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra, đánh giá theo Mẫu số 07.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

g) Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám sát kỹ thuật, cơ sở đăng kiểm tàu cá thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân; trường hợp kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra, cơ sở đăng kiểm tàu cá cấp cho chủ tàu các giấy tờ:

Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, lần đầu theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

e) Cách thức trả kết quả: Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản sao hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (đối với trường hợp tàu cá đóng mới, cải hoán);

c) Theo tiến độ thi công, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải trình Cơ sở đăng kiểm tàu cá bản sao chứng thực giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu kèm theo đối với máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - CO), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality - CQ) và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, sửa chữa thiết bị của nhà sản xuất đối với máy móc, trang thiết bị nhập khẩu trước khi lắp đặt trên tàu.

1.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ sở đăng kiểm tàu cá.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, lần đầu theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Theo từng hạng mục tại Thông tư số 94/2021/TT-BTC ngày 21/11/2021 của Bộ Tài chính.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 94/2021/TT-BTC ngày 21/11/2021 của Bộ Tài chính; Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Mẫu số 03.BĐ (Phụ lục VI)

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

................, ngày....... tháng...... năm........

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ/ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..............................................................................................

Họ tên người đề nghị:.................................................................................................;

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:.......................................................

Điện thoại…………………Fax………………...Email…………………………

Đề nghị cơ sở đăng kiểm kiểm tra …………(**)…….. và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*)

Kích thước cơ bản (m): Lmax: .................. ; Bmax: .................. ; D:..............................

Ltk: .......................; Btk: ..................... .; d: .............................

Tổng dung tích (GT):.......; Trọng tải toàn phần (DW): .......; Số thuyền viên: ………..

Ký hiệu máy chính: …………………………………………………………………

Tổng công suất máy chính (kW): ................... Số lượng máy chính (chiếc):................

Thời gian và địa điểm đề nghị kiểm tra: ........................................................................

.........................................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định hiện hành.

 

 

CHỦ TÀU
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Chú thích: (*) Gạch hoặc xóa bỏ chỗ không phù hợp.

(**) Ghi rõ: Kiểm tra đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, hàng năm hay bất thường.

 

 

NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH NINH BÌNH -  LĨNH VỰC THỦY LỢI

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI

LĨNH VỰC THỦY LỢI

 

1. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Nuôi trồng thủy sản; Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

(3) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép Nuôi trồng thủy sản; Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 02

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày … tháng … năm…

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng Điều chỉnh nội dung giấy phép: ...................................................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Số điện thoại: .................................. Số Fax: ................................................

Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: .....................

- Vị trí của các hoạt động ..............................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc Điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

2. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

(3) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép);

+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 10, điểm c - khoản- 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày … tháng … năm…

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng Điều chỉnh nội dung giấy phép:

……………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ....................................................................................................

Số điện thoại: .................................. Số Fax: ..............................................

Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ..................

- Vị trí của các hoạt động ..............................................................................

- Nội dung: .................................................................................................

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc Điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

3. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

(3) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép);

+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 02

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày … tháng … năm…

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng Điều chỉnh nội dung giấy phép: ……………………………………………………………………………………...

Địa chỉ: ........................................................................................................

Số điện thoại: .................................. Số Fax: ................................................

Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ……… đến ……….

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: ....................

- Vị trí của các hoạt động ............................................................................

- Nội dung: ................................................................................................

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc Điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

4. Tên thủ tục hành chính: Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

(3) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép);

+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 02

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày … tháng … năm…

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng Điều chỉnh nội dung giấy phép: ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ........................................................................................................

Số điện thoại: .................................. Số Fax: ..................................................

Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ…… đến …….

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: .................

- Vị trí của các hoạt động ............................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc Điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

5. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

(3) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018.

- Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ........................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: ....................................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ......................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động ................................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm ….

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

(3) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án;

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018.

- Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: .......................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: ...............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: .....................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động ...........................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm …

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép;

(3) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;

(5) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa;

(6) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018.

- Khoản 8, 9 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ..........................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: .............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ......................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động ............................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm…

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định)

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

(3) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;

(5) Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn;

(6) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, 21, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ..........................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: .....................................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ........................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động .............................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm …

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp phép;

(3) Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ..........................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: .............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ........................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động ...............................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm …

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 (quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

(2) Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp phép;

(3 Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi;

(4) Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân;

(5) Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án.

+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018);

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

 

 

 

Mẫu số 01

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …tháng …năm….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh.......

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ..........................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………… Số Fax: ....................................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: .......................................................................................

- Nội dung: .....................................................................................................

- Vị trí của các hoạt động .................................................................................

- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm …

Đề nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh…. xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn UBND tỉnh quản lý.

 

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân  có nhu cầu gửi  hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan nếu đủ điều kiện thì trình UBND tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy theo quy định tại điều 21, 22, 23 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018. Trường hợp không đ điều kiện đ cấp phép thì thông báo lý do không cấp giấy phép.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới

- Bản sao chụp Quyết định giao cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc hợp đồng khai thác công trình thủy lợi;

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình thủy lợi;

- Thuyết minh hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới (Căn cứ lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới; Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc chỉ giới; Số lượng mốc chỉ giới cần cắm, phương án định vị mốc chỉ giới, khoảng cách các mốc chỉ giới, các mốc tham chiếu (nếu có); Phương án huy động nhân lực, vật tư, liệu, thi công, giải phóng mặt bằng; Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc chỉ giới, kinh phí thực hiện; Tổ chức thực hiện);

- Bản vẽ phương án cắm mốc chỉ giới thể hiện phạm vi bảo vệ công trình, vị trí, tọa độ của các mốc chỉ giới trên nền bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ (01 bộ bản giấy và 01 bản điện tử).

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình;

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình; Chi cục thủy lợi.

Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên – Môi trường; UBND các cấp nơi có CTTL cần cắm mốc chỉ giới phạm vị bảo vệ CTTL …

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định;

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không;

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 43, Luật Thủy lợi;

- Điều 21, 22, 23 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND tỉnh quản lý.

 

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018. Trường hợp không đ điều kiện đ cấp phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đ nghị cấp phép và thông báo lý do không ra Quyết định phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cơ quan, đơn vị liên quan;

- Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ (01 bản giấy và 01 bản điện tử)

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình; Chi cục thủy lợi.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

Mẫu 04: Mẫu Tờ trình

TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..................

                   ..............., ngày........tháng........năm 20......

 

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt và ban hành
Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi
....................

Kính gửi : [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]

Căn cứ Quyết định số....................................... ngày ......../......../20.................. của...................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của........

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày 19/6/2017;

Căn cứ Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi ngày........tháng........năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ....................................................................................................................

Căn cứ....................................................................................................................

Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi.......... đã được.............. lập......

[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận hành công trình thuỷ lợi.............................. với nội dung chính như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG QUY TRÌNH

1. Tên công trình: ...............................................................................................

2. Loại công trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh..)..................................................

3. Người quyết định đầu tư: ................................................................................

4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,...): ...

5. Địa điểm: ........................................................................................................

6. Nguồn vốn đầu tư: ...........................................................................................

7. Thời gian thực hiện: .........................................................................................

8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: .......................................................................

9. Nhà thầu lập Quy trình vận hành công trình thủy lợi: ....................................

10. Các thông tin khác (nếu có): ..........................................................................

II. HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CÓ:

1. Văn bản pháp lý:

- Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương lập quy trình vận hành (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận hành;

- Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch thủy lợi vùng, các tỉnh của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ kèm theo gồm có:

- Bản dự thảo "Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi" theo mẫu Phụ lục I, Thông tư này.

- Các tài liệu tính toán (Kiểm tra lại các thông số khí tượng thủy văn, năng lực của các công trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước, tiêu nước, cân bằng nước)

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật: báo cáo tính toán nhu cầu nước, thủy văn, thủy nông, thủy lực….

- Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập quy trình.

- Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan.

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.

- Bản điện tử lưu trữ toàn bộ hồ sơ trình thẩm định.

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt quy trình vận hành (Tên quy trình)./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tên cơ quan thẩm định;
- Lưu.

[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VỪA

 

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số           /QĐ-……

                   ..............., ngày........tháng........năm 20......

 

Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi ................................

(Ban hành kèm theo Quyết định số................./QĐ-…… ngày    /     /20…
của ……………………………………..)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ sở pháp lý

Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.

2. Nguyên tắc vận hành công trình

Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.

3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình: Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ…

4. Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình đầu mối chủ yếu trong hệ thống

5. Các quy định khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của hệ thống

Chương II

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC

1. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

3. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

4. Trường hợp đặc biệt

Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

 

Chương III

VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC

I. Vận hành tiêu thoát nước

Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước, cụ thể:

1. Hệ thống không ảnh hưởng thuỷ triều

a) Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).

b) Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).

- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất);

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và thời gian tiêu nước)... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

2. Hệ thống ảnh hưởng thuỷ triều

a) Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

b) Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

c) Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

d) Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

đ) Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

e) Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

g) Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

h) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

II. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

III. Vận hành tiêu nước đệm

Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

IV. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn.

Chương IV

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi

2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất

3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống

4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu KTTV

5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTT

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi do Bộ quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý;

- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời điểm thi hành QTVH hệ thống

2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống

3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định của pháp luật

 

 

(Tên cơ quan phê duyệt )
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình

 

1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi

- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...);

- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng…).

3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in trên khổ A3;

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in trên khổ A3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

(2) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(3) Bản sao các Quyết định do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc thay đổi tên doanh nghiệp do chuyển nhượng, sát nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: (Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 17, Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 8, Khoản 12 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

 

 

 

Mẫu số 03

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ... tháng ... năm...

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………. Số Fax: ……………

Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ……………………………………

- Vị trí của các hoạt động: …………………………………………………

- Nội dung: …………………………………………………………………

- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ...

- Lý do xin cấp lại: ………………………………………………………

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

14. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Bước 2:  Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn cấp giấy phép: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai: (Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

Điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017;

- Điều 17, Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Khoản 8, Khoản 12 - Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023).

 

Mẫu số 03

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ... tháng ... năm...

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép: ……………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………. Số Fax: ………………

Đang tiến hành các hoạt động ………… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ ……………… đến ………………

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ……………………………………

- Vị trí của các hoạt động: ……………………………………………………

- Nội dung: ………………………………………………………………

- Thời hạn cấp phép: từ … ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ...

- Lý do xin cấp lại: …………………………………………………………

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

15. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ  và trình UBND tỉnh  xem xét phê duyệt nếu đủ điều kiện thì ra Quyết định  theo quy định tại Khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b khoản 4; điểm c khoản 7- Điều 12, Nghị định 114/2018/NĐ-CPngày 04/9/2018 của Chính phủ.

Trường hợp không đ điều kiện đ phê duyệt thì thông báo cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ xung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình  (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;

- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;

- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;

- Bản đồ hiện trạng công trình;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.

Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b khoản 4; điểm c khoản 7- Điều 12, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ  và trình UBND tỉnh  xem xét phê duyệt nếu đủ điều kiện thì phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định tại Khoản 1; điểm b khoản 2; khoản 4 - Điều 19, Nghị định 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Trường hợp không đ điều kiện đ phê duyệt thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình  (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Khoản 1; điểm b khoản 2; khoản 4 - Điều 19, Nghị định 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ  và trình UBND tỉnh  xem xét phê duyệt nếu đủ điều kiện thì phê duyệt phương án theo quy định tại  Khoản 1; khoản 3; điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 - Điều 7, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Trường hợp không đ điều kiện đ phê duyệt thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình  (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có)

Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được phê duyệt

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Khoản 1; khoản 3; điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 - Điều 7, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ  và trình UBND tỉnh  xem xét phê duyệt nếu đủ điều kiện thì phê duyệt phương án theo quy định tại Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 4; điểm c, d khoản 5 - Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CPngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Trường hợp không đ điều kiện đ phê duyệt thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình  (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có)

Số lượng hồ sơ: 01

Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được phê duyệt

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

 - Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 4; điểm c, d khoản 5 - Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CPngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19. Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình địa chỉ: số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn không quy định, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục thủy lợi tham mưu Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ  và trình UBND tỉnh  xem xét phê duyệt nếu đủ điều kiện thì phê duyệt phương án theo quy định tại Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 5- Điều 23, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Trường hợp không đ điều kiện đ phê duyệt thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

  Cách thức thực hiện:

- Hồ sơ gửi bằng cách: Không quy định

 Thành phần hồ sơ:

Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước quy định những nội dung chính sau:

- Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước;

- Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;

- Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;

- Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy trình về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu giữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;

- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ;

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước;

- Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;

- Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;

- Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Số lượng hồ sơ: không quy định

Thời hạn giải quyết: không quy định  ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được phê duyệt

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

 - Khoản 1; khoản 2; điểm c khoản 5- Điều 23, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

VII. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

 

          1. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

          a. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ khoản viện trợ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ.

b. Cách thức thực hiện: Không quy định

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ

- Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ (nội dung tại Phụ lục I Nghị định 50/2020/NĐ-CP);

- Văn bản của Bên viện trợ thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ, danh mục các khoản viện trợ (có bản dịch tiếng Việt kèm theo);

- Các tài liệu khác liên quan đến khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.

b. Số lượng hồ sơ: Không quy định

d. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt

đ. Đối tượng thực hiện TTHC:

Chủ khoản viện trợ

e. quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

f. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

g. Phí, lệ phí: Không

h. Tên mẫu đơn, tờ khai: Nội dung Tờ trình về việc phê duyệt tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ theo Phụ lục I của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.

i. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

k. Căn cứ pháp lý của TTHC

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

 

 

PHỤ LỤC I

CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TỜ TRÌNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP ĐỂ CỨU TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)

          I. TÊN KHOẢN VIỆN TRỢ

          II. BÊN VIỆN TRỢ

          III. CƠ QUAN CHỦ QUẢN

          Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản

          IV. CHỦ KHOẢN VIỆN TRỢ

          Tên và địa chỉ liên lạc của chủ khoản viện trợ

          V. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆN TRỢ

          - Bối cảnh thực hiện viện trợ

          - Sự cần thiết của khoản viện trợ

          VI. NỘI DUNG KHOẢN VIỆN TRỢ

          1. Mục tiêu của khoản viện trợ

          2. Tổng giá trị khoản viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra USD)

          3. Phương án phân bổ

          Nêu chi tiết số lượng phân bổ theo địa chỉ tiếp nhận và giá trị phân bổ

          4. Địa điểm tiếp nhận viện trợ

          5. Thời gian thực hiện tiếp nhận viện trợ

          VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

          Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai tiếp nhận viện trợ khẩn cấp (bố trí kinh phí, phương tiện, trang thiết bị,...)

          VIII. KINH PHÍ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ

          Nêu cụ thể các nguồn kinh phí, trách nhiệm bố trí kinh phí tiếp nhận viện trợ khẩn cấp cũng như hoạt động kiểm tra, đánh giá.

          IX. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

 

 

          2. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ

a. Trình tự thực hiện

Bước 1: quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan để có căn cứ phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 2: Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thôn trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.

Nội dung ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ.

Bước 3: Trên cơ sở các ý kiến; Cơ quan chủ quan giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Bước 4: Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan.

Bước 5: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.

b. Cách thức thực hiện: Không quy định

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ;

- Văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ);

- Dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo mẫu Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.

b) Số lượng: không quy định

d. Thời hạn giải quyết:

Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan thôn trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản.

đ. Đối tượng thực hiện TTHC:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

e. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

f. Kết quả thực hiện TTHC: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ

g. Phí, lệ phí: Không

h. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Nội dung Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo Phụ lục II của Nghị định số 50/2020/NĐ-CP.

i. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

k. Căn cứ pháp lý của TTHC

Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

 

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN KIỆN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ KHẨN CẤP

ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ)

 

          I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOẢN VIỆN TRỢ

          1. Tên khoản viện trợ

          2. Bên viện trợ

          3.Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ khoản viện trợ

          4. Thời gian dự kiến thực hiện viện trợ

          5. Địa điểm thực hiện

          II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT

          1. Cơ sở pháp lý

          2. Bối cảnh và sự cần thiết tiếp nhận viện trợ

          III. MỤC TIÊU TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ

          Nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của khoản viện trợ

          IV. MÔ TẢ NỘI DUNG VIỆN TRỢ

          Nêu rõ các nội dung viện trợ, hình thức viện trợ, phương thức tiếp nhận viện trợ, phương án phân bổ viện trợ, cơ chế phối hợp giữa các bên trong tiếp nhận viện trợ,...

          V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

          Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ khoản viện trợ

          VI. KẾ HOẠCH THỰC hiện kiểm tra và đánh giá

          1. Kế hoạch chi tiết việc thực hiện khoản viện trợ

          2. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện khoản viện trợ

          3. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện viện trợ

          VII. TỔNG VỐN VIỆN TRỢ

          1. Tổng vốn viện trợ (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:

          - Vốn viện trợ không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ)

          - Vốn đối ứng (VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ). Trong đó:

          + Hiện vật: tương đương: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)

          + Tiền mặt: ....(VNĐ và quy đổi ra đô la Mỹ)

          VIII. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CỦA BÊN TÀI TRỢ

          Các điều kiện ràng buộc của Bên viện trợ (nếu có)

          IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢN VIỆN TRỢ

          Hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro sau khi kết thúc khoản viện trợ.

         

          3. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ.

a. Trình tự thực hiện

Bước 1: Khi có sự thay đổi về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ đối với các khoản viện trợ không thuộc nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo; các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cơ quan chủ quản gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan.

Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Bước 3: Chủ khoản viện trợ tiếp nhận, quản lý và sử dụng khoản viện trợ theo quy định.

b. Cách thức thực hiện: Không quy định

c. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

d. Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ. Đối tượng thực hiện TTHC:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

e. quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

f. Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai

g. Phí, lệ phí: Không

h. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

i. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

k. Căn cứ pháp lý của TTHC

Tại điểm b khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

 

VIII. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

 1. Tên thủ tục: Chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

Trình tthực hiện:

a) Chủ rừng gi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân cấp tỉnh xem xét;

c) Trước 15 ngày của kỳ họp Hội đồng nhân dân gn nhất, Ủy ban nhân dân cấp tnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyn loại rừng. Sau 15 ngày của kỳ họp, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển loại rừng;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi có quyết định chủ trương, Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định chuyển loại rừng.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Thành phần, slượng hồ sơ:

a) Tên thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của chrừng;

- Phương án chuyn loại rừng.

b) Slượng bộ hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chuyển loại rừng

Phí, lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 40 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

2. Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ.

Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT) nộp 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công (Bộ phận TN&TKQ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trực tiếp tại địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trong giờ hành chính) hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ.

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến bằng văn bản các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chủ rừng được nhà nước giao đất, giao rừng hoặc cho thuê đất, cho thuê rừng về nội dung phương án.

- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, trình ban hành Quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các loại bản đồ:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 28 ngày.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT).

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

Mẫu số 01-Phụ lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TÊN CHỦ RỪNG…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

 

 

Kính gửi: ………………… (1)………………………

 

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững (QLRBV); Thông tư số  /2023/TT-BNNPTNT ngày     /         /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT, (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung).

5. Mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu).

6. Những nội dung chính thực hiện phương án (Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của phương án (nêu tóm tắt nội dung).

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung).

8. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Chủ rừng (tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.

 

 

i nhận:

- Như trên;

- ……;

- Lưu: VT, ……

 

 

Chủ rừng

( tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

 

Mẫu số 04 – Phụ lục IV

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TÊN CHỦ RỪNG…

Số:      /TTr-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày      tháng  năm 20…..

 

TỜ TRÌNH

Về việc điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

 

 

Kính gửi: ………………… (1)………………………

 

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /2023/TT-BNNPTNT ngày / /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn c... (các văn bn quy phạm pháp lut quy đnh v m nghip và các văn bn của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Điều chỉnh hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng (nêu tóm tắt nội dung nếu có). 2. Điều chỉnh mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu nếu có).

3. Điều chỉnh những nội dung thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có). 4. Điều chỉnh dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nếu có)

5. Điều chỉnh giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung nếu có). …………………………………………………………………………

(Tại các Mục từ 1 đến 5…. nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn (khoa học nếu có) đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).

(Có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Chủ rừng (Tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.

i nhận:

- Như trên;

- ……;

- Lưu: VT, ……

 

Chủ rừng

( tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

 

PHỤ LỤC II

MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là phương án)

3. Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Chương 1

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

2. Văn bản của địa phương

II. CAM KẾT QUỐC TẾ III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng 2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị (chủ rừng):…………………………………………………….

2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...........; huyện ............; tỉnh ........;

3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Nhận xét: Đặc điểm chung của đơn vị.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý (tiếp giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc); Tọa độ: kinh độ; vĩ độ), địa hình

2. Khí hậu

3. Thủy văn

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

2. Kinh tế: Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư

3. Xã hội: Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

IV. GIAO THÔNG

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực 2. Hệ thống giao thông đường thủy

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu)

Nhận xét: Hiện trạng tài nguyên rừng có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

VIII. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư

2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị...của chủ rừng 3. Kết quả các chương trình, dự án đã và đang thực hiện

Nhận xét: Thực trạng cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên 2. Quản lý rừng trồng

3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học a) Đa dạng thực vật rừng

b) Đa dạng động vật rừng

c) Cứu hộ, phát triển sinh vật

d) Danh lục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhận xét: Những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

IX-A. PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU RỪNG ĐẶC DỤNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng đặc dụng)

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

2. Phân khu phục hồi sinh thái

3. Phân khu dịch vụ, hành chính

4. Vùng đệm: Diện tích, hiện trạng vùng đệm ngoài, vùng đệm trong (nếu có)

Nhận xét: Thực trạng phân khu, vùng đệm có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động của đơn vị.

IX-B. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG PHÒNG HỘ CỦA RỪNG (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng phòng hộ)

Căn cứ tiêu chí rừng phòng hộ, chủ rừng xác định chứng năng phòng hộ của rừng và xác định diện tích của từng loại rừng được giao, gồm:

1. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

2. Diện tích rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

3. Diện tích rừng phòng hộ biên giới ... ha (rừng tự nhiên.. .ha; rừng trồng...ha)

4. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

5. Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ... ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KỀ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)

Nhận xét: Những thuận lợi, khó khăn.

IX-D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KẾ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ)

1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.

2. Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng: Nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu từ liên kết, liên doanh, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nguồn thu khác...

3. Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng: chi lương, chi cho các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng...chi khác theo quy định.

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

b) Mục tiêu về môi trường c) Mục tiêu về xã hội

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng.

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)

1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản).

2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có).

3. Khu vực rừng, đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

IV. KẾ HOẠCH KHOÁN RỪNG, VƯỜN CÂY VÀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐANG CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI ĐỊA PHƯƠNG; CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

1. Kế hoạch khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước.

a) Khoán ổn định.

b) Khoán công việc, dịch vụ…vv.

2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý (nếu có).

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: .... ha, trong đó: - Rừng đặc dụng: ...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha).

- Rừng phòng hộ (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha). - Rừng sản xuất (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, cứu hộ, tái thả động vật rừng và khu rừng có giá trị về sinh thái, môi trường, ý nghĩa về văn hóa, xã hội.

2. Kế hoạch phát triển rừng.

a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung.

- Làm giàu rừng.

- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng.

b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất.

- Phát triển rừng tự nhiên.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

+ Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

- Phát triển rừng trồng.

+ Lựa chọn loài cây trồng;

+ Sản xuất cây con;

+ Trồng rừng mới;

+ Trồng lại rừng sau khai thác;

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

3. Khai thác lâm sản.

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng đặc dụng.

- Khai thác rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu, khoa học.

- Khai thác tận dụng, tận thu lâm sản.

b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ.

- Khai thác tận dụng, tận thu gỗ.

- Khai thác gỗ rừng trồng.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

c) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng.

+ Khai thác gỗ rừng trồng.

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

d) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác.

- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây.

- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác.

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi.

- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm.

- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

- Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản lượng khai thác.

đ) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.

e) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm.

- Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác.

- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh), hoặc tự tổ chức chế biến.

4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực.

a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được thể hiện trên bản đồ.

6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, bao gồm: tên địa danh, diện tích, loài cây trồng, vật nuôi sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp: chủ rừng tự tổ chức sản suất; tổ chức, cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất.

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.

- Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện.

- Mở đường mới, đường nhánh, tên tuyến, giá trị sử dụng, thời gian thực hiện.

- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích (chỉ áp dụng cho rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất).

- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ, trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện.

- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian thực hiện.

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng.

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng.

b) Hình thức tổ chức thực hiện.

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

a) Các dịch vụ được tiến hành.

b) Tổ chức triển khai, thực hiện.

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng.

a) Thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học.

b) Điều tra, kiểm kê rừng.

12. Chế biến, thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, máy móc, sản phẩm, thị trường tiêu thụ... (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).

VI. KHÁI TOÁN, DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp khái toán, dự kiến nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững.

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

b) Bảo vệ rừng.

c) Phát triển rừng.

d) Nghiên cứu khoa học, cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng, đào tạo, tập huấn.

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

e) Ổn định dân cư.

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng.

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

i) Chế biến, thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động này).

2. Nguồn vốn đầu tư.

a) Vốn tự có.

b) Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng.

d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích, khoa học công nghệ...).

đ) Dịch vụ môi trường rừng.

e) Khai thác lâm sản.

g) Hỗ trợ quốc tế.

h) Các nguồn khác....

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực.

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan.

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ.

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.

5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh).

6. Giải pháp khác.

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế.

a) Giá trị sản phẩm thu được.

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.

c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng).

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con, môi trường rừng, chế biến, thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ...vv.

2. Hiệu quả về xã hội.

Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng).

3. Hiệu quả về môi trường.Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án.

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so với phương thức trước đó.

2. Để thực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ chế, chính sách./.

Phần 2

HỆ THỐNG CÁC LOẠI BẢN ĐỒ VÀ BIỂU

KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ

1. Bản đồ hiện trạng rừng năm 202.., tỷ lệ 1/……;

2. Bản bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 202..,tỷ lệ 1/...;

3. Bản đồ quản lý rừng bền vững, giai đoạn 202…- 202…, tỷ lệ 1/…;

II. HỆ THỐNG CÁC BIỂU

Biểu số 01

Thống kê dân sinh, kinh tế - xã hội.

Biểu số 02

Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông.

Biểu số 03

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã.

Biểu số 04

Thống kê hiện trạng rừng năm 20...

Biểu số 05

Thống kê trữ lượng các loại rừng năm 20...

Biểu số 06

Danh lục các loài thực vật rừng chủ yếu.

Biểu số 07

Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 08

Danh lục các loài động vật rừng chủ yếu.

Biểu số 09

Danh lục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Biểu số 10

Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 11

Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 20..-20...

Biểu số 12

Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 13

Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 20..- 20...

Biểu số 14

Kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.

 

 

 

Mẫu số 02 – Phụ lục IV

TÊN (BỘ/UBND TỈNH/HUYỆN) TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (báo cáo)

Số:      /TTr-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày      tháng  năm 20…..

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định phê duyệt/điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

 

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số /202../TT-BNNPTNT ngày      /         /202… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm ... của cơ quan/cấp (Tên cơ quan/cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định) về thành lập Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……….) (nếu có)

Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) hoặc Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……… ) đã tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững tại Văn bản số ………ngày…./…./202….và báo cáo kết quả thẩm định như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

1. Tờ trình (hoặc Đơn đề nghị) của chủ rừng trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

2. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đề nghị phê duyệt/hoặc Phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

3. Các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững đề nghị phê duyệt /hoặc các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định (nếu có):

4. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

 

Phần thứ hai

 

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH (PHÊ DUYỆT/ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

 

I. THÔNG TIN CHUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Tên phương án:

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ :

4. Thời gian thực hiện:

5. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP/THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp/thành viên hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

Các ý kiến khác (nếu có). ………………………………………….

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp).

IV. KẾT LUẬN

1. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đạt yêu cầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

(Có dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng kèm theo)

2. Phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh) của chủ rừng chưa đạt yêu cầu đề nghị chủ rừng bổ sung, chỉnh lý các nội dung sau (nêu rõ lý do):

…………………………………………………………………………………

Trên đây là ý kiến thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) của (Cơ quan thẩm định/ Hội đồng thẩm định) về Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (Tên chủ rừng) đề nghị (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững) xem xét quyết định phê duyệt/điều chỉnh phương án (nếu đạt yêu cầu) hoặc không phê duyệt (nếu chưa đạt yêu cầu).

 

i nhận:

- Như trên;

- Cơ quan có liên quan;

- Lưu: VT, ……

 

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Mẫu số 03 - Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

 

Số:      /QĐ-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày      tháng  năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng) (áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

 

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đối với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số …. /BC-…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đề nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về phê duyệtPhươngánquảnlýrừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của (tên chủ rừng), với những nội dung sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ:

4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

a) Hiện trạng đất đai

b) Hiện trạng tài nguyên rừng

5. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung:

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu kinh tế:

- Mục tiêu xã hội:

- Mục tiêu môi trường:

6. Những nội dung chính thực hiện phương án

a) Kế hoạch sử dụng đất

b) Kế hoạch khoản bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư

c) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

- Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học:……………..

- Kế hoạch phát triển rừng:……………..

- Kế hoạch khai thác lâm sản:……………………………………

d) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

e) Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

g) Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

h) Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

i) Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

l) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, điều tra, kiểm kê rừng

m) Chế biến, thương mại lâm sản

n) Kế hoạch khác: …...…..…………………………………………………

7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện

Dự kiến tổng vốn:………………. tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước:…………

b) Vốn tự có:……………

c) Vốn liên doanh, liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác:………….

8. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp tổ chức quản lý, sử dụng đất.

b) Giải pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ.

d) Các giải pháp khác…..

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:…………………

2. Trách nhiệm của chủ rừng:……………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc…), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

i nhận:

- Như Điều 3;

- Cơ quan có liên quan;

- Lưu: VT, ……

 

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

ẫu số 05-Phụ lục IV

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

 

Số:      /QĐ-…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……., ngày      tháng  năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số      /QĐ-… ngày.. /../20.. của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)

(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

 

QUAN PHÊ DUYỆT Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn c văn bn quy phm pháp lut quy đnh chức năng, nhiệm v, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của cơ quan phê duyệt (áp dụng đối với Quyết định của các Bộ, ngành);

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (áp dụng đối với Quyết định của UBND cấp tỉnh);

Căn cứ……….(áp dụng đi với Quyết định của các chủ rừng là tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp FDI trường hợp tự phê duyệt);

Căn c... (các văn bản quy phm pháp lut quy đnh v lâm nghip, quy đnh v quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số…… /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo đ nghị tại Tờ trình số…./TTr- ngày…./…/20…của….(tên chủ rừng) về điều chỉnhPhươngánquảnlýrừng bền vững,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng)

1. Sửa đổi, bổ sung điểm … khoản … Điều 1 như sau:  “……………………...”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản…Điều 2 như sau: “……..………………………...”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số /QĐ-…. ngày…/ …/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng) – (nếu có).

1. Thay thế …… bằng ….. tại điểm … khoản …. Điều …. …………………

2. Thay thế Biểu số….Phụ lục….bằng Biểu số….Phụ lục….ban hành kèm theo

quyết định này. ……………………………………………………………

3. Bãi bỏ từ, cụm từ ….. tại hoặc điểm … khoản … Điều … của Quyết định số    /QĐ-…. ngày …/…/20…của (Tên cơ quan phê duyệt) về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng) …………………………………… (Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng (Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố hoặc….), Cục trưởng (Vụ trưởng) các Vụ: (tên các Cục, Vụ, đơn vị) hoặc Giám đốc các Sở:….., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

i nhận:

- Như Điều 3;

- Cơ quan có liên quan;

- Lưu: VT, ……

 

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

3. Tên thủ tục: Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ tới Trung tâm Phục vụ hành chính công trỉnh Ninh Bình. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp số có trách nhiệm cấp số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, Cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

Đối với các loài động vật hoang thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở;

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.

- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

Cách thức thực hiện: trực tiếp; qua bưu điện; Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

- Bản chính Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).

- Bản chính phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết:

- Thời gian cấp mã số: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, không quá 30 ngày.

- Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở:

+ Thời gian Cơ quan cấp mã số gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

+ Thời gian Cơ quan khoa học CITES Việt Nam trả lời bằng văn bản: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số.

- Thời gian cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam: 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấpsố cơ sở nuôi, trồng.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan Kiểm lâm cấp tnh đối với trường hợp đăng ký số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II; các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES, trừ các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tnh đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số cơ sở nuôi, trồng hoặc văn bản từ chối cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.

Phí, lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có

- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

- Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).

- Phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại

- Có phương án nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 05 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

- Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.

- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.

* Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại

a) Đối với động vật:

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;

- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

- Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác liên quan trong tự nhiên;

- Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

b) Đối với thực vật:

- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;

- Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;

- Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

c) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.

Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

Mẫu số 03: Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang nguy cấp)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ CƠ SỞ NUÔI, TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM; ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES

Kính gửi: ………………………………………………………..

1. Tên và địa chỉ:

Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………………. Fax (nếu có): …………

2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: ……………………………………………………

3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □

4. Mục đích nuôi, trồng:

Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □

5. Các loài nuôi, trồng:

STT

Tên loài

Số lượng (cá thể)

Nguồn gốc

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

6. Các tài liệu kèm theo:

- Hồ sơ nguồn gốc;

- ……………………

 

 

Địa điểm ..., ngày.... tháng ... năm ...
Ký tên
(Tổ chức: ghi họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng du; cá nhân: ghi họ, tên)

 

 

PHỤ LỤC IV

MẪU PHƯƠNG ÁN NUÔI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang nguy cấp)

I. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG VỚI LOÀI NUÔI SINH SẢN1

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES

1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ……………………………………………………………

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ……………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:.... Ngày cấp:……………… Nơi cấp:

3. Ngày thành lập cơ sở: …………………………………………………………………

4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): ………………………………………

5. Mục đích nuôi: □ mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại

6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.

7. Hiện trạng tổng đàn gồm: đàn bố mẹ, đàn giống hậu bị đang nuôi và đàn con (số lượng cá thể, giới tính và độ tui).

Bố mẹ

Hậu bị

Con non trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị)

Con non chưa trưởng thành

Tổng đàn

Ghi chú

Đực

Cái

Đực

Cái

Đực

Cái

Không xác định

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9=1+2+3+4+5+6+7+5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Nếu cơ sở mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh cơ sở được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một cơ sở khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.

9. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới, gồm:

9.1. Số lượng cá thể con sinh sản hàng năm

a) Đối với loài đẻ trứng (loài đẻ con không phải điền thông tin vào mục này)

Năm

Bmẹ

Giai đoạn trứng (nếu có) và con non

Con non đã trưởng thành

Đực

Cái

Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản

Số ổ trứng bình quân/ổ trứng

Tổng số trứng

Tỷ lệ trứng hỏng (%)

Strứng nở

Con non chưa trưởng thành

Tỷ lệ chết con non (%)

Con trưởng thành

Tỷ lệ chết con trưởng thành

Quá khứ2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện tại3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đối với loài đẻ con (loài đẻ trứng không phải điền thông tin vào mục này)

Năm

Bố mẹ

Giai đoạn con non chưa trưởng thành

Con non đã trưởng thành

Đực

Cái

Số con non trung bình được sinh sản/01 cá thể mẹ

Tỷ lcá thể mẹ sinh sản (%)

Tỷ lệ con non bị chết (%)

Tổng con non hiện

Tlệ chết (%)

Tổng con trưởng thành

Quá khứ5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện tại6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến7

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2. Những biến động bt thường trong sinh sản hàng năm (nếu có), giải thích nguyên nhân những biến động bất thường.

10. Đánh giá nhu cầu dự kiến và nguồn cung cấp con giống bổ sung cho đàn giống sinh sản của cơ sở nhằm tránh sinh sản đồng huyết, cận huyết.

11. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Cháp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).

12. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chip điện tử, cắt tai, cắt vây) nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.

13. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai:

- Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.

- Mật độ nuôi.

- Các mô tả khác.

14. Mô tả các biện pháp chăm sóc

- Thức ăn.

- Nước uống.

- Mô tả khác.

15. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).

16. Vệ sinh môi trường

- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).

- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.

17. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.

18. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài.

19. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:

- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.

- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.

- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.

20. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.

 

 

Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ...
Ký tên
(Tổ chức: ghi họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi họ, tên)

 

 

 

II. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LOÀI NUÔI SINH TRƯỞNG8

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES

1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ……………………………………………………………

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ……………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/:………….. Ngày cấp:.... Nơi cấp:……

3. Ngày thành lập cơ sở: …………………………………………………………………

4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): ………………………………………

5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại

6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật: …………………………………………………………………………………

7. Hiện trạng tổng đàn gồm:

Cá thể trưởng thành

Cá thể chưa trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ hậu bị)

Tổng đàn

Ghi chú

Đực

Cái

Không xác định

 

 

1

2

3

4

5=1+2+3+4

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

9. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).

10. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật.

11. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai.

Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.

12. Mô tả các biện pháp chăm sóc

- Thức ăn: mô tả thức ăn, lượng thức ăn trung bình cho 1 cá thể/ngày, tần suất cho ăn (số lần ăn/ngày).

- Thức ăn.

- Nước uống.

- Mô tả khác.

13. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).

14. Vệ sinh môi trường

- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).

- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.

15. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.

16. tả thủ tục kiểm tra và giám sát được sử dụng để nhận dạng động vật nuôi hợp pháp (gồm bố mẹ, đàn hậu bị và các con) và phát hiện các cá thể có nguồn gốc bất hợp pháp được đưa vào cơ sở nuôi.

17. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài:

- Số lượng cá thể đực, cái thuần chủng, độ tuổi của động vật tái thả lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở nuôi không vì mục đích thương mại.

- Thời điểm tái thả li môi trường tự nhiên.

- Tần suất tái thả (nếu có).

- Các biện pháp khác.

18. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:

- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.

- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu ) và các biện pháp phòng chống rủi ro.

- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.

19. tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.

  

Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ...
tên
(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi rõ họ, tên)

__________________________

1 Mỗi loài sẽ một phương án nuôi riêng.

2 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.

3năm đăng ký cơ sở nuôi.

4 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm ktừ năm đề nghị đăngmã số.

5 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.

6 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.

7 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.

8 Mỗi loài phải lập một phương án nuôi riêng.

 

 

Mẫu số 07: Phương án trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES

(Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang nguy cấp)

PHƯƠNG ÁN TRỒNG THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM NHÓM IIA; CÁC LOÀI THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC II, III CITES

1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ………………………………………

Số CMND/căn cước công dân/Hộ chiếu:…………….Ngày cấp:……………....

Nơi cấp:................................................................................................................

3. Loài đăng ký trồng (tên khoa học và tên thông thường): ……………………

4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên: …………………

5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng: ………………………………

6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

7. Tài liệu chứng minh nguồn gốc giống hợp pháp theo của loài đăng ký trồng.

8. Thuyết minh và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài đối với trường hợp trồng không vì mục đích thương mại:

- Số lượng thực vật thuần chủng và độ tuổi của thực vật tái trồng lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở trồng không vì mục đích thương mại.

- Đóng góp khác cho bảo tồn (giáo dục thiên nhiên, tài trợ cho các dự án bảo tồn...).

9. Mô tả các biện pháp phòng, chống sự phát tán của thực vật ra môi trường tự nhiên đối với loài được trồng tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài./.

  

Địa điểm ..., ngày.... tháng... năm ...
tên
(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi rõ họ, tên)

 

 

 

4. Tên thủ tục: Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại (Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện). Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

b) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại phê duyệt Phương án khai thác và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT.

4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan Kiểm lâm sở tại (Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện)

 

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

4.8. Phí, lệ phí (nếu có): không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ  khai:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 7 Thông tư 26/2022/TT- BNNPTNT.

 

 

Mẫu số 10. Đơn đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 
   

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN (*)

(1) ……..……………..

 

Kính gửi (2): ……………………………………………………………

 

  1. Thông tin chủ rừng:

a) Tên chủ rừng (3):..................................................................................................

  • Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (4): ………..………....…..…

c) Địa chỉ chủ rừng (5):.............................................................................................

d) Số điện thoại:........................................; Địa chỉ Email:.....................................

  1. Nội dung đề nghị phê duyệt: Phương án khai thác (1)

…………..…….……...…………………………………………………………..

  1. Tài liệu gửi kèm:

- Bản chính Phương án (1)…….......................................................................…….

- Tài liệu khác (nếu có)..........................................................................................

 

……….., ngày ….... tháng …..… năm …...

CHỦ RỪNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Ghi chú:

(*) Mẫu này do chủ rừng lập khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gỗ/thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường từ tự nhiên/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường.

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc trường hợp khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

(2) Ghi rõ tên cơ quan phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 hoặc khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

 

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

 

Mẫu số 12: Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 
   

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHƯƠNG ÁN

 

 
   

KHAI THÁC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN

 

 

    1. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC

1. Tên và địa chỉ (1): …………………………..…….……..……….……………

2. Mục đích khai thác (2):……………………………………………………….

    1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC KHAI THÁC, LOÀI KHAI THÁC, PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC
  1. Tổng quan chung khu vực khai thác
    1. Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn), kinh tế, xã hội.

1.2. Hiện trạng khu vực khai thác (3): ……………..…….….…...……….………

  1. Mô tả thông tin loài đề nghị khai thác (4):……………...……………………

3. Phương án khai thác (5): …………………………………………...…………

4. Tài liệu kèm theo:

  • Bản sao Quyết định thành lập nếu chủ thể khai thác là tổ chức (nếu có);
  • Bản đồ hiện trạng rừng (nếu có), bản đồ khu vực khai thác.
  • Bản sao tài liệu có liên quan khác (nếu có).

 

…….., ngày……. tháng …… năm ….

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Phê duyệt của cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác

……………………………………………………………………………………………........…

………………………………………………………………….

……….,ngày … tháng … năm 20…

(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi thông tin chủ thể lập phương án khai thác:

  • Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

- Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân. Trường hợp chủ rừng liên kết với tổ chức, cá nhân khác để khai thác, đề nghị nêu rõ tất cả các thông tin của chủ rừng/tổ chức/cá nhân khai thác, trong đó làm rõ tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm khai thác chính.

(2) Ghi rõ mục đích khai thác: Vì mục đích thương mại/ không vì mục đích thương mại.

(3) Ghi thông tin hiện trạng khu vực khai thác:

  • Diện tích khu vực khai thác:
  • Nếu khu vực khai thác có rừng: Diện tích rừng; loại rừng; trạng thái rừng, diện tích từng trạng thái; mô tả khu hệ động vật, thực vật của khu vực khai thác. Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô: …, khoảnh: … , tiểu khu
  • Nếu khu vực khai thác không có rừng: Mô tả sinh cảnh khu vực khai thác (hiện trạng thực vật, diện tích khu vực trên cạn và khu vực dưới nước nếu có….); mô tả hệ động vật, thực vật khu vực dự kiến khai thác.
  • Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu vực dự kiến khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
  • Tên chủ rừng (nếu khai thác tại khu vực có rừng): địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất rừng (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo).

(4) Ghi thông tin hiện trạng loài đề nghị khai thác, gồm:

  1. Mô tả về loài: Đặc tính sinh học của loài; độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.
  2. Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác: Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); số lượng con trưởng thành (số con cái và đực); số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được); số lượng con già (không còn khả năng sinh sản); đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
  3. Tài liệu kèm theo: Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000; các tài liệu khác nếu có.

(5) Ghi thông tin phương án khai thác, bao gồm:

  1. Loài khai thác: Tên loài (gồm tên thông thường và tên khoa học); loại mẫu vật khai thác; số lượng (tổng số lượng) và đơn vị tính; tổng số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái; độ tuổi (con non, con trưởng thành).
  2. Thời gian khai thác: từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm … (tối đa không quá 03 tháng).
  3. Mục đích khai thác:
  4. Phương pháp khai thác: Phương tiện, công cụ sử dụng trong khai thác: tên, số lượng…; phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...)

đ) Danh sách những người thực hiện khai thác.

 

 

5. Tên thủ tục: Công nhận, công nhận lại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận hoặc công nhận lại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, hoặc nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Ninh Bình: dichvucong.ninhbinh.gov.vn hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. (Cơ quan giải quyết: Chi cục Kiểm lâm).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ và nêu rõ lý do.

b) Bước 2: Thẩm định và trả kết quả.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06 Phụ lục III và Mục B Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT); trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp không công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tuyến.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính);

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT (bản chính).

b) Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

Phí, lệ phí:

- Công nhận lâm phần tuyển chọn: 600.000 đồng/lô giống;

- Công nhận vườn giống: 2.400.000 đồng/vườn giống;

- Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa phương thực hiện.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT;

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015.

- Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trường Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

- Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

 

 

Mẫu số 04. Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:            /….…

V/v công nhận nguồn giống

cây trồng lâm nghiệp

 

………, ngày….tháng….năm 2022

 

 

Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương)

Căn cứ kết quả xây dựng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, (tên tổ chức/cá nhân) làm văn bản này đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương) thẩm định và công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp sau đây:

Tên chủ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (tổ chức, cá nhân):

 

Địa chỉ (Kèm số điện thoại/Fax/E-mail nếu có):

 

Mã số doanh nghiệp (nếu có):

 

Loài cây

1. Tên khoa học

2. Tên Việt Nam

Vị trí hành chính và địa lý của nguồn

giống

- Tỉnh: … Huyện: … Xã: …

- Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường,

công ty, tổ chức khác:

- Vĩ độ: … Kinh độ:……..

- Độ cao trên mặt nước biển:

Các thông tin chi tiết về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị công nhận:

1. Năm trồng (mục này không bắt buộc đối với nguồn giống cây trồng lâm nghiệp có

nguồn gốc tự nhiên):

2. Vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy

mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính, rừng tự nhiên…):

3. Sơ đồ bố trí cây trồng:

4. Diện tích:

5. Chiều cao trung bình (m):

6. Đường kính trung bình ở vị trí 1.3m (m):

7. Đường kính tán cây trung bình (m):

8. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện tại (số cây/ha):

9. Tình hình ra hoa, kết quả (hạt):

10. Năng suất, chất lượng:

11. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng giống nhân từ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp này (nếu có):

Sơ đồ vị trí nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (nếu có):

Loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị được công nhận:

 Vườn giống hữu tính

 Vườn giống vô tính

 Lâm phần tuyển chọn

 Rừng giống chuyển hóa từ rừng tự nhiên

 Rừng giống chuyển hóa từ rừng trồng

 Rừng giống trồng

 Cây trội

 Cây đầu dòng

 Vườn cây đầu dòng

 

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 05. Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:            /….…

 

………, ngày….tháng….năm 2022

 

BÁO CÁO

KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Thông tin về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

+ Nguồn gốc:

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng:

+ Nguồn vật liệu giống ban đầu:

+ Sơ đồ bố trí nguồn giống:

+ Diện tích trồng:

+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán:

+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại:

+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt:

+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...

3. Đánh giá nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

(Tập trung đánh giá các chỉ tiêu so với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận).

4. Kết luận và đề nghị

Kèm theo tài liệu minh chứng nguồn gốc vật liệu giống để xây dựng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (trừ nguồn giống là cây trội chọn từ cây phân tán và nguồn giống có nguồn gốc từ rừng tự nhiên).

 

Nơi nhận:

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 06. Quyết định công nhận/hủy bỏ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

 TẠI ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:…../QĐ-………

…….., ngày……tháng……năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận/hủy bỏ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

 

 

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC KIỂM LÂM/ LÂM NGHIỆP

Căn cứ ……;

Căn cứ Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp;

Theo đề nghị của ...

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận/hủy bỏ công nhận nguồn giống …… (chi tiết loài cây, diện tích, loại nguồn giống, mã số nguồn giống, địa điểm, thời hạn sử dụng, số lượng tối đa vật liệu giống có thể cung cấp trong 1 năm và chủ nguồn giống).

Điều 2. Trách nhiệm của chủ nguồn giống.

Điều 3. Chánh Văn phòng/Văn phòng Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương,

Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ nguồn giống chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu: VT,…

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA

NGƯỜI KÝ

(ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Họ và tên

 

 

6. Tên thủ tục: Phê duyệt, điều chỉnh, thiết kế dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư)

Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Chủ đầu tư gửi hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định) đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

Bước 2:

Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh và có báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh và chuyển trả kết quả cho chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp không phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định thông báo bằng văn bản cho cơ thẩm định và chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng .

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

-Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

-Thuyết minh thiết kế được lập theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

- Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp;

-Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan;

-Dự toán công trình sinh được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019.

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 19 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề cương thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

- Mẫu văn bản liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu công trình lâm sinh ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.

 

Phụ lục I

ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. NỘI DUNG THUYẾT MINH CHUNG

1. Tên công trình: xác định tên công trình cụ thể là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng,… hoặc bảo vệ rừng.

2. Dự án: tên dự án, số quyết định phê duyệt, ngày tháng năm ban hành, cấp ban hành.

3. Mục tiêu: xác định rõ mục tiêu xây dựng nhằm mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất...

4. Địa điểm xây dựng: theo đơn vị hành chính, theo hệ thống đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô.

5. Chủ quản đầu tư: cấp quyết định đầu tư hoặc cấp giao ngân sách.

6. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao kinh phí ngân sách nhà nước

7. Căn cứ pháp lý và tài liệu liên quan: những tài liệu liên quan trực tiếp đến công trình gồm:

- Văn bản pháp lý;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc quy hoạch ngành liên quan;

- Dự án đầu tư được phê duyệt đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công;

- Kế hoạch bố trí kinh phí hằng năm đối với công trình sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

- Các tài liệu liên quan khác.

8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a) Vị trí địa lý: khu đất/rừng thuộc tiểu khu, khoảnh, lô;

b) Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì;

c) Tình hình khí hậu, thủy văn và các điều kiện tự nhiên khác trong vùng: xác định các yếu tố ảnh hưởng như đến yếu tố mùa vụ, việc lựa chọn biện pháp kỹ thuật ...;

d) Điều kiện kinh tế - xã hội: khái quát những nét cơ bản, liên quan trực tiếp đến hoạt động thực thi công trình lâm sinh, bảo vệ rừng.

9. Nội dung thiết kế: nêu nội dung thiết kế từng công trình cụ thể theo quy định tại mục II Phụ lục này.

10. Thời gian thực hiện, gồm: thời gian khởi công và hoàn thành; nội dung hoạt động từng năm (nếu công trình kéo dài nhiều năm); chi tiết các hoạt động theo tháng (nếu công trình thực hiện một năm).

STT

Hạng mục

ĐVT (ha/lượt ha)

Khối lượng

Kế hoạch thực hiện

Năm…

Năm…

Năm…

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Dự toán vốn đầu tư, nguồn vốn

11.1. Dự toán vốn đầu tư: việc tính toán vốn đầu tư được tiến hành theo từng lô. Những lô có điều kiện tương tự được gộp thành một nhóm. Tổng vốn cho từng công trình lâm sinh được tính thông qua việc tính toán chi phí trực tiếp cho từng lô, sau khi nhân với diện tích sẽ tổng hợp và tính các chi phí cần thiết khác.

STT

Hạng mục

Số tiền (1.000 đ)

 

TỔNG (I+II+…+ VI)

 

I

Chi phí xây dựng

 

1

Chi phí trực tiếp

 

1.1

Chi phí nhân công

 

 

Xử lý thực bì

 

 

Đào hố

 

 

Vận chuyển cây con thủ công

 

 

Phát đường ranh cản lửa

 

 

Trồng dặm

 

 

…..

 

 

…..

 

1.2

Chi phí máy

 

 

Đào hố bằng máy

 

 

Vận chuyển cây con bằng cơ giới

 

 

Ủi đường ranh cản lửa

 

 

…..

 

 

…..

 

1.3

Chi phí vật tư, cây giống

 

 

Cây giống (bao gồm cả trồng dặm)

 

 

Phân bón

 

 

Thuốc bảo vệ thực vật

 

 

…..

 

 

…..

 

2

Chi phí chung

 

 

…..

 

 

…..

 

3

Thu nhập chịu thuế tính trước

 

 

…..

 

 

…..

 

4

Thuế giá trị gia tăng

 

 

…..

 

 

…..

 

II

Chi phí thiết bị

 

 

…..

 

 

…..

 

III

Chi phí quản lý

 

 

…..

 

 

…..

 

IV

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

…..

 

 

…..

 

V

Chi phí khác

 

 

…..

 

 

…..

 

VI

Chi phí dự phòng

 

 

…..

 

 

…..

 

11.2. Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn Ngân sách Nhà nước;

- Vốn khác (vay ngân hàng, liên doanh, liên kết,...).

11.3. Tiến độ giải ngân

STT

Nguồn vốn

Tổng

Năm 1

Năm 2

….

Năm kết thúc

 

Tổng vốn

 

 

 

 

 

1

Vốn ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

2

Vốn khác

 

 

 

 

 

12. Tổ chức thực hiện:

- Phân công trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân tham gia các công việc cụ thể;

- Nguồn nhân lực thực hiện: xác định rõ tổ chức hoặc hộ gia đình của thôn, xã hoặc cộng đồng dân cư thôn thực hiện.

II. NỘI DUNG THIẾT KẾ CỤ THỂ

I. Điều tra, khảo sát hiện trạng

1. Công tác chuẩn bị:

a) Thu thập tài liệu có liên quan:

- Bản đồ địa hình có hệ tọa độ gốc VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi, bản đồ hiện trạng và quy hoạch của dự án được phê duyệt;

- Định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện các biện pháp lâm sinh và định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ bản khác có liên quan của trung ương và địa phương;

- Tài liệu, văn bản khác có liên quan đến công tác thiết kế.

b) Dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm, bao gồm: máy định vị GPS, thiết bị đo vẽ, dao phát, phiếu điều tra thu thập số liệu...;

c) Chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phương tiện, tư trang...;

d) Lập kế hoạch thực hiện: về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện.

2. Công tác ngoại nghiệp:

a) Sơ bộ khảo sát, xác định hiện trường khu thiết kế.

b) Đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng cần thực hiện các biện pháp lâm sinh.

c) Xác định ranh giới tiểu khu, khoảnh (hoặc ranh giới khu thiết kế), lô trên thực địa.

d) Đo đạc các đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô thiết kế; lập bản đồ thiết kế ngoại nghiệp và đóng cọc mốc trên các đường ranh giới.

đ) Cắm mốc: Tại điểm các đường ranh giới tiểu khu, đường khoảnh, đường lô giao nhau và trên đường ranh giới lô khi thay đổi góc phương vị phải cắm cọc mốc, trên mốc ghi số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô.

e) Khảo sát các yếu tố tự nhiên:

- Địa hình: Độ cao (tuyệt đối, tương đối), hướng dốc, độ dốc.

- Đất đai: đá mẹ; loại đất, đặc điểm của đất; độ dày tầng đất mặt; thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng; tỷ lệ đá lẫn: %; độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn; đá nổi: %; tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh.

- Thực bì: loại thực bì; loài cây ưu thế; chiều cao trung bình (m); tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu); độ che phủ; cấp thực bì.

- Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển.

- Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại.

g) Thiết kế công trình phòng chống cháy rừng (nếu có);

h) Thu thập các tài liệu về dân sinh kinh tế xã hội;

i) Điều tra trữ lượng rừng:

Áp dụng đối với các lô rừng thiết kế chăm sóc rừng trồng, trồng lại rừng, nuôi dưỡng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên và làm giàu rừng tự nhiên.

- Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư số 33/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

k) Điều tra cây tái sinh:

Áp dụng đối với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: trồng rừng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

Phương pháp và nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 33/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

l) Điều tra xác định độ tàn che đối với rừng gỗ và tỷ lệ che phủ đối với rừng tre nứa, cau dừa:

Áp dụng đối với việc thiết kế các công trình lâm sinh, bao gồm: nuôi dưỡng rừng trồng; cải tạo rừng tự nhiên; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; làm giàu rừng tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung;

Phương pháp điều tra thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.

m) Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp;

n) Xác định các công trình kết cấu hạ tầng phụ trợ để xây dựng các giải pháp thi công.

3. Công tác nội nghiệp:

a) Xác định biện pháp kỹ thuật cụ thể trong từng lô rừng;

b) Tính toán sản lượng khai thác tận dụng đối với công trình cải tạo rừng tự nhiên;

c) Dự toán chi phí đầu tư cho 01 ha, từng lô hoặc nhóm lô, xây dựng kế hoạch thi công trong từng năm và toàn bộ thời gian thực hiện;

(Các số liệu điều tra, tính toán được thống kê theo hệ thống biểu quy định tại Phần III mục này).

d) Xây dựng bản đồ thiết kế;

(i) Đối với những lô có trồng rừng thể hiện cụ thể các thông tin sau:

Tử số là số hiệu lô (6) - Trồng rừng (TR) - Loài cây trồng (Keolai);

Mẫu số là diện tích lô tính bằng hec ta (24,8).

Thí dụ:

(ii) Đối với những lô không trồng rừng, thì chỉ thể hiện thông tin về số lô và diện tích;

đ) Xây dựng báo cáo thuyết minh cụ thể cho từng công trình lâm sinh.

III. HỆ THỐNG BIỂU KÈM THEO THUYẾT MINH THIẾT KẾ

Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất

Tiểu khu:

Khoảnh:

Hạng mục

Khảo sát

Lô….

Lô…

Lô….

1. Địa hình11 (+)

 

 

 

- Độ cao (tuyệt đối, tương đối)

 

 

 

- Hướng dốc

 

 

 

- Độ dốc

 

 

 

2. Đất (++)

 

 

 

a. Vùng đồi núi.

 

 

 

- Đá mẹ

 

 

 

- Loại đất, đặc điểm của đất.

 

 

 

- Độ dày tầng đất: mét

 

 

 

- Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng

 

 

 

- Tỷ lệ đá lẫn: %

 

 

 

- Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn.

 

 

 

- Đá nổi: % (về diện tích)

 

 

 

- Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh

 

 

 

b. Vùng ven sông, ven biển:

 

 

 

- Vùng bãi cát:

 

 

 

+ Thành phần cơ giới: cát thô, cát mịn, cát pha.

 

 

 

+ Tình hình di động của cát: di động, bán di động, cố định

 

 

 

+ Độ dày tầng cát.

 

 

 

+ Thời gian bị ngập nước.

 

 

 

+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ.

 

 

 

- Vùng bãi lầy:

 

 

 

+ Độ sâu tầng bùn.

 

 

 

+ Độ sâu ngập nước.

 

 

 

+ Loại nước: ngọt, mặn, lợ.

 

 

 

+ Thời gian bị ngập nước, chế độ thủy triều.

 

 

 

3. Thực bì

 

 

 

- Loại thực bì.

 

 

 

- Loài cây ưu thế.

 

 

 

- Chiều cao trung bình (m).

 

 

 

- Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu).

 

 

 

- Độ che phủ.

 

 

 

- Mật độ cây tái sinh mục đích (cây/ha)12 (*)

 

 

 

- Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi (gốc/ha) (**)

 

 

 

- Cây mẹ có khả năng gieo giống tại chỗ (cây/ha) (***)

 

 

 

4. Hiện trạng rừng13

 

 

 

- Trạng thái rừng

 

 

 

- Trữ lượng rừng (m3/ha).

 

 

 

- Chiều cao trung bình (m).

 

 

 

- Đường kính trung bình (m)

 

 

 

- Độ tàn che.

 

 

 

- Khác (nếu có)

 

 

 

5. Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển (+++)

 

 

 

6. Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại

 

 

 

 

 

Biểu 2: Các chỉ tiêu về sinh khối rừng14

Tiểu khu:

Khoảnh:

Chỉ tiêu

1. Phân bố số cây theo cấp đường kính

 

 

 

 

 

8 cm - 20 cm

 

 

 

 

 

21 cm - 30 cm

 

 

 

 

 

31 cm - 40 cm

 

 

 

 

 

> 40 cm

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

2. Tổ thành theo số cây

 

 

 

 

 

Loài 1

 

 

 

 

 

Loài 2

 

 

 

 

 

Loài 3

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

3. Tổ thành theo trữ lượng gỗ

 

 

 

 

 

Loài 1

 

 

 

 

 

Loài 2

 

 

 

 

 

Loài 3

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

4. Tổ thành theo nhóm gỗ

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ I

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ II

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ III

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

(Tổ thành theo loài cây xác định cho 10 loài từ cao nhất trở xuống)

 

Biểu 3: Sản lượng gỗ tận thu trong các lô rừng cải tạo15

Tiểu khu:

Khoảnh:

Chỉ tiêu

Tổng số

1. Sinh khối

 

 

 

 

 

- Trữ lượng cây đứng bình quân/ha

 

 

 

 

 

- Diện tích lô

 

 

 

 

 

- Trữ lượng cây đứng/lô

 

 

 

 

 

2. Sản lượng tận thu/lô

 

 

 

 

 

- Gỗ lớn

 

 

 

 

 

- Gỗ nhỏ

 

 

 

 

 

- Củi

 

 

 

 

 

3. Sản lượng tận thu theo nhóm gỗ

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ I

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ II

 

 

 

 

 

Nhóm gỗ III

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 4: Thiết kế trồng, chăm sóc rừng năm thứ nhất16

Tiểu khu:

Khoảnh:

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô …

Lô…

I. Xử lý thực bì:

 

 

 

1. Phương thức

 

 

 

2. Phương pháp

 

 

 

3. Thời gian xử lý

 

 

 

II. Làm đất:

 

 

 

1. Phương thức:

 

 

 

- Cục bộ

- Toàn diện

 

 

 

2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố…):

 

 

 

- Thủ công

- Cơ giới

- Thủ công kết hợp cơ giới

 

 

 

3. Thời gian làm đất

 

 

 

III. Bón lót phân

 

 

 

1. Loại phân

 

 

 

2. Liều lượng bón

 

 

 

3. Thời gian bón

 

 

 

IV. Trồng rừng:

 

 

 

1. Loài cây trồng

 

 

 

2. Phương thức trồng

 

 

 

3. Phương pháp trồng

 

 

 

4. Công thức trồng

 

 

 

5. Thời vụ trồng

 

 

 

6. Mật độ trồng:

 

 

 

- Cự ly hàng (m)

 

 

 

- Cự ly cây (m)

 

 

 

7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi)

 

 

 

8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)

 

 

 

V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu:

 

 

 

1. Lần thứ nhất: (tháng…..đến tháng…..)

 

 

 

- Nội dung chăm sóc:

 

 

 

+ …

 

 

 

2. Lần thứ 2, thứ 3…: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp

 

 

 

3. Bảo vệ:

 

 

 

-.......

 

 

 

 

 

Biểu 5: Thiết kế chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3…17

Tiểu khu:

Khoảnh:

Hạng mục

Vị trí tác nghiệp

I. Đối tượng áp dụng (rừng trồng năm thứ II, III)

II. Chăm sóc:

1. Lần thứ nhất (tháng …. đến …tháng….)

a. Trồng dặm.

b. Phát thực bì: toàn diện, theo băng, theo hố hoặc không cần phát).

c. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, cày bừa đất

d. Bón phân: (loại phân bón, liều lượng, kỹ thuật bón…)

………………..

2. Lần thứ 2, thứ 3,…: nội dung chăm sóc tương tự như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp.

 

 

 

III. Bảo vệ:

1. Tu sửa đường băng cản lửa.

2. Phòng chống người, gia súc phá hoại

……………………………….

………………………………

 

 

 

 

 

Biểu 6: Thiết kế biện pháp tác động18

Tiểu khu:

Khoảnh:

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô …

Lô…

1. Phát dọn dây leo bụi rậm

 

 

 

2. Cuốc xới đất theo rạch, theo đám

 

 

 

3. Tỉa dặm cây mục đích từ chỗ dầy sang chỗ thưa

 

 

 

4. Tra dặm hạt trồng bổ sung các loài cây mục đích

 

 

 

5. Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi

 

 

 

6. Phát dọn, vun xới quanh cây mục đích cây trồng bổ sung

 

 

 

7. Bài cây

 

 

 

8. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích

 

 

 

9. Các biện pháp tác động cụ thể khác theo các hướng dẫn kỹ thuật của từng loài cây, từng đối tượng đầu tư.

 

 

 

10. Vệ sinh rừng sau tác động

 

 

 

 

 

Biểu 7: Thiết kế trồng cây bổ sung19

Tiểu khu:

Khoảnh:

Biện pháp kỹ thuật

Lô thiết kế

Lô …

Lô …

 

I. Xử lý thực bì

 

 

 

1. Phương thức

 

 

 

2. Phương pháp

 

 

 

3. Thời gian xử lý

 

 

 

II. Làm đất

 

 

 

1. Phương thức:

 

 

 

- Cục bộ

 

 

 

2. Phương pháp (cuốc đất theo hố, kích thước hố, lấp hố…):

 

 

 

- Thủ công

 

 

 

3. Thời gian làm đất

 

 

 

III. Bón lót phân

 

 

 

1. Loại phân

 

 

 

2. Liều lượng bón

 

 

 

3. Thời gian bón

 

 

 

IV. Trồng cây bổ sung

 

 

 

1. Loài cây trồng

 

 

 

2. Phương thức trồng

 

 

 

3. Phương pháp trồng

 

 

 

4. Công thức trồng

 

 

 

5. Thời vụ trồng

 

 

 

6. Mật độ trồng:

 

 

 

- Cự ly hàng (m)

 

 

 

- Cự ly cây (m)

 

 

 

7. Tiêu chuẩn cây giống (chiều cao, đường kính cổ rễ, tuổi)

 

 

 

8. Số lượng cây giống, hạt giống (kể cả trồng dặm)

 

 

 

V. Chăm sóc, bảo vệ năm đầu

 

 

 

1. Lần thứ nhất: (tháng…..đến tháng…..)

 

 

 

- Nội dung chăm sóc:

 

 

 

+ …

 

 

 

2. Lần thứ 2, thứ 3…: Nội dung chăm sóc như lần thứ nhất hoặc tùy điều kiện chỉ vận dụng nội dung thích hợp

 

 

 

3. Bảo vệ:

 

 

 

Biểu 8: Dự toán chi phí trực tiếp cho trồng rừng20

1. Tiểu khu:

2. Khoảnh:

3. Lô:

4. Diện tích (ha):

5. Chi phí (1.000 đ):

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Định mức

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Căn cứ xác định định mức, đơn giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

A

Tổng = B* Diện tích lô

 

 

 

 

 

 

B

Dự toán/ha (I+II)

 

 

 

 

 

 

I

Chi phí trồng rừng

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí nhân công

 

 

 

 

 

 

 

Xử lý thực bì

 

 

 

 

 

 

 

Đào hố

 

 

 

 

 

 

 

Lấp hố

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển cây con thủ công

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển và bón phân

 

 

 

 

 

 

 

Phát đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

 

Trồng dặm

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

 

 

 

Đào hố bằng máy

 

 

 

 

 

 

 

Vận chuyển cây con bằng cơ giới

 

 

 

 

 

 

 

Ủi đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí trực tiếp khác

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

Cây giống (bao gồm cả trồng dặm)

 

 

 

 

 

 

 

Phân bón

 

 

 

 

 

 

 

Thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

II

Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng

 

 

 

 

 

 

1

Năm thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

Công chăm sóc, bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

3

Năm thứ …

 

 

 

 

 

 

 

Công chăm sóc, bảo vệ

 

 

 

 

 

 

 

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

                 

 

Biểu 9: Tổng hợp khối lượng thực hiện

STT

Hạng mục

ĐVT (ha/lượt ha)

Khối lượng

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

Năm…

Năm…

Năm…

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục III

MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, NGHIỆM THU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 01

CƠ QUAN TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

.........., ngày......... tháng......... năm.........

 

TỜ TRÌNH

Phê duyệt thiết kế, dự toán

Kính gửi:

Các căn cứ pháp lý:

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán với các nội dung chính sau:

1. Tên công trình lâm sinh hoặc hoạt động bảo vệ rừng

2. Dự án (nếu là dự án đầu tư)

3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí nhà nước

4. Địa điểm

5. Mục tiêu

6. Nội dung và qui mô

7. Các giải pháp thiết kế chủ yếu

8. Tổng mức đầu tư: Trong đó:

a) Chi phí xây dựng

b) Chi phí thiết bị

c) Chi phí quản lý

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

đ) Chi phí khác

e) Chi phí dự phòng

9. Dự toán chi tiết và tiến độ giải ngân

STT

Nguồn vốn

Tổng số

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20..

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Thời gian, tiến độ thực hiện:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Tổ chức thực hiện

12. Các nội dung khác:

Cơ quan trình phê duyệt thiết kế, dự toán./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

Cơ quan trình
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

7. Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình; Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) (nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác).

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trồng rừng thay thế.

Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

(i) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;

(ii) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.

d) Bước 4: Phê duyệt phương án

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.

Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.

đ) Bước 5: Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi Phương án trồng rừng thay thế, dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được phê duyệt, chủ dự án nộp đủ số tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế cho chủ dự án;

e) Bước 6: Thực hiện trồng rừng và nghiệm thu

Chủ dự án thực hiện trồng rừng theo Phương án trồng rừng thay thế, thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được phê duyệt; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu hoàn thành trồng rừng thay thế do chủ dự án thực hiện.

Trường hợp chủ dự án không thực hiện trồng rừng thay thế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế tại địa điểm khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn bằng nguồn tiền do chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

f) Bước 7: Thực hiện giải ngân

- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế;

- Đơn vị tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế lập báo cáo, trình cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan được phân cấp hoặc cơ quan được giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng lãi tiền gửi từ kinh phí trồng rừng thay thế để thực hiện các hoạt động trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT).

1.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT- BNNPTNT;

- Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định sau: Thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đơn giá xây dựng dự toán trồng rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức trồng rừng thay thế quy định. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, nghiệm thu và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thế được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).

1.4. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp không phải kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa);

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp phải kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

b) Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

 

Mẫu số 01 Phụ lục II. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TÊN CƠ QUAN.........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /.......
V/v đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác

........., ngày...... tháng..... năm......

 

Kính gửi:..................................................

Tên Chủ dự án:.....................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Căn cứ Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày......./......../2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,..... (tên chủ dự án) đề nghị............. phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:

1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:...... ha

2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng (rừng tự nhiên, rừng rồng):....................

3. Trồng rừng thay thế:

- Tổng diện tích phải trồng rừng thay thế:.......... ha

- Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc lô......, khoảnh..., tiểu khu...., xã...., huyện...., tỉnh...

- Thuộc đối tượng đất quy hoạch cho rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):..........

(Thiết kế và dự toán trồng rừng thay thế gửi kèm1)

................ (tên chủ dự án) cam kết tổ chức thực hiện việc trồng rừng thay thế hoàn thành trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Nơi nhận:
-

CHỦ DỰ ÁN
(Ký tên, họ và tên, đóng dấu)

___________________

1 Dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT -BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; đơn giá ngày công lao động, giá vật tư, cây giống tại địa phương

Mẫu số 02 Phụ lục II. PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TÊN CƠ QUAN.........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày...... tháng..... năm......

 

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

.......

.......

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN CÓ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

(Khái quát về tên Chủ dự án, lĩnh vực hoạt động,.....)

III. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Tên dự án:

............................

2. Thông tin về diện tích rừng dự kiến chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác (thống kê theo lô rừng)

TT

Đơn vị hành chính (xã, huyện)

Khoảnh

Tiểu khu

Diện tích rừng CMĐSD

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

 

 

...

 

 

 

2

 

 

...

 

 

 

...

 

 

...

 

 

 

Tổng

 

 

...

...

...

...

IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

1. Diện tích đất trồng rừng thay thế:

- Vị trí trồng: thuộc lô..... khoảnh..., tiểu khu.... xã..... huyện.... tỉnh...

- Thuộc đối tượng đất quy hoạch cho rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):.......

2. Kế hoạch trồng rừng thay thế: Xác định loài cây, mật độ, phương thức trồng, chăm sóc theo Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

- Loài cây trồng....................

- Mật độ................................

- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):..........................................................

- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:.............................................................................

- Thời gian và tiến độ trồng (chi tiết cho từng năm).............................................

- Xây dựng đường băng cản lửa (km)...................................................................

- Mức đầu tư/ha theo đơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (triệu đồng):............

- Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế..................................................................

V. KIẾN NGHỊ

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

 


Nơi nhận:
-

CHỦ DỰ ÁN
(Ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

8. Tên thủ tục: Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính ca mt tnh)

Trình tự thực hiện

- Trong thời hạn 1/2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ nếu nộp trực tiếp, 02 ngày làm việc nếu nhận được qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng, đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).; nếu thành phần hoặc slượng hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải thông báo cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng biết để bổ sung theo quy định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể tkhi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra t chc xác minh tại hiện trường và lập biên bản xác minh.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành báo cáo, gi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định miễn, giảm và trkết quả cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

Thành phần, slượng hồ sơ

a) Đi vi hộ gia đình, cá nhân:

- Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng hoặc người giám hộ, người thừa kế của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung ri ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian để nghị miễn, giảm;

- Bản sao chụp quyết định của tòa án trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người thừa kế phải gửi bản sao chụp giấy chứng tử, chứng nhận mất tích trong trường hợp chết hoặc mt tích.

b) Đối với tổ chức:

- Văn bản đề nghị miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó nêu rõ nguyên nhân, nội dung rủi ro bất kh kháng; mức độ thiệt hại vvốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; thời gian đề nghị miễn, giảm;

- Bn kê tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản; bản sao chụp quyết định giải thhoặc phá sản (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Phí, lệ phí: Không

Mu đơn, tờ khai: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Điều kiện thực hiện TTHC:

- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đt, bão lụt, lũ quét, lc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sn theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân s, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sn để trhoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sn để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Điều 75 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

 

9. Tên thủ tục: Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình; Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) (nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác). Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.

(i) Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn

c) Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế;

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.

(ii) Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng:

* Trường hợp chủ dự án không đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của UBND cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền:

c) Bước 3. Gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác;

d) Bước 4. Trả lời về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế cung cấp thông tin về địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm chủ dự án đề nghị nộp tiền;

- Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận nguồn kinh phí trồng rừng thay thế có văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Bước 5. Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, kèm theo bản sao quyết định phê duyệt đơn giá trồng rừng của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày chủ dự án nộp đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác và có văn bản gửi chủ dự án thông báo về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế;

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định.

* Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền:

c) Bước 3. Gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án và cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh;

d) Bước 4. Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án thông báo về số tiền chênh lệch đơn giá trồng rừng thay thế;

Trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền chỉ đạo chủ dự án nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế theo cam kết của chủ dự án.

Trường hợp số tiền nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền cao hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi chủ dự án, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ hoàn trả kinh phí chênh lệch bao gồm cả tiền lãi cho chủ dự án theo quy định.

9.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn:

- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:

(i) Trường hợp chủ dự án không đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của UBND cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền

* Hồ sơ chủ dự án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

* Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế;

- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

* Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT.

(ii) Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của UBND cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền

- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

9.4. Thời hạn giải quyết:

(i) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn: 22 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

(ii) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:

+ Trường hợp chủ dự án không đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền: 57 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

+ Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền: 37 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế; 42 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền cao hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh;

- Văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

9.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;

- Văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tiêu chí lựa chọn địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ các tỉnh không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế:

- Có diện tích đất quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, được xác định trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hiện trạng rừng tại thời điểm đề xuất; có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT- BNNPTNT.

- Trường hợp có nhiều địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

 

PHỤ LỤC III

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TÊN CƠ QUAN.........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /.......
V/v đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác

........., ngày...... tháng..... năm......

 

Kính gửi:..................................................

Tên chủ dự án:......................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Căn cứ Quyết định....... Về việc phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cụ thể:

1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:... ha,

2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng (rừng tự nhiên, rừng trồng):...................

Do không có điều kiện tổ chức trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số....../2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác......(1).... đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh...(2)..... xem xét, quyết định để...(1)... được nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

...(1)... kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh...(2).... xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

 

Trong đó:

....(1).... Tên chủ dự án

.....(2)..... UBND tỉnh nơi chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng

CHỦ DỰ ÁN
(Ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục IIA

BẢN CAM KẾT NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

TÊN CƠ QUAN………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …… tháng ….. năm ….

 

BẢN CAM KẾT

Về nộp tiền trồng rừng thay thế

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ……

Tên dự án:....................................................................................................

Đại diện theo pháp luật của chủ dự án:........................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................

Căn cứ Thông tư số:      /…../TT-BNNPTNT ngày....... /......../…… của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,..... (tên chủ dự án) cam kết thực hiện các nội dung như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:............

2. Loại rừng:

- Theo mục đích sử dụng rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):..................

- Theo nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng): .........................

3. Tổng diện tích phải thực hiện trồng rừng thay thế:.................................

II. NỘI DUNG CAM KẾT

..... (tên Chủ dự án) cam kết thực hiện các nội dung như sau:

1. Thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ….(nơi nộp hồ sơ).

2. Thực hiện nộp đầy đủ số tiền chênh lệch theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, sau khi có thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …. (nơi nộp hồ sơ), đảm bảo theo đúng thời gian, quy định.

Nếu vi phạm cam kết, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: …

........., ngày ...... tháng ...... năm.......
Đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục I                                           Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH, THÀNH PHỐ ....

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /....
V/v đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế

........., ngày ...... tháng .. ... năm......

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Thông tư số     /……/TT-BNNPTNT ngày....../......./….. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố .... rà soát quỹ đất đảm bảo tiêu chí để trồng rừng thay thế và có nhu cầu trồng rừng thay thế như sau:

1. Tổng diện tích cần trồng rừng thay thế:............. ha, trong đó:

- Trồng rừng đặc dụng......

- Trồng rừng phòng hộ......

2. Đơn giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh: .... đồng/ha (Quyết định số: ..../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm ….).

3. Tổng kinh phí dự kiến:...... tỷ đồng.

 (Chi tiết tại Phụ biểu Kế hoạch trồng rừng thay thế kèm theo)

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …. đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chuyển kinh phí từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tỉnh, thành phố .... bố trí trồng rừng thay thế./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….;
- Lưu: …

Quyền hạn, chức vụ của người ký
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ biểu: KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ...

 (Kèm theo Văn bản số: …./...... ngày..... tháng …. năm …. của UBND tỉnh, thành phố ….)

TT

Địa điểm

Tổng (ha)

Diện tích trồng thay thế

Kinh phí dự kiến (đồng)

Thời vụ trồng

Trồng rừng đặc dụng

Trồng rừng phòng hộ

Diện tích

Loài cây

Diện tích

Loài cây

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Tên thủ tục: Phê duyt Đề án du lch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng đi với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

Trình tự thực hiện

a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) đi với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phi thông báo bng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ly ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghng, giải trí;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể tngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban nhân dân cấp tnh phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghng, giải trí.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của chrừng (bn chính);

- Đề án du lịch sinh thái, nghdưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 (bản chính).

b) Slượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng thực hiện thtục hành chính: Chủ rừng

Phí, lệ phí: Không

Mu đơn, tờ khai: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án.

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

 

11. Tên thủ tục: Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưng, giải trí trong rng phòng hộ đối với khu rừng phòng hộ thuộc địa phương qun lý

Trình tự thực hiện

a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) đi với khu rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phi thông báo cho chủ rừng để hoàn thiện.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghdưỡng, giải trí;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể tngày nhận được đy đủ hồ sơ do SNông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưng, gii trí.

Cách thc thực hiện: Gi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của chủ rng (bản chính);

- Đề án du lịch sinh thái, nghdưỡng, giải trí quy định tại khon 1 Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 (bản chính).

b) Slượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chrừng

Phí, lệ phí: Không

Mu đơn, tờ khai: Không

Kết quthực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án.

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

12. Tên thủ tục: Phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án được h trtài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Trình tự thực hiện:

- Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu hỗ trợ gi văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, d án hoặc các hoạt động phi dự án đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Trước ngày 25 tháng 02 hàng năm, Ban điều hành Qu chtrì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thẩm định, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình y ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Gi kết quả thực hiện thủ tục hành chính đến tổ chức, cá nhân.

Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ, kèm theo văn kiện chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi d án.

- Slượng bộ hồ sơ: Không quy định.

Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Phí, lệ phí: Không

Mu đơn, tờ khai: Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án.

Điều kiện thực hiện TTHC: Không

Căn cpháp lý của TTHC:

Điều 84 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

13. Tên thủ tục: Xác nhận bảng kê lâm sản

13.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận đến Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (Cơ quan kiểm lâm sở tại).

Trường hợp chủ lâm sản tạo mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ lâm sản trong Bảng kê lâm sản thì không phải nộp hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 7 Điều 5 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT.

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

b) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Thẩm định và trả kết quả

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn trong Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh; xác nhận Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản về việc xác minh; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, lập Biên bản xác minh theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT và hoàn thành xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn vào Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với tổ chức, hộ kinh doanh; trường hợp có nhiều nội dung phức tạp, việc xác minh và xác nhận được thực hiện không quá 07 ngày. Trường hợp không xác nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

13.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

13.3.1. Hồ sơ xác nhận đối với gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên

13.3.1.1. Trường hợp khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên

* Đối với khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng:

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

c) Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt.

* Đối với khai thác trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác:

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh;

d) Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt.

13.3.1.2. Trường hợp khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

c) Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt.

13.3.2. Hồ sơ xác nhận đối với lâm sản sau xử lý tịch thu

13.3.2.1. Đối với gỗ sau xử lý tịch thu

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

d) Bản sao Bảng kê lâm sản do Cơ quan Kiểm lâm được giao xử lý tài sản lập hoặc Bản sao Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.

13.3.2.2. Đối với lâm sản sau xử lý tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT, Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

d) Bản sao Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

13.3.3. Hồ sơ xác nhận đối với gỗ, thực vật ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc trồng cấy thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES

13.3.3.1. Đối với gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

d) Bản sao bảng kê gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2020/NĐ-CP).

đ) Một trong các tài liệu sau:

+ Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

+ Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;

+ Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

13.3.3.2. Đối với lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT, Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT- BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

d) Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Bản sao tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Nghị định số 84/2021/NĐ-CP);

đ) Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Bản sao tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản sao Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc bản sao packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.

13.3.4. Hồ sơ xác nhận đối với động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản

13.3.4.1. Đối với khai thác động vật rừng thông thường, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thông thường từ tự nhiên

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Bản sao Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT.

13.3.4.2. Đối với mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển trong nước đối với bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Bản chính Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Bản sao Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.

13.3.4.3. Hồ sơ động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc nhập khẩu; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;

đ) Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.

13.3.5. Hồ sơ lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 5

a) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

b) Bản chính Bảng kê lâm sản tương ứng với từng loại lâm sản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT, Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

c) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT; Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

d) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTN.

13.4. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp không phải xác minh: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp xác minh có nhiều nội dung phức tạp: Không quá 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

13.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (Cơ quan kiểm lâm sở tại).

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận Bảng kê lâm sản; xác nhận lâm sản tồn trong Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bản lâm sản; xác nhận Sổ theo dõi nuôi đối với chủ cơ sở nuôi động vật rừng xuất bán động vật rừng theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

13.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT hoặc Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022;

- Bảng kê gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP;

- Bảng kê gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP;

- Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP;

- Giấy phép CITES nhập khẩu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP;

- Sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (không áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng) tại Mẫu số 16A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Nghị định số 06/2019/NĐ-CP);

- Sổ theo dõi nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng) tại Mẫu số 16B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP;

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường (áp dụng cho các loài động vật đẻ trứng) tại Mẫu số 16C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP;

- Sổ theo dõi sinh sản của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường (áp dụng cho các loài động vật đẻ con) tại Mẫu số 16D Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

- Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

Mẫu số 06: Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN BẢNG KÊ LÂM SẢN

Kính gửi(1): ………………………………………….

1. Thông tin về chủ lâm sản/chủ rừng

a) Tên chủ lâm sản/chủ rừng (2): ………………………..………..………..…..…;

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (3): ……………….………..

- Địa chỉ (4): ………….....……………………………………………………….;

- Số điện thoại: ……………………, Địa chỉ Email: ……..……………………..

2. Thông tin về lâm sản

a) Loại lâm sản (5): ………………………………………..………………………

b) Số lượng, khối lượng (6): …………….…………………………………………

3. Tài liệu kèm theo

a) Bảng kê lâm sản (7):…………………..………………………..………………

b) Hồ sơ kèm theo (8):………………………….…...………..……………………

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đề nghị (1) …………….. xem xét kiểm tra, xác nhận Bảng kê lâm sản./.

 

 

….…,ngày….....tháng….....năm …..
CHỦ RỪNG/CHỦ LÂM SẢN
 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(1) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác, cất giữ lâm sản.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(3) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(4) Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

(5) Ghi rõ chủng loại lâm sản: Gỗ tròn/gỗ xẻ/sản phẩm gỗ/thực vật rừng ngoài gỗ/động vật rừng/sản phẩm, bộ phận dẫn xuất của động vật rừng.

(6) Ghi số lượng, khối lượng, đơn vị tính theo từng loại lâm sản quy định tại Điều 4 Thông tư này.

(7) Căn cứ loại lâm sản, chủ rừng/chủ lâm sản lập Bảng kê lâm sản theo một trong các Mẫu số 01, 02, 03 hoặc 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

(8) Kê khai hồ sơ kèm theo khi đề nghị xác nhận.

 

Mẫu số 01: Bảng kê lâm sản áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, cây thân gỗ

........................
........................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): …../…../BKLS

Tờ số(2):.............Tổng số tờ:............

 

 

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN

(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, cây thân gỗ)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chủ lâm sản:

- Tên chủ lâm sản (4):……………………………..………....…........…………….

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ……….....…..…………

- Địa chỉ (6):…………………………………………………..………....................

- Số điện thoại: …..……..….…, Địa chỉ Email: ……………………..………….

2. Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:

- Tên tổ chức, cá nhân: (4):......………………………………….…………………

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ………..…….…………

- Địa chỉ (6):…………………..…………..…………..……………………………

- Số điện thoại: …..……………, Địa chỉ Email: ….……………………………..

3. Thông tin vận chuyển (nếu có): Biển kiểm soát/số hiệu phương tiện:………..; thời gian vận chuyển:….ngày; từ ngày ….tháng…..năm …. đến ngày …. tháng …. năm ….; Vận chuyển từ:…..…..…đến: …............................

4. Thông tin về nguồn gốc:

Khai thác trong nước

Nhập khẩu

Sau xử lý tịch thu

- Số (7): …../……; ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập

-…..n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm, tên tổ chức, cá nhân lập

- Số Tờ khai hải quan:……..

-….n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm; cơ quan lập.

-….n

II. THÔNG TIN CHI TIẾT

TT

Số hiệu gỗ

Tên thông thường

Tên khoa học

Nhóm loài (thông thường; nguy cấp, quý, hiếm; PLI/II CITES)

Số lượng

Kích thước

Khối lượng (m3)

Ghi chú

Dài (m)

Rộng (cm)

Đường kính/chiều dày (cm)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

…., ngày…....tháng…....năm 20…..
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI (8)
Vào sổ số: …/ …(9)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

……., ngày…....tháng…....năm …..
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(1) Ghi số thứ tự theo số Bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã lập; 2023 là năm xác nhận.

(2) Ghi số thứ tự tờ bảng kê, tổng số tờ của bảng kê.

(3) Mã phản hồi nhanh (QR) tích hợp vào Bảng kê lâm sản chứa đựng thông tin Hồ sơ lâm sản mua bán/chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc Phương án khai thác gỗ (nếu có).

(4) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(5) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

(7) Liệt kê đầy đủ số Bảng kê lâm sản sau khai thác hoặc số Bảng kê gỗ nhập khẩu và số tờ khai hải quan sau thông quan hoặc số Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

(8) Cơ quan Kiểm lâm sở tại thực hiện xác nhận đối với bảng kê lâm sản theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này.

Trường hợp Bảng kê không thuộc đối tượng phải xác nhận, chủ rừng hoặc chủ lâm sản không phải thể hiện nội dung này trong Bảng kê lâm sản.

(9) Cơ quan xác nhận ghi rõ số thứ tự bảng kê đã xác nhận/năm xác nhận. Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận; 2023 là năm xác nhận.

 

 

Mẫu số 02. Bảng kê lâm sản đối với sản phẩm gỗ

........................
........................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1):……../......../BKLS

Tờ số(2):.............Tổng số tờ:............

 

 

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN

 (Áp dụng đối với sản phẩm gỗ)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chủ lâm sản:

- Tên chủ lâm sản (4):……………………………..………....…........…………….

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ……….....…..…………

- Địa chỉ (6):…………………………………………………..………....................

- Số điện thoại: …..……..….…, Địa chỉ Email: ……………………..………….

2. Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:

- Tên tổ chức, cá nhân: (4):......………………………………….…………………

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ………..…….…………

- Địa chỉ (6):…………………..…………..…………..……………………………

- Số điện thoại: …..……………, Địa chỉ Email: ….……………………………..

3. Thông tin vận chuyển (nếu có): Biển kiểm soát/số hiệu phương tiện:………..; thời gian vận chuyển:….ngày; từ ngày ….tháng…..năm …. đến ngày …. tháng …. năm ….; Vận chuyển từ:…..…..…đến: …............................

4. Thông tin về nguồn gốc:

Khai thác trong nước

Nhập khẩu

Sau xử lý tịch thu

- Số (7): …../……; ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập

-…..n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm, tên tổ chức, cá nhân lập

- Số Tờ khai hải quan:……..

-….n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm; cơ quan lập.

-….n

II. THÔNG TIN CHI TIẾT

TT

Tên sản phẩm gỗ

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu

Số lượng sản phẩm

Khối lượng (m3)

Ghi chú

Tên phổ thông

Tên khoa học

Nhóm loài (thông thường; nguy cấp, quý, hiếm; PLI/II CITES)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

…….,ngày….....tháng….....năm 20…..
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

KIỂM LÂM SỞ TẠI (8)
Vào sổ số: …/ …(9)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

…….,ngày….....tháng….....năm …..
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(1) Ghi số thứ tự theo số Bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã lập; 2023 là năm xác nhận.

(2) Ghi số thứ tự tờ bảng kê, tổng số tờ của bảng kê.

(3) Mã phản hồi nhanh (QR) tích hợp vào Bảng kê lâm sản chứa đựng thông tin Hồ sơ lâm sản mua bán/chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc Phương án khai thác gỗ (nếu có).

(4) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(5) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

(7) Liệt kê đầy đủ số Bảng kê lâm sản sau khai thác hoặc số Bảng kê gỗ nhập khẩu và số tờ khai hải quan sau thông quan hoặc số Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

(8) Cơ quan Kiểm lâm sở tại thực hiện xác nhận đối với bảng kê lâm sản theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này.

Trường hợp Bảng kê không thuộc đối tượng phải xác nhận, chủ rừng hoặc chủ lâm sản không phải thể hiện nội dung này trong Bảng kê lâm sản.

(9) Cơ quan xác nhận ghi rõ số thứ tự bảng kê đã xác nhận/năm xác nhận. Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận; 2023 là năm xác nhận.

 

 

Mẫu số 03: Bảng kê lâm sản áp dụng đối với thực vật rừng ngoài gỗ; bộ phận, dẫn xuất của thực vật rừng ngoài gỗ

........................
........................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): …../…../BKLS

Tờ số(2):.............Tổng số tờ:............

 

 

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN

(Áp dụng đối với thực vật rừng ngoài gỗ hoặc bộ phận, dẫn xuất của thực vật rừng ngoài gỗ)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chủ lâm sản:

- Tên chủ lâm sản (4):……………………………..………....…........…………….

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ……….....…..…………

- Địa chỉ (6):…………………………………………………..………....................

- Số điện thoại: …..……..….…, Địa chỉ Email: ……………………..………….

2. Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:

- Tên tổ chức, cá nhân: (4):......………………………………….…………………

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (5): ………..…….…………

- Địa chỉ (6):…………………..…………..…………..……………………………

- Số điện thoại: …..……………, Địa chỉ Email: ….……………………………..

3. Thông tin vận chuyển (nếu có): Biển kiểm soát/số hiệu phương tiện:……....;

thời gian vận chuyển:….ngày; từ ngày ….tháng…..năm …. đến ngày …. tháng ….…... năm ………..; Vận chuyển từ:…..…………..…đến: …............................

4. Thông tin về nguồn gốc:

Khai thác trong nước

Nhập khẩu

Sau xử lý tịch thu

 - Số (7): …../……; ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập

-…..n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm, tên tổ chức, cá nhân lập 

- Số Tờ khai hải quan:…….. 

-….n

- Số (7): …../…..; ngày, tháng, năm; cơ quan lập. 

-….n

II. THÔNG TIN CHI TIẾT

TT

Vị trí (8)

Tên lâm sản

Nhóm loài (thông thường; nguy cấp, quý, hiếm; PLI/II CITES)

Số lượng

Khối lượng

Ghi chú

Khoảnh

Tiểu khu

Tên thông thường

Tên khoa học

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

……. , ngày….....tháng….....năm 20…..
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

KIỂM LÂM SỞ TẠI (9)
Vào sổ số: …/ …(10)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

……, ngày….....tháng….....năm …..
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(1) Ghi số thứ tự theo số Bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã lập; 2023 là năm xác nhận.

(2) Ghi số thứ tự tờ bảng kê, tổng số tờ của bảng kê.

(3) Mã phản hồi nhanh (QR) tích hợp vào Bảng kê lâm sản chứa đựng thông tin Hồ sơ lâm sản mua bán/chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc Phương án khai thác gỗ (nếu có).

(4) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(5) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

(7) Liệt kê đầy đủ số Bảng kê lâm sản sau khai thác hoặc số Bảng kê lâm sản nhập khẩu và số tờ khai hải quan sau thông quan hoặc số Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

(8) Trường thông tin chỉ thể hiện trong trường hợp chủ rừng lập Bảng kê lâm sản sau khai thác.

(9) Cơ quan Kiểm lâm sở tại thực hiện xác nhận đối với bảng kê lâm sản theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này.

Trường hợp Bảng kê không thuộc đối tượng phải xác nhận, chủ rừng hoặc chủ lâm sản không phải thể hiện nội dung này trong Bảng kê lâm sản.

(10) Cơ quan xác nhận ghi rõ số thứ tự bảng kê đã xác nhận/năm xác nhận. Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận; 2023 là năm xác nhận.

 

 

Mẫu số 04: Bảng kê lâm sản áp dụng đối với động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng

……….……
……….……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): …./..../BKLS

Tờ số(2): …. Tổng số tờ: ……

 

 

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN

(Áp dụng đối với động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chủ lâm sản:

- Tên chủ lâm sản(4): ............................................................................

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(5): .....................

- Địa chỉ(6): ...........................................................................................

- Số điện thoại: …………………………….., Địa chỉ Email: ............

2. Thông tin tổ chức, cá nhân mua/nhận chuyển giao quyền sở hữu:

- Tên tổ chức, cá nhân:(4): ....................................................................

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(5): ....................

- Địa chỉ(6): ...........................................................................................

- Số điện thoại: ………………………………, Địa chỉ Email: ..........

3. Thông tin vận chuyển (nếu có): Biển kiểm soát/số hiệu phương tiện: ……; thời gian vận chuyển:.... ngày; từ ngày.... tháng năm.... đến ngày.... tháng... năm ……; Vận chuyển từ: …………. đến: ……….………..

4. Thông tin về nguồn gốc:

Khai thác trong nước

Gây nuôi

Nhập khẩu

Sau xử lý tịch thu

- Số (7): …../ …..; ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập 

- ...n

- Số (7): …../ …..; ngày, tháng, năm; tên tổ chức, cá nhân lập 

- ....n

- Số (7): …../ …..; ngày, tháng, năm, tên tổ chức, cá nhân lập 

- Số Tờ khai hải quan: ……… 

- ...n

- Số (7): …../ …..; ngày, tháng, năm; cơ quan lập. 

- ...n

II. THÔNG TIN CHI TIẾT

TT

Tên loài

Nhóm loài (thông thường; nguy cấp, quý, hiếm; PLI/II CITES)

Ký hiệu nhãn đánh dấu (nếu có)

Số lượng

Đơn vị tính

Khối lượng

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

…., ngày … tháng … năm 20....
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI
Vào sổ số:.../...(8)
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

….., ngày … tháng …. năm....
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(1) Ghi số thứ tự theo số Bảng kê lâm sản đã lập trong năm; Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã lập; 2023 là năm xác nhận.

(2) Ghi số thứ tự tờ bảng kê, tổng số tờ của bảng kê.

(3) Mã phản hồi nhanh (QR) tích hợp vào Bảng kê lâm sản chứa đựng thông tin Hồ sơ lâm sản mua bán/chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc phương án khai thác gỗ (nếu có).

(4) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(5) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(6) Ghi địa chỉ tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động; ghi địa chỉ thường trú của cá nhân theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

(7) Liệt kê đầy đủ số Bảng kê lâm sản sau khai thác hoặc số Bảng kê lâm sản nhập khẩu và số tờ khai hải quan sau thông quan hoặc số Bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập.

(8) Cơ quan xác nhận ghi rõ số thứ tự bảng kê đã xác nhận/năm xác nhận. Ví dụ 001/2023: 001 là số thứ tự bảng kê đã xác nhận; 2023 là năm xác nhận.

 

 

Mẫu số 07: Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản

TÊN ĐƠN VỊ LẬP SỔ
...............................................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Số sổ: ....... /Năm lập: ....

 

SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN

Lâm sản có đầu kỳ (1)

Lâm sản nhập trong kỳ

Lâm sản xuất ra trong kỳ

Lâm sản tồn cuối kỳ (2)

Ghi chú

Xác nhận khối lượng lâm sản tồn(3)

Ngày, tháng, năm

Tên lâm sản

Số hiệu, nhãn đánh dấu

Đơn vị tính

Khối lượng

Hồ sơ kèm theo lâm sản nhập

Ngày, tháng, năm

Số bảng kê lâm sản xuất ra

Khối lượng

Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo

Ước tính nguyên liệu tiêu hao (nếu có)

Tên thông thường

Tên khoa học

Loài nguy cấp, quý, hiếm; CITES

Loài thông thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐƠN VỊ LẬP SỔ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

NGƯỜI GHI SỔ (4)

Ghi chú:

(1) Ghi thông tin lâm sản có ở đầu kỳ theo dõi;

(2) Ghi thông tin lâm sản có ở cuối kỳ theo dõi;

(3) Đại diện Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối chiếu khối lượng lâm sản tồn; ghi ngày, tháng, năm xác nhận và ký, ghi rõ họ tên.

(4) Ngày cuối của tháng, của năm: ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng, trong năm và người ghi sổ, chủ đơn vị lập sổ ký xác nhận. Chủ lâm sản lưu theo dõi, quản lý.

 

 

Mẫu số 11: Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường/thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

PHƯƠNG ÁN

 (1) …………………….

I. Thông tin chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác:

1. Tên chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác(2): .................................

2. Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC(3): ...................

3. Địa chỉ chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác (4): ...........................

4. Số điện thoại: ……………………….. ; Địa chỉ Email: .................

II. Nội dung phương án

1. Căn cứ xây dựng phương án (5): ......................................................

2. Đối tượng(6): .....................................................................................

3. Địa danh, diện tích khai thác (7): ......................................................

4. Sản lượng dự kiến khai thác (8): .......................................................

5. Dự kiến hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.

6. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng: .....................

7. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác (đối với thực hiện dự án lâm sinh):

.........................................................................................................................

 

 

……., ngày .... tháng …. năm …..
CHỦ RỪNG/TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền(9)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

ngày... tháng... năm 20...
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(3) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

(5) Ghi thông tin các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan.

(6) Ghi đối tượng khai thác tại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(7) Ghi thông tin khu vực dự kiến khai thác (lô, khoảnh, Tiểu khu) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ). Diện tích khai thác xác định từ hồ sơ, tài liệu giao rừng, cho thuê rừng hoặc bằng máy định vị GPS.

(8) Đối với gỗ: Ghi số lượng cây, khối lượng (m3, kg, ster)/thực vật rừng ngoài gỗ (kg, m3, ster)/số lượng mẫu vật...Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thông qua lập ô tiêu chuẩn đại diện có diện tích 500 m2 đối với rừng trồng và 1.000 m2 đối với rừng tự nhiên, tỷ lệ ô tiêu chuẩn tối đa là 02% diện tích khai thác, tối thiểu một lô khai thác phải có 03 ô tiêu chuẩn.

(9) Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này phê duyệt.

 

 

Mẫu số 12: Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

PHƯƠNG ÁN
KHAI THÁC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC

1. Tên và địa chỉ (1): …………………………..…….……..……….……………

2. Mục đích khai thác (2):……………………………………………………….

II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC KHAI THÁC, LOÀI KHAI THÁC, PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC

1. Tổng quan chung khu vực khai thác

1.1. Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn), kinh tế, xã hội.

1.2. Hiện trạng khu vực khai thác (3): ……………..…….….…...……….………

2. Mô tả thông tin loài đề nghị khai thác (4):……………...……………………

3. Phương án khai thác (5): …………………………………………...…………

4. Tài liệu kèm theo:

- Bản sao Quyết định thành lập nếu chủ thể khai thác là tổ chức (nếu có);

- Bản đồ hiện trạng rừng (nếu có), bản đồ khu vực khai thác.

- Bản sao tài liệu có liên quan khác (nếu có).

 

 

…….., ngày……. tháng …… năm ….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
 (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Phê duyệt của cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi khai thác

……………………………………………………………………………………………........

…………………………………………………………………….

……….,ngày … tháng … năm 20…
 (Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Ghi thông tin chủ thể lập phương án khai thác:

- Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

- Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân. Trường hợp chủ rừng liên kết với tổ chức, cá nhân khác để khai thác, đề nghị nêu rõ tất cả các thông tin của chủ rừng/tổ chức/cá nhân khai thác, trong đó làm rõ tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm khai thác chính.

(2) Ghi rõ mục đích khai thác: Vì mục đích thương mại/ không vì mục đích thương mại.

(3) Ghi thông tin hiện trạng khu vực khai thác:

- Diện tích khu vực khai thác:

- Nếu khu vực khai thác có rừng: Diện tích rừng; loại rừng; trạng thái rừng, diện tích từng trạng thái; mô tả khu hệ động vật, thực vật của khu vực khai thác. Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô: … , khoảnh: … , tiểu khu

- Nếu khu vực khai thác không có rừng: Mô tả sinh cảnh khu vực khai thác (hiện trạng thực vật, diện tích khu vực trên cạn và khu vực dưới nước nếu có….); mô tả hệ động vật, thực vật khu vực dự kiến khai thác.

- Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu vực dự kiến khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

- Tên chủ rừng (nếu khai thác tại khu vực có rừng): địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất rừng (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo).

(4) Ghi thông tin hiện trạng loài đề nghị khai thác, gồm:

a) Mô tả về loài: Đặc tính sinh học của loài; độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.

b) Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác: Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); số lượng con trưởng thành (số con cái và đực); số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được); số lượng con già (không còn khả năng sinh sản); đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.

c) Tài liệu kèm theo: Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000; các tài liệu khác nếu có.

(5) Ghi thông tin phương án khai thác, bao gồm:

a) Loài khai thác: Tên loài (gồm tên thông thường và tên khoa học); loại mẫu vật khai thác; số lượng (tổng số lượng) và đơn vị tính; tổng số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái; độ tuổi (con non, con trưởng thành).

b) Thời gian khai thác: từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm … (tối đa không quá 03 tháng).

c) Mục đích khai thác:

d) Phương pháp khai thác: Phương tiện, công cụ sử dụng trong khai thác: tên, số lượng…; phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...)

đ) Danh sách những người thực hiện khai thác.

 

 

Mẫu số 01. Bảng kê gỗ nhập khẩu

.......................
...................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ........./BKGNK

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

BẢNG KÊ GỖ NHẬP KHẨU

(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)

1. Tên chủ gỗ(3): ....................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ..........................

2. Địa chỉ(5): ...........................................................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ................................

4. Mã số tờ khai hải quan nhập khẩu(6): .......................; Số vận đơn: ...................

5. Quốc gia xuất khẩu: ..........................................................................................

6. Quốc gia nơi khai thác: .....................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: .................................................................................

8. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu: ................................................................................

9. Thông tin về gỗ nhập khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách

Số lượng (thanh/tấm/ lóng)

Khối lượng/ trọng lượng (m3 hoặc kg)

Ghi chú

Tên phổ thông/ tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(7)

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CỬA KHẨU(8)
 (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày ............ tháng ...............năm..............
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ GỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ, do chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ nhập khẩu đã lập trong năm. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê gỗ nhập khẩu đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, chủ gỗ điền thông tin này vào bảng kê gỗ nhập khẩu.

(7) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(8) Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi thông quan xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

 

Mẫu số 02. Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu

.......................
...................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số(1): ........./BKSPGNK

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ NHẬP KHẨU

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ....................

2. Địa chỉ(5): ...........................................................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ................................

4. Mã số tờ khai hải quan nhập khẩu(6): .......................; Số vận đơn: ...................

5. Quốc gia nơi khai thác: .....................................................................................

6. Quốc gia xuất khẩu: ..........................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu: ................................................................................

8. Thông tin về sản phẩm gỗ nhập khẩu:

TT

Tên sản phẩm gỗ (7)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu (8)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài (9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CỬA KHẨU(10)
 (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày .............tháng............... năm .............
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ, do chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu đã lập trong năm. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, chủ sản phẩm gỗ điền thông tin này.

(7) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

(8) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.

(9) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(10) Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi thông quan xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

 

Mẫu số 03. Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu

BẢNG KÊ KHAI NGUỒN GỐC GỖ NHẬP KHẨU

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LÔ HÀNG

1. Tên và địa chỉ của chủ gỗ nhập khẩu(1): .............................................................

2. Tên và địa chỉ của chủ gỗ xuất khẩu(2): .................................................................

3. Mô tả hàng hoá(3): .................................................................................................

4. Mã HS:................................................................................................................

5. Tên khoa học của loài:.........................................................................................

6. Tên thương mại của loài(4):.....................................................................................

7. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng hàng hóa (5): ...................................................

8. Số vận đơn (B/L): ................................................................................ ................

9. Số hoá đơn: ...................................... ... .................................................................

10. Bảng kê gỗ (6):.......................................................... ...........................................

11. Nước xuất khẩu: ..................................................................................................

12. Quốc gia nơi khai thác:........................................................................................

B. MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA LÔ HÀNG NHẬP KHẨU

Tùy theo tình trạng lô hàng, đánh dấu vào ô thích hợp dưới đây:

□ B1. Gỗ không thuộc loài rủi ro và gỗ từ vùng địa lý tích cực, không yêu cầu tài liệu bổ sung, kê khai theo Mục C, Mục D dưới đây.

□ B2. Gỗ thuộc loài rủi ro hoặc gỗ từ vùng địa lý không tích cực, yêu cầu tài liệu bổ sung và kê khai theo Mục C và D dưới đây.

C. TÀI LIỆU BỔ SUNG

1. Gỗ nguyên liệu (ví dụ: thuộc các mã HS 4403, 4406, 4407)

Nếu gỗ nhập khẩu từ loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực, thì chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai sau đây:

a) Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia của nước xuất khẩu được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam:

TT

Tên loại chứng chỉ

Số hiệu chứng chỉ

Thời hạn của chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Giấy phép hoặc tài liệu chứng minh được phép khai thác gỗ:

TT

Loại giấy phép hoặc tài liệu

Số giấy phép hoặc số tài liệu

Ngày ban hành

Cơ quan/chủ thể ban hành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Trường hợp quốc gia nơi khai thác gỗ không quy định giấy phép khai thác đối với khu rừng mà gỗ này được khai thác, đề nghị cung cấp tài liệu bổ sung sau:

TT

Loại tài liệu(7)

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quốc gia nơi khai thác:

 

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp

 

Lý do không quy định giấy phép

 

□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu (nếu có)

d) Trường hợp không có tài liệu khai thác, đề nghị cung cấp thông tin bổ sung sau:

TT

Loại tài liệu thay thế tài liệu khai thác

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quốc gia nơi khai thác:

 

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp

 

Lý do không có tài liệu khai thác

 

□ Đính kèm bản sao các loại tài liệu thay thế (nếu có)

2. Sản phẩm gỗ hỗn hợp (ví dụ: các mã HS thuộc chương 44 và 94 ngoại trừ các mã HS: 4403, 4406, 4407)

Nếu sản phẩm gỗ được làm từ gỗ thuộc loài rủi ro hoặc từ vùng địa lý không tích cực thì chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai sau đây:

a) Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia nước xuất khẩu được Việt Nam công nhận là đã đáp ứng tiêu chí của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam:

TT

Chứng chỉ (tên và loại)

Số hiệu chứng chỉ

Thời hạn của chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Trường hợp không có giấy phép hoặc tài liệu khai thác:

TT

Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của gỗ

Tài liệu số

Ngày ban hành

Chủ thể ban hành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xuất xứ gỗ:

 

Tên và địa chỉ của nhà cung cấp/nhà xuất khẩu:

 

Tài liệu bổ sung thay thế chứng minh tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác

 

□ Đính kèm bản sao các tài liệu chứng minh hợp pháp (nếu có).

D. CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG CỦA CHỦ GỖ NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH HỢP PHÁP CỦA GỖ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA NƠI KHAI THÁC:

1. Thông tin về quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia khai thác: Xác định các quy định pháp luật (ví dụ: cấm xuất khẩu, yêu cầu giấy phép xuất khẩu v.v...) áp dụng đối với xuất khẩu gỗ cho từng sản phẩm hoặc loài của quốc gia nơi khai thác.

TT

Sản phẩm, loài và quốc gia nơi khai thác

Quy định pháp luật đối với xuất khẩu gỗ của quốc gia nơi khai thác

Bằng chứng tuân thủ

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Xác định rủi ro và biện pháp giảm thiểu: Xác định bất cứ rủi ro về khai thác và thương mại bất hợp pháp liên quan đến lô hàng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

TT

Các rủi ro

Biện pháp giảm thiểu rủi ro

 

 

 

 

 

 

Cam kết của chủ gỗ nhập khẩu: Tôi xin cam kết những thông tin kê khai là đúng, đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã kê khai.

 

 

......, ngày .... tháng ...năm ....
CHỦ GỖ NHẬP KHẨU
 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú:

Bảng kê khai này áp dụng đối với tất cả các lô hàng gỗ không có giấy phép CITES, hoặc không có giấy phép FLEGT hoặc giấy phép xuất khẩu tương đương từ quốc gia xuất khẩu. Bảng kê khai này được nộp cùng với hồ sơ hải quan hiện hành. Bảng kê khai này áp dụng cho chủ gỗ nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đảm bảo gỗ nhập khẩu được khai thác, chế biến và xuất khẩu hợp pháp theo quy định của quốc gia nơi khai thác.

(1) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân nhập khẩu gỗ. Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân xuất khẩu gỗ. Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(3) Ghi rõ loại hàng hóa theo mô tả tại Phục lục III ban hành kèm theo Nghị định này. (4) Ghi rõ tên tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có).

(5) Ghi khối lượng (m3), trọng lượng (kg) đối với gỗ, sản phẩm gỗ/số lượng theo đơn vị tính đối với sản phẩm gỗ.

(6) Ghi đầy đủ số bảng kê gỗ nhập khẩu, sản phẩm gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

(7) Chủ gỗ kê khai các văn bản chứng minh khu rừng được khai thác mà theo quy định của quốc gia đó không cần giấy phép khai thác.

 

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY PHÉP CITES

(Kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ)

The following codes be used to indicate the purpose of the transaction for box No.5a:

(Các mã sau được sử dụng để chỉ mục đích của việc vận chuyển tại ô số 5a:)

T Commercial/Thương mại

Z Zoos/ Trao đổi giữa các vườn thú

G Botanical gardens/ Trao đổi giữa các vườn thực vật

Q Circuses and travelling exhibitions/Xiếc hoặc triển lãm lưu động

S Scientific/Khoa học

H Hunting trophies/ Mẫu vật săn bắn

P Personal/ Tài sản cá nhân

M Medical (including biomedical research) IY sinh (bao gồm cả nghiên cứu y sinh học)

E Educational/ Giáo dục

N Reintroduction or introduction into the wild/ Tái thả vào tự nhiên

B Breeding in captivity or artificial propagation/ Gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo

L Law enforcement / judicial / forensic/ Thực thi luật/ Truy tố/Khởi tố

The following codes be used to indicate the source of specimens for box No. 10:

(Các mã sau được sử dụng để chỉ nguồn gốc của mẫu vật tại ô số 10:)

W Specimens taken from the wild/Mẫu vật được đánh bắt từ tự nhiên

R Specimen soriginating from a ranching operation/ Mẫu vật có nguồn gốc từ trại nuôi sinh trưởng

D Appendix-I animals bred in captivity for commercial purposes and Appendix-I plants artificially propagated for commercial purposes, as well as parts and derivatives thereof, exported under the provisions of Article VII, paragraph 4/ Mẫu vật của các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục I được gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại, kể cả các bộ phận và dẫn xuất, được xuất khẩu theo quy định tại khoản 4, điều VII

A Plants that are artificially propagated in accordance with Resolution Conf. 11.11 (Rev. CoP13), paragraph a), as well as parts and derivatives thereof, exported under the provisions of Article VII, paragraph 5 (specimens of species included in Appendix I that have been propagated artificially for non-commercial purposes and specimens of species included in Appendices II and III)/ Các loài thực vật được trồng cấy nhân tạo theo quy định tại khoản a Nghị quyết 11.11 (sửa đổi tại CoP13), kể cả các bộ phận và dẫn xuất, được xuất khẩu theo quy định tại khoản 5, điều VII (mẫu vật các loài Phụ lục I được trồng cấy nhân tạo không vì mục đích thương mại và mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II và III)

C Animals bred in captivity in accordance with Resolution Conf. 10.16 (Rev.), as well as parts and derivatives thereof, exported under the provisions of Article VII, paragraph 5 (specimens of species included in Appendix I that have been bred in captivity for non-commercial purposes and specimens of species included in Appendices II and III)/ Các loài động vật được gây nuôi sinh sản theo quy định tại Nghị quyết 10.16 (sửa đổi), kể cả các bộ phận và dẫn xuất, được xuất khẩu theo quy định tại khoản 5, điều VII (mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I được gây nuôi sinh sản không vì mục đích thương mại và mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II và III)

F Animals bom in captivity (F1 or subsequent generations) that do not fulfil the definition of 'bred in captivity' in Resolution Conf. 10.16 (Rev.), as well as parts and derivatives thereof/ Các loài động vật được sinh ra trong các cơ sở gây nuôi sinh sản (F1 hoặc các thế hệ kế tiếp) nhưng chưa đáp ứng được quy định của định nghĩa “gây nuôi sinh sản” của Nghị quyết 10.16 (sửa đổi), kể cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng

U Source unknown (must be justified)/ Nguồn gốc không rõ ràng (cần phải xác định)

I Confiscated or seized specimens/ Mẫu vật tịch thu

O Pre-Convention specimens/ Mẫu vật tiền Công ước

 

Mẫu số 16A

MẪU SỔ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES, ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG1

 (Không áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng)

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ...............................................

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi):.

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:.......................................................................

4. Tên khoa học của loài nuôi: .................................................................................

5. Hình thức nuôi: □ Nuôi sinh sản □ Nuôi khác

6. Mã số cơ sở nuôi: ................................................................................................

Ngày

Tổng số cá thể nuôi

Cá thể bố mẹ

Đàn giống hậu bị

Số lượng con dưới 1 tuổi

Số lượng cá thể trên 1 tuổi

Nhập cơ sở (mua, sinh sản ..vv)

Xuất cơ sở (bán, cho tặng, chết…)

Ghi chú

Xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm/Cơ quan thủy sản

Tổng

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Đực

Cái

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

 

 

1

2= 3+4+ 5

3= 6+8+11+1 4-17

4= 7+9+12+1 5-18

5= 10+13+1 6-19

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                             

Ghi chú:

1. Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng.

2. Cột số 11, 12 và 13 không bao gồm số cá thể ở đàn giống hậu bị, số cá thể bố mẹ.

3. Cột 21, cán bộ Kiểm lâm, cán bộ cơ quan thủy sản ký xác nhận khi kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã.____________

1 Mỗi loài có 01 sổ theo dõi riêng

 

Mẫu số 16B

SỔ THEO DÕI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES, ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG2

 (Áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng)

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ...............................................

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi):.

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:.......................................................................

4. Tên khoa học của loài nuôi: .................................................................................

5. Hình thức nuôi: Nuôi sinh trưởng

6. Mã số cơ sở nuôi: .................................................................................................

Ngày

Tổng số cá thể nuôi

Số lượng con dưới 1 tuổi

Số lượng cá thể trên 1 tuổi

Nhập cơ sở (mua, sinh sản ..vv)

Xuất cơ sở (bán, cho tặng, chết..)

Ghi chú (ví dụ số chíp ...)

Xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm/Cơ quan thủy sản

Tổng

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

Đực

Cái

Không xác định

1

2= 3+4+5

3= 7+10- 13

4= 8+11- 14

5= 6+9+12- 15

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng.

2. Cột 17, cán bộ của Cơ quan cấp mã số ký xác nhận khi kiểm tra các cơ sở nuôi động vật hoang dã.

___________________

2 Mỗi loài có 01 sổ theo dõi riêng

 

 

Mẫu số 16C

SỔ THEO DÕI SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES VÀ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

 (Áp dụng cho các loài động vật đẻ trứng)

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ...............................................

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi): .

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:.......................................................................

4. Tên khoa học của loài nuôi: .................................................................................

5. Độ tuổi của các cá thể bố mẹ: ..............................................................................

6. Hình thức nuôi: □ Nuôi sinh sản □ Nuôi khác

7. Mã số cơ sở nuôi: .................................................................................................

TT

Ngày (lấy trứng khỏi tổ/ ấp trứng/ con non nở, chết ...)

Số cá thể bố mẹ

Số lượng trứng

Số lượng trứng được đưa vào ấp

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận của cơ quan Kiểm lâm/ thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

5

6

7

8

9=7- 8

10

11

12=10- 11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

2. Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc mùa sinh sản của động vật.

3. Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.

 

 

Mẫu số 16D

SỔ THEO DÕI SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES VÀ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG

 (Áp dụng cho các loài động vật đẻ con)

1. Họ và tên của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi: ...............................................

2. Địa chỉ (gồm địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở nuôi và địa điểm nuôi): .

3. Tên tiếng phổ thông của loài nuôi:.......................................................................

4. Tên khoa học của loài nuôi: .................................................................................

5. Độ tuổi của các cá thể bố mẹ: ..............................................................................

6. Hình thức nuôi: □ Nuôi sinh sản □ Nuôi khác

7. Mã số cơ sở nuôi: ................................................................................................

TT

Ngày (đẻ, chết...)

Số cá thể bố mẹ

Số con non nở

Số con con bị chết

Số con non còn sống

Số con con cộng dồn theo thời gian

Số con non tách khỏi khu nuôi nhốt (tách đàn)

Số con non còn lại

Ghi chú

Xác nhận của cơ quan Kiểm lâm/ thủy sản

Đực

Cái

1

2

3

4

7

8

9=7-8

10

11

12=10- 11

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Sổ theo dõi sinh sản của động vật hoang dã được lập riêng cho từng loài.

2. Số liệu tại sổ, chủ nuôi phải ghi chép ngay khi có sự thay đổi và chốt định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng hoặc kết thúc mùa sinh sản của động vật.

3. Số cá thể tách khỏi khu nuôi nhốt con non được hiểu là khi chủ nuôi bán con giống hoặc con non được gia nhập đàn với các cá thể trưởng thành.

 

 

 

14. Tên thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 1. Trình tự thực hiện

 1.1. Thẩm quyền của Quốc hội

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

 Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

Bước 5. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Bước 6. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Quốc hội.

Bước 7: Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

1.2. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, địa chỉ:  số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 4. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Bước 6. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

1.3. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, địa chỉ:  số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Bước 4. Hội đồng nhân dân xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: Thực hiện theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5. Sau khi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, kết quả được gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân

 2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

 3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ tổ chức, cá nhân nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

 - Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

 - Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

 - Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

b) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

 - Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 - Báo cáo thẩm định của UBND cấp tỉnh về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

- Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

 

 c) Hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ, gồm:

 - Văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Văn bản thẩm định (biên bản họp Hội đồng thẩm định hoặc báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, địa phương liên quan).

- Dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội (đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Quốc hội).

 - Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Báo cáo thẩm định của UBND cấp tỉnh về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

 - Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

 - Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

 - Văn bản của các Bộ, ngành, địa phương liên quan (nếu có).

d) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gồm:

 - Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 - Báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

 - Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng;

- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).

 - Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.

- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).

 3.2. Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định:

 - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 bộ.

 - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 01 bộ.

 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ 01 bộ.

 - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

4.1. Thẩm quyền của Quốc hội:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

 - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.

 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

- Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

 - Quốc hội: Theo quy chế làm việc của Quốc hội.

 4.2. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc.

 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc.

- Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

4.3. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 40 ngày làm việc.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

15. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh. b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của hồ sơ.

 - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho chủ gỗ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.

c) Bước 3: Thẩm định và trả kết quả.

Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bảng kê gỗ.

Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Bản chính Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 04 kèm theo).

 - Bản chính Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 05 và Mẫu số 06 kèm theo).

- Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 27/2018/TT-BNNTPNT ngày 16/11/2018).

4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ gỗ có lô hàng gỗ xuất khẩu không phải là doanh nghiệp Nhóm I.

6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh trên Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu (Mẫu số 04).

- Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 05).

- Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất (Mẫu số 06).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mẫu số 04. Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

                           , ngày.....tháng. năm .....

 

 

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU

(Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước không phải xác nhận) (1)

 

Kính gửi(2):...................................................       

 

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ........

2. Địa chỉ(5): .................... ; Số điện thoại: ................ Địa chỉ Email: ................

3. Địa điểm kiểm tra(6): ...................................................................................

4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ: .....................................................

5. Hồ sơ kèm theo (7): .....................................................................................

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đề nghị(8)............................. xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ./.

 

CHỦ GỖ

(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU đã thực hiện trình tự, thủ tục khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Không phải xác nhận nguồn gốc gỗ theo Mẫu số 04 này.

(2) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi rõ địa điểm để cơ quan Kiểm lâm sở tại đến kiểm tra và xác nhận bảng kê gỗ.

(7) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

(8) Ghi tên cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi lưu giữ lô hàng gỗ đề nghị xác nhận.

 

 

Mẫu số 05. Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

 

.......................

...................

________

Số(1): ........./BKGXK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

 

BẢNG KÊ GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)

 

1. Tên chủ gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ....................

2. Địa chỉ(5): ....................................................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ..........................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): .................................................................

5. Địa chỉ: .................................................................................................

6. Quốc gia nhập khẩu: ................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: .........................................................................

8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu (7):

Gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Gỗ nhập khẩu.

□ Gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ................................. Ngày .... tháng .... năm ....

10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách

Số lượng (thanh/ tấm/ lóng)

Khối lượng (kg hoặc m3)

Ghi chú

Tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(8)

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI (9)

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày.................... tháng.......... năm.....

CHỦ GỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

 

Mẫu số 06. Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

 

.......................

...................

________

Số(1): ........./BKSPGXK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

 

BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

  1.  

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): .......

2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ(5): .........................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ..........................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): .................................................................

5. Quốc gia nhập khẩu: .................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: ...........................................................................

8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ (7):

Chế biến từ nguyên liệu gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng. □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ..................................... Ngày .... tháng .... năm ........

10. Thông tin sản phẩm gỗ:

TT

Tên sản phẩm gỗ (8)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu (9)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(10)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI (11)

Ngày.................... tháng.......... năm.....

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp sản phẩm gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp sản phẩm gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thi người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền có xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân,

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc sản phẩm gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ

(8) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.

(10) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ sản phẩm gỗ đã kê khai.

 

16. Tên thủ tục: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp đăng ký phân loại thực hiện nộp hồ sơ bằng một trong hai hình thức sau:

- Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan giải quyết: Chi cục Kiểm lâm, có trách nhiệm nhập thông tin vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

b) Bước 2: Tiếp nhận, phân loại và xác minh thông tin

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông. Trường hợp có nghi ngờ những thông tin do doanh nghiệp tự kê khai, cần xác minh làm rõ; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân loại của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Chi cục Kiểm lâm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức xác minh làm rõ tính chính xác của thông tin tự kê khai của doanh nghiệp; lập Biên bản xác minh theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông và thông báo kết quả xác minh cho doanh nghiệp đó biết.

c) Bước 3: Xếp loại doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp tự động phân loại hoặc kể từ ngày kết thúc xác minh thông tin kê khai; nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định, Chi cục Kiểm lâm xếp loại doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp Nhóm I trên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

d) Bước 4: Thông báo kết quả phân loại cho doanh nghiệp

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày xếp loại doanh nghiệp, Chi cục Kiểm lâm thông báo kết quả phân loại hoặc gửi thông báo kết quả cho doanh nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (đối với trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bưu chính công ích).

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là doanh nghiệp Nhóm I, phải thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

đ) Bước 5: Công bố kết quả

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày danh nghiệp được phân loại là doanh nghiệp nhóm I, Cục Kiểm lâm công bố kết quả phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- 01 bản chính Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 kèm theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.

- 01 bản chính Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- 01 bản phô tô hoặc bản chụp Tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.

- 01 Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đóng dấu treo theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồng gốc lâm sản.

(Trường hợp đăng ký trực tuyến, doanh nghiệp đăng nhập vào Hệ thống phân loại doanh nghiệp kê khai thông tin theo hướng dẫn và scan, đính kèm tài liệu lên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp làm căn cứ chứng minh tuân thủ tiêu chí; đối với Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản, doanh nghiệp chốt số liệu, ký, đóng dấu điện tử).

Thời hạn giải quyết:

a) Trường hợp không phải xác minh: 06 ngày làm việc.

b) Trường hợp phải xác minh: 14 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnhhoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo kết quả phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông.

- Công bố kết quả trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn đối với doanh nghiệp được phân loại Nhóm I.

Phí, lệ phí (nếu có): Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

- Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồng gốc lâm sản.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01. Đề nghị phân loại doanh nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày.....tháng.......năm.......

ĐỀ NGHỊ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

Kính gửi(1):..................................................................

A. ĐĂNG KÝ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa):……………………………………….....................

Chức danh: ......................................................................................................................

Tôi đại diện doanh nghiệp(2) ......................., đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ với các nội dung sau:

1. Thông tin chung

Tên doanh nghiệp:....………..………...……………...................................................

Mã số doanh nghiệp(3):……………….………………………..………...…...................

Địa chỉ(4):…..……………………….……………………………………….......................

Điện thoại liên hệ:.……...…………….……………………………..…….......................

Địa chỉ Email:………………………..... Website (nếu có):….………….…...................

2. Quy mô hoạt động doanh nghiệp (đánh dấu X vào ô thích hợp)

2.1. Doanh nghiệp không có chi nhánh/cơ sở chế biến gỗ :        □

2.2. Doanh nghiệp có chi nhánh/cơ sở chế biến gỗ:                    □

Bảng kê chi nhánh/cơ sở chế biến gỗ thuộc doanh nghiệp:

TT

Tên chi nhánh/cơ sở chế biến gỗ

Địa chỉ (4)

Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chính

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

….

 

 

 

 

B. CAM KẾT TUÂN THỦ TIÊU CHÍ  PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp cam kết đã tuân thủ đầy đủ những tiêu chí sau:

1. Trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày đăng ký phân loại đã tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật: □

2. Trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày đăng ký phân loại không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP: □

3. Trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày đăng ký phân loại không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế: □

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung tại bản đề nghị đăng ký phân loại doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp(2)............ đề nghị (1)……..……. xem xét, phân loại doanh nghiệp./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…..

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP(5)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên Cơ quan tiếp nhận. (2) Tên doanh nghiệp.

(3) Ghi theo mã số đăng ký của doanh nghiệp.

(4) Ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở của doanh nghiệp.

(5) Người đại diện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 08. Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

BẢNG KÊ KHAI PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ

STT

Nội dung kê khai

Tự đánh giá

Không

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau:

a

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài)

 

 

b

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau:

a

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên

 

 

b

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên

 

 

c

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên

 

 

d

Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau:

 

Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau:

 

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau:

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

 

 

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật

 

 

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp

 

 

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

 

 

đ

Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp

 

 

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến

a

Chấp hành quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ

 

 

b

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

c

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác

 

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu

 

 

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu

 

 

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyển; chế biến

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật

 

 

b

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ

 

 

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng

 

 

b

Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật

 

 

 

  

……….., ngày.... tháng... năm ...
DOANH NGHIỆP KÊ KHAI
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (1)

 

             

Ghi chú:

(1) Trường hợp tự kê khai bằng bảng giấy thì doanh nghiệp kê khai phải thực hiện nội dung này.

 

Phụ lục II

TÀI LIỆU CHỨNG MINH TUÂN THỦ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

(Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP)

TÀI LIỆU CHỨNG MINH

I

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

 

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp phải có các loại tài liệu sau:

 

a

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài).

Giấy chứng nhận đăng ký đăng ký doanh nghiệp.

b

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường phải có một trong các loại tài liệu sau:

 

a

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

b

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

c

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

d

Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm a, b, c nêu trên.

Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phải có tài liệu sau:

 

-

Phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật.

Tài liệu chứng minh tuân thủ quy định về phòng cháy và chữa cháy đang có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về theo dõi nhập, xuất lâm sản phải có tài liệu sau:

 

-

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản được ghi chép đầy đủ theo đúng quy định pháp luật.

Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày đăng ký phân loại doanh nghiệp.

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau:

 

a

Không có tên trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Tài liệu theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

b

Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động đang có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong năm đăng ký phân loại.

c

Người lao động có tên trong danh sách bảng lương của doanh nghiệp.

Danh sách người lao động kèm theo mã số Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp từng tháng trong 12 tháng liên tiếp tính đến ngày đăng ký phân loại.

d

Niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Bản chụp niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội và y tế đối với người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trong năm đăng ký phân loại.

đ

Người lao động là thành viên tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp.

Quyết định thành lập tổ chức công đoàn của doanh nghiệp đang có hiệu lực thi hành hoặc danh sách người lao động là thành viên tổ chức công đoàn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về Công đoàn trong năm đăng ký phân loại.

II

TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN GỐC GỖ HỢP PHÁP

 

1

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ khai thác gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp khai thác gỗ làm nguyên liệu chế biến:

Bảng tổng hợp hồ sơ gỗ khai thác theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

a

Chấp hành quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ.

b

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật.

c

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác.

 

2

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ sau tịch thu làm nguyên liệu chế biến:

Bảng tổng hợp hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật.

b

Bản sao hồ sơ gỗ sau xử lý tịch thu.

3

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sử dụng gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu chế biến:

Bảng tổng hợp hồ sơ hồ sơ gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật.

b

Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu.

4

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ trong quá trình mua bán, vận chuyển; chế biến:

Bảng tổng hợp hồ sơ gỗ trong quá trình mua bán, vận chuyển; chế biến theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

a

Bảng kê gỗ theo quy định của pháp luật.

b

Bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ.

5

Tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ gỗ đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sử dụng gỗ nguyên liệu do doanh nghiệp tự trồng trên đất của doanh nghiệp:

 

a

Tuân thủ với các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp.

b

Bản sao hồ sơ gỗ khai thác theo quy định của pháp luật.

Bảng tổng hợp hồ sơ gỗ khai thác theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Ghi chú:

1. Tài liệu theo Mẫu số 01 và bảng tổng hợp hồ sơ theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này là bản chính; các tài liệu khác là bản phô tô hoặc bản chụp. Trường hợp đăng ký trực tuyến, doanh nghiệp nghiệp scan, đính kèm lên Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp làm căn cứ chứng minh tuân thủ tiêu chí.

2. Sổ nhập, xuất lâm sản đóng dấu treo của doanh nghiệp khi nộp trực tiếp; trường hợp nộp trực tuyến theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp chốt số liệu, ký, đóng dấu điện tử.

 

 Mẫu số 11. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản

TÊN ĐƠN VỊ LẬP SỔ………….
……………………………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Số sổ: … / Năm lập: …

 SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN

 

Lâm sản có đầu kỳ (1)

Lâm sản nhập trong kỳ

Lâm sản xuất ra trong kỳ

Lâm sản tồn cuối kỳ (2)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày tháng năm

Tên lâm sản

Số hiệu, nhãn đánh dấu

Đơn vị tính

Khối lượng hoặc trọng lượng

Hồ sơ kèm theo lâm sản nhập

Ngày tháng năm

Số bảng kê lâm sản xuất ra

Khối lượng, trọng lượng

Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo

Ước tính nguyên liệu tiêu hao (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên thông thường

Tôn khoa học

 

 

Loài nguy cấp, quý, hiếm; Mẫu số CITES

Loài thông thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

B

C

D

E

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 CHỦ ĐƠN VỊ LẬP SỔ (3)

NGƯỜI GHI SỔ (3)

                                                     

Ghi chú: (1) Ghi khối lượng, trọng lượng của lâm sản có ở đầu kỳ theo dõi;

(2) Ghi khối lượng, trọng lượng của lâm sản có ở cuối kỳ theo dõi;

(3) Ngày cuối của tháng, của năm: ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng, trong năm và người ghi sổ, chủ đơn vị lập sổ ký xác nhận. Trường hợp theo dõi bằng sổ điện tử thì in trang tổng hợp để ký xác nhận. Chủ lâm sản lưu để theo dõi, quản lý.

 

17. Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng

17.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao khai thác tận dụng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình; địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định):

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án khai thác đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT).

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng phê duyệt phương án khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

b) Bước 2: Tiếp nhận, hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao khai thác tận dụng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Thẩm định và trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao khai thác tận dụng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

17.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

17.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

(i) Hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp: Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng phòng hộ là rừng trồng, rừng đặc dụng là rừng trồng; thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng.

(ii) Hồ sơ gửi Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

17.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

17.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân được giao khai thác tận dụng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

17.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn trồng rừng.

17.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Phương án khai thác lâm sản theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT- BNNPTNT.

17.8. Phí, lệ phí (nếu có): không

17.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT).

17.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

17.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

 

Mẫu số 10. Đơn đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN (*)

 (1) ……..……………..

Kính gửi (2): ……………………………………………………………

1. Thông tin chủ rừng:

a) Tên chủ rừng (3):..................................................................................................

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (4): ………..………....…..…………..

c) Địa chỉ chủ rừng (5):.............................................................................................

d) Số điện thoại:........................................; Địa chỉ Email:.....................................

2. Nội dung đề nghị phê duyệt: Phương án khai thác (1)

…………..…….……...…………………………………………………………..

3. Tài liệu gửi kèm:

- Bản chính Phương án (1)…….......................................................................…….

- Tài liệu khác (nếu có)..........................................................................................

 

 

……….., ngày ….... tháng …..… năm …...
CHỦ RỪNG
 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(*) Mẫu này do chủ rừng lập khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gỗ/thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường từ tự nhiên/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường.

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc trường hợp khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

(2) Ghi rõ tên cơ quan phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 hoặc khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

 

Mẫu số 11. Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường/thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

PHƯƠNG ÁN

 (1)..................................

I. Thông tin chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác:

1. Tên chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác (2):....................................................

2. Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (3):......................................

3. Địa chỉ chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác

(4):......................................................

4. Số điện thoại:.....................................; Địa chỉ Email:......................................

II. Nội dung phương án

1. Căn cứ xây dựng phương án (5):........................................................................

2. Đối tượng (6):.....................................................................................................

3. Địa danh, diện tích khai thác (7):.......................................................................

4. Sản lượng dự kiến khai thác (8):........................................................................

5. Dự kiến hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.

6. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng:.......................................

7. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác (đối với thực hiện dự án lâm sinh):.....

 

 

.........., ngày.... tháng...... năm.....
CHỦ RỪNG/TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền(9)

...........................................................................................................................................

...............................................................................................................................

........., ngày... tháng... năm 20...
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(3) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

(5) Ghi thông tin các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan.

(6) Ghi đối tượng khai thác tại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(7) Ghi thông tin khu vực dự kiến khai thác (lô, khoảnh, Tiểu khu) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ). Diện tích khai thác xác định từ hồ sơ, tài liệu giao rừng, cho thuê rừng hoặc bằng máy định vị GPS.

(8) Đối với gỗ: Ghi số lượng cây, khối lượng (m3, kg, ster)/thực vật rừng ngoài gỗ (kg, m3, ster)/số lượng mẫu vật...Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thông qua lập ô tiêu chuẩn đại diện có diện tích 500 m2 đối với rừng trồng và 1.000 m2 đối với rừng tự nhiên, tỷ lệ ô tiêu chuẩn tối đa là 02% diện tích khai thác, tối thiểu một lô khai thác phải có 03 ô tiêu chuẩn.

(9) Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này phê duyệt.

 

IX.  LĨNH VỰC KIỂM LÂM

1. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Gửi hồ sơ

Chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình; Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2. Xác minh, tổ chức thẩm định Phương án hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.

Bước 3. Xem xét, quyết định phê duyệt Phương án hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

3.1. Trường hợp phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản (đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành):

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.2. Trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.1. Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

* Hồ sơ chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 27/2024/NĐ-CP);

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

* Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Hồ sơ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, gồm:

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

b) Trường hợp đề nghị điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng

- Trường hợp 1: Dự án thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 27/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư:

Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và chủ rừng về việc thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng.

- Trường hợp 2: Dự án có thay đổi nội dung Phương án tạm sử dụng rừng đã được phê duyệt không thuộc quy định tại trường hợp 1 nêu trên, hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

* Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Hồ sơ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, gồm:

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

a) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 12 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được hồ sơ hợp lệ.

b) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành chủ quản: 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án.

6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Cơ quan/người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

9. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Dự án phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.

b) Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng). Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

c) Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).

d) Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.

đ) Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê quyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.

e) Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật; không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

g) Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

 

Phụ lục I

ĐỀ NGHỊ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG

 

TÊN CHỦ ĐẦU DỰ ÁN

 

 

 

 

Số        /…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

ĐỀ NGHỊ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG

để thực hiện Dự án ...........................

 

 
   
 

 

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp………

 

Căn cứ Nghị định số …. /2024/NĐ-CP ngày……tháng……. năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số...../QĐ-.......ngày ..... tháng ......năm..... của     về

việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hoặc Quyết định số...../QĐ-.......ngày ..... tháng ......năm..... của ......... về việc phê duyệt dự án đầu tư.   ;

Căn cứ Quyết định số ...../QĐ-......ngày .... tháng .... năm ... của .... về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số ...../QĐ-.......ngày ..... tháng .... năm ..... của  về việc quyết định

chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án…..

Tên tổ chức/chủ đầu tư dự án (chữ in hoa): (1)…………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………….

Họ và tên người đại diện:……………………………………………….

+ Chức vụ:…………………………………………………………………

+ Số CCCD: ……………………ngày, tháng, năm cấp: …………………

+ Nơi cư trú: ……………………………………………………………… Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp ……………. xem xét, quyết

định phê duyệt (hoặc điều chỉnh) Phương án tạm sử dụng rừng như sau:

Các thông tin về tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng):

 

 

Các thông tin về: Vị trí khu rừng (ghi rõ tên lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng (ha); loại rừng (ghi rõ rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); nguồn gốc hình thành (ghi rõ rừng tự nhiên, rừng trồng).

Mục đích của việc tạm sử dụng rừng (2)

Thời gian tạm sử dụng rừng: Từ ngày ......tháng ... năm.... đến ngày...... tháng...... năm.......

Lý do điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng (nếu có):

Về trồng lại rừng, phục hồi rừng

Nêu rõ việc trồng lại rừng, phục hồi rừng và kinh phí trồng rừng, …..

Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác về các thông tin trên.

Hồ sơ

Có hồ sơ theo quy định tại khoản 3 (hoặc khoản 5) Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số ……./2024/NĐ-CP ngày    tháng

….. năm 2024 của Chính phủ kèm theo, gồm:………….

Để có cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, ....................................... (3) kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp …… xem xét, phê duyệt.

………ngày…….tháng…..năm…….

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Ghi rõ tên tổ chức, ngày thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ghi rõ mục đích tạm sử dụng rừng: Để xây dựng hạng mục công trình xây dựng tạm thực hiện Dự án   ,

Ghi rõ tên tổ chức/chủ đầu tư dự án.

 

 

Phụ lục II

PHƯƠNG ÁN (HOẶC ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN) TẠM SỬ DỤNG RỪNG

 

QUAN CHỦ QUẢN

CƠ QUAN LẬP PHƯƠNG ÁN

 

 

Số:……./…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

….., ngày ….. tháng …. năm …..

 

PHƯƠNG ÁN

Tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng) để thực hiện Dự án …………………

 

 
   
 

 

 

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp ...........

 

Căn cứ Nghị định số…. /2024/NĐ-CP ngày……tháng……. năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số...../QĐ-.......ngày ..... tháng ......năm..... của     về

việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hoặc Quyết định số...../QĐ-.......ngày ..... tháng ......năm..... của ......... về việc phê duyệt dự án đầu tư.   ;

Căn cứ Quyết định số ...../QĐ-....ngày .... tháng .... năm ..... của .... về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số ....../QĐ-.... ngày .... tháng ....... năm ..... của ...... về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án  ;

Căn cứ......................................................................................................

............................ (1) lập Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) để xây dựng hạng mục công trình xây dựng tạm thực hiện Dự án ......................, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp xem xét, phê duyệt, như sau:

Về vị trí, diện tích, loại rừng, trữ lượng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng)

Vị trí: lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính.

Diện tích phân theo:

+ Loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

+ Nguồn gốc hình thành: rừng tự nhiên, rừng trồng.

Trữ lượng rừng:

Loài cây đối với rừng trồng:

Lý do điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng (nếu có):……..

Phương án xử lý cây rừng trên phạm vi diện tích tạm sử dụng rừng

Phương thức tác động: ..............................................................................

Khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích tạm sử dụng rừng .....................

Phương thức thu hồi tài sản tận dụng lâm sản …………............................

Đấu giá tài sản Nhà nước (nếu có).............................................................

...................................................................................................................

Thời gian tạm sử dụng rừng: Từ ngày ......tháng ... năm.... đến ngày......

tháng...... năm...........

Nội dung trồng lại diện tích rừng

Biện pháp trồng rừng: Thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh …….…………………..

Thời gian trồng rừng, hoàn trả, bàn giao cho chủ rừng: ...........................

Nghiệm thu rừng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh………

Kinh phí trồng rừng: …………………………………………………… đ) …………………………………………………………………………..

Để có cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, ............................. (2) kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/tp …… xem xét, phê duyệt./.

 

Nơi nhận:

Như trên;

…………;

Lưu: VT,.....

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CHỦ ĐẦU TƯ

 DỰ ÁN LẬP PHƯƠNG ÁN

(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

và (2) ghi rõ tên tổ chức/chủ đầu tư dự án.

 

Phụ lục III

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT (HOẶC ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN TẠM SỬ DỤNG RỪNG

 

UBND TỈNH/TP………..

 

 

 

Số:      /QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

……, ngày…… tháng…… năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) để thực hiện Dự án ...…………...

 

 
   
 

 

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày …. tháng … năm ….; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số …. /2024/NĐ-CP ngày……tháng …. năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số …… (các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án)  ;

Căn cứ Quyết định số ...../QĐ-.....ngày .... tháng .... năm .... của .... về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc Quyết định số ..../QĐ-.......ngày ...... tháng ....... năm ..... của ...... về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án  ;

Căn cứ Phương án (hoặc điều chỉnh Phương án) tạm sử dụng rừng để thực  hiện  Dự  án  ...……...  ngày  ......  tháng  .....  năm  20    của

.         ;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số….

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) đối với diện tích  ha rừng (gồm: rừng tự nhiên

…. ha; rừng trồng….ha) để thực hiện công trình xây dựng tạm của Dự án

..........., trong đó:

Rừng đặc dụng….ha (rừng tự nhiên … ha, rừng trồng …ha); rừng phòng hộ…..ha (rừng tự nhiên … ha, rừng trồng …ha); rừng sản xuất….ha (rừng tự nhiên … ha, rừng trồng …ha).

Trữ lượng rừng     ; loài cây đối với rừng trồng.

Vị trí: ghi rõ tên lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính.

Thời gian tạm sử dụng rừng: từ ngày ……….. đến ngày ………

Về trồng lại, phục hồi rừng: nội dung trồng lại rừng, phục hồi rừng, kinh phí trồng lại, phục hồi rừng, thời gian trồng lại rừng, phục hồi rừng,

…………..

(Chi tiết thông tin tại Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng kèm theo).

Có hồ sơ theo quy định tại khoản 3 (hoặc khoản 5) Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số …./2024/NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm 2024 của Chính phủ kèm theo, gồm:………….

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: ……………………………

Chủ dự án: ……………………………………………………………

Chủ rừng: …………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh/tp, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, …… và tổ chức đề nghị tạm sử dụng rừng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Hội đồng nhân dân (để b/c);

- Các Sở: NN&PTNT, TN&MT,…;

- …

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu hoặc ký số hợp lệ)

 

X. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

1. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch) cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp; gửi qua đường bưu điện; Fax; thư điện tử; đăng ký trực tuyến tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Binh (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) trong thời hạn ít nhất 01 (một) ngày làm việc trước ngày thu hoạch. Địa chỉ: Số 2, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, theo ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình tổ chức kiểm soát thu hoạch tại hiện trường và Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô nguyên liệu NT2MV được kiểm soát.

Trường hợp đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình chưa ký tên và chưa đóng dấu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình trên Giấy chứng nhận xuất xứ tại hiện trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình tổ chức cấp phiếu kiểm soát thu hoạch ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường.

Bước 3: Trả kết quả ngay sau khi kiểm soát thu hoạch tại hiện trường.

Cách thức thực hiện: Cơ sở thu hoạch NT2MV (hoặc cơ sở sơ chế, chế biến) gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện; Fax; Thư điện tử; Đăng ký trực tuyến tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) trong thời hạn ít nhất 01 (một) ngày làm việc trước ngày thu hoạch.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Thông báo thời gian, địa điểm, khối lượng NT2MV dự kiến thu hoạch.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Thời hạn giải quyết:

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho các lô nguyên liệu NT2MV được kiểm soát ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường.

Trường hợp đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình chưa ký tên và chưa đóng dấu của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình trên Giấy chứng nhận xuất xứ tại hiện trường, Chi cục Quản lýchất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình tổ chức cấp Phiếu kiểm soát thu hoạch ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường.

Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình.

Cơ quan phối hợp: Không.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ theo mẫu nêu tại Phụ lục IX Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015.

- Phiếu kiểm soát thu hoạch theo mẫu nêu tại Phụ lục XI Thông tư số
33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về giám sát vệ sinh, ATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

Phụ lục IX

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ NT2MV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ

CERTIFICATE OF ORIGIN OF BIVALVE MOLLUSCS

Số/ No: XX/YYYY-ZZz

 

Cơ quan kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ/ Bivalve Molluscs Harvesting Control Agency........................................................................................... ……………….

Địa chỉ/ Address..................................................................................................

 

CHỨNG NHẬN/ HEREBY CERTIFIES

 

Cơ sở thu hoạch/ Name of harvester....................................................................

Địa chỉ/ Address..................................................................................................

Số hiệu của phương tiện vận chuyển/ Identification number of transport means..

Ngày thu hoạch/Date of harvesting………….Loài nhuyễn thể/Species..................

Vùng thu hoạch/Production area……………. được xếp loại/ classified in category        

Khối lượng/ Quantity (kgs) .................................................................................

Tên và địa chỉ cơ sở tiếp nhận/ Name and address of recipient............................

……………………………………………………………………………………………Lô nguyên liệu trên (*) / The lot of the above mentioned raw material (*) ...............................

............................................................................................................................

                                                                   Ngày / Date.............................

                                                       Đại diện Cơ quan kiểm soát thu hoạch/

The representative of the Harvesting Control Agency

                                                          (Ký tên, đóng dấu/ Signature and Seal)

 

 

* Ghi rõ yêu cầu/chế độ xử lý sau thu hoạch theo thông báo của Cơ quan kiểm tra/

Descript clearly post-harvest treatment regime according to announcement of Inspection Agency.

 

Phụ lục XI

MẪU PHIẾU KIỂM SOÁT THU HOẠCH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày  08/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN NINH BÌNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

PHIẾU KIỂM SOÁT THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ

NOTE FOR MONITORING OF HARVESTED BIVALVE MOLLUSCS

Số/ No……….

 

  1. Cơ sở thu hoạch/Harvester...........................................................................
  2. Địa chỉ/ Address...........................................................................................
  3. Số hiệu phương tiện vận chuyển/ Identification number of transport means.
  4. Ngày thu hoạch/ Date of harvesting.............................................................
  5. Vùng thu hoạch/ Production area được xếp loại/ classified in category………
  6. Loài nhuyễn thể/ Species..............................................................................
  7. Khối lượng/ Quantity (kgs)...........................................................................
  8. Tên và địa chỉ cơ sở tiếp nhận (*)/ Name and address of recipient (*).............

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Có giá trị đến ngày/Valid until:……………………………………………………………

Ngày/ Date…………………………………...

Tên và chữ ký của người thu hoạch/                 Tên và chữ ký của cán bộ kiểm soát/

             Name and signature of harvester              Name and signature of harvesting controller

 

Ghi chú: (*): Ghi tên và địa chỉ của cơ sở sơ chế/chế biến

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấp đổi Phiếu kiểm soát thu hoạch sang Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày thu hoạch, đại diện cơ sở thu hoạch (hoặc cơ sở sơ chế, chế biến), nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Địa chỉ: Số 2, đường Lê Hồng phong, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, theo ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu kiểm soát thu hoạch, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình xem xét tính hợp lệ của Phiếu kiểm soát thu hoạch và cấp đổi sang Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp lệ) hoặc có văn bản trả lời cơ sở về lý do không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.

Bước 3: Trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản).

Cách thức thực hiện: Cơ sở thu hoạch NT2MV (hoặc cơ sở sơ chế, chế biến) gửi Phiếu kiểm soát thu hoạch trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- 01 Bản chính Phiếu kiểm soát thu hoạch.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Thời hạn giải quyết:

Xử lý hồ sơ: Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày thu hoạch.

Xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận: Trong thời gian 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu kiểm soát thu hoạch.

Cơ quan thực hiện TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình.

Cơ quan phối hợp: Không

Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ sở thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hoặc cơ sở sơ chế, chế biến).

Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.

Kết quả thực hiện TTHC:

Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ (theo mẫu nêu tại Phụ lục IX- Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015).

Phí, lệ phí: Không.

Điều kiện thực hiện TTHC: Có phiếu kiểm soát thu hoạch.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về giám sát vệ sinh, ATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

3.1. Trình tự thực hiện

  Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  3.2. Cách thức thực hiện

  Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến (nếu có).

  3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân (Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản)

3.6. Cơ quan giải quyết TTHC:

Cơ quan giải quyết TTHC: Theo lĩnh vực chuyên ngành

- Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình;

- Chi cục Trng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình;

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình;

- Chi cục Thủy sản Ninh Bình.

3.7. Kết quả thực hiện TTHC:

- Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.

3.8. Phí, lệ phí: Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đồng/cơ sở.

3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều: 10, 11, 12,15,16,17,18,19,20, 21,22,23,24,25,26,27,44,54,55 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 7/5/2018 của Bộ Tài chính Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình Ban hành Quy định cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn)

4.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  4.2. Cách thức thực hiện

  Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến (nếu có).

  4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân (Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản)

4.6. Cơ quan giải quyết TTHC:

Cơ quan giải quyết TTHC: Theo lĩnh vực chuyên ngành

- Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình;

- Chi cục Trng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình;

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình;

- Chi cục Thủy sản Ninh Bình.

4.7. Kết quả thực hiện TTHC:

- Cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.

4.8. Phí, lệ phí: Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đồng/cơ sở.

4.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều: 10, 11, 12,15,16,17,18,19,20, 21,22,23,24,25,26,27,44,54,55 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 7/5/2018 của Bộ Tài chính Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình Ban hành Quy định cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

 

 

XI. LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NÔNG

          1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Nông nghiệp & PTNT nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, đồng thời chuyển hồ sơ (bản điện tử) trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Bước 2: Cán bộ được giao tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trên Cổng dịch vụ công.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định (Hồ sơ điện tử trên Cổng dịch vụ công vẫn đang ở chế độ chờ tiếp nhận).

Bước 3: Cán bộ được giao tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ TTHC của Văn phòng UBND tỉnh chuyển hồ sơ (bản giấy và điện tử) cho Văn thư Văn phòng UBND tỉnh để chuyển cho phòng chuyên môn thẩm tra xử lý, tham mưu văn bản trình lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thì Văn phòng UBND tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Khi có kết quả hoặc đến ngày hẹn, Sở Nông nghiệp và PTNT mang phiếu hẹn đến Trung tâm Hành chính công tỉnh (Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh) để nhận kết quả theo quy định.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên cổng Trung tâm hành chính công tỉnh.

 Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đã được cấp;

- Dự thảo quyết định công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Bản chữ ký số, kèm bản word).

- Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018); Các chứng minh cho các nội dung thuyết minh gồm: Bản sao báo cáo tài chính của doanh nghiệp 02 năm liền kề trước khi đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; bản sao hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, mua vật tư, thiết bị phục vụ đổi mới công nghệ, sản phẩm... của doanh nghiệp; bản sao hợp đồng lao động, bằng cấp của lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đang trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển tại doanh nghiệp; bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn còn hiệu lực của sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất; bản sao văn bản chứng minh về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền cấp;

- Biên bản họp của Hội đồng thẩm định xét công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:  UBND tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định, Giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm).

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018);

- Bản thuyết minh doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 Mẫu số 01

...... (tên Doanh nghiệp)

 

 

V/v đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

             ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

       ........, ngày  ....  tháng .....  năm ......

 

Kính gửi : Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

 

Căn cứ quyết định số ..   /2018/QĐ-TTg, ngày ... tháng ... năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,  .......(tên Doanh nghiệp) ... xin gửi tới UBND  ....(tỉnh, TP...)......  Hồ sơ đề nghị xem xét công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:

1. Tên doanh nghiệp:.................................................................................................

- Tên viết tắt (nếu có):...............................................................................................

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):.....................................................

2. Trụ sở chính: ........................................................................................................

- Địa chỉ:....................................................................................................................

- Số điện thoại : ................................Fax : ..............................................................

3. Đại diện doanh nghiệp:..........................................................................................

- Họ và tên:.............................chức vụ...................giới tính.............................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số:........ do............cấp ngày. .... tháng........năm...

- Hộ khẩu thường trú hoặc nơi thường trú (đối với người nước ngoài): ...................

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, số ...... do ........ cấp, ngày..... tháng ...... năm (bản sao có chứng thực);

- Bản Thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số ......../2018/QĐ-TTg, ngày     tháng ... năm 2018 của  Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Phần cam đoan:

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai trong đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu được cấp giấy Chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi xin cam kết hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, đúng nội dung đề nghị và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của đơn vị trước pháp luật.

Kính đề nghị  UBND  ....(tỉnh, TP...)......  xem xét và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực ....(ghi rõ lĩnh vực cụ thể đề nghị công nhận)...

 

 

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02 

 

THUYẾT MINH

DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên  doanh nghiệp:…………………………………………………………….

- Tên viết tắt (nếu có):………………………………………………………

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………..

2. Trụ sở chính: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ:…………………………………………………………………….

- Số điện thoại : …………………Fax: …………………………………….

3. Đại diện doanh nghiệp:………………………………………………………..

- Họ và tên:........   ........chức vụ.............giới tính.......................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số:... do.......cấp ngày.  tháng.....năm...

- Hộ khẩu thường trú/ nơi thường trú (đối với người nước ngoài):   ..........

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (số ...... nơi cấp ........, ngày..... tháng ...... năm.....  )

- Tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và những văn bản liên quan kèm theo;

5. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 20… - 20...

(Nêu những hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 2Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018, cần tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động công nghệ cao trong 5 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao )

1. Lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp đã ứng dụng, loại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Liệt kê những lĩnh vực công nghệ cao mà doanh nghiệp đã ứng dụng, loại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã sản xuất, kèm theo các minh chứng)

2. Hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp (Nêu những nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp: tên đề tài, dự án các cấp, kết quả đạt được, kinh phí, kèm theo các văn bản minh chứng)

3. Kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Nêu kết quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kèm theo các minh chứng)

4. Về việc áp dụng biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và quản lý chất lượng

(Nêu tóm tắt các biện pháp thân thiện với môi trường, biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý chất lượng, kèm theo các minh chứng)

5. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp

(Nêu tổng chi phí chi cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp, so sánh với tổng doanh thu hàng năm)

6. Nhân lực của doanh nghiệp

 (Nêu số lao động của doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên thực hiện nghiên cứu và phát triển, so sánh với tổng số lao động ký hợp đồng làm việc dài hạn của đơn vị, kèm theo minh chứng)

7. Các hoạt động khác (nếu có)

III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 20.. – 20…

(Nêu tóm tắt phương hướng và những hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm tới liên quan đến hoạt động, nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp)

V. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ

1.  Tự đánh giá

(Doanh nghiệp tự đánh giá đã đáp ứng đủ điều kiện để công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay chưa)

2.  Đề nghị

(Nêu những đề nghị về việc xem xét công nhận và những đề nghị khác - nếu có)

 

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC (kèm theo thuyết minh):

(Nêu các văn bản, minh chứng liên quan đến các nội dung kê khai của Thuyết minh)

 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

GIẤY CHỨNG NHẬN

DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Tên doanh nghiệp: ..................................................................................................................................................................

2. Tên viết tắt: .............................................................................................................................................................................

3. Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ......................................................................................................................................

4. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................................................................................................

Điện thoại: …………………………..Fax: .................................................................................................................................

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số: ………ngày ……tháng ………năm …………

6. Lĩnh vực hoạt động ứng dụng công nghệ cao:.........................................................................................................................

Là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(theo Quyết định số …………. ngày….. tháng..... năm…….. của Ủy ban nhân dân tỉnh………… )

 

Số GCN: ……………………………..
Có hiệu lực đến ngày... tháng... năm…..

Quyết định số: ……../QĐ-BNN
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến 
ngày.... tháng ……năm………

 

--------------------------

…….., ngày….. tháng...năm....
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

2. Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Sở Nông nghiệp & PTNT nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh, đồng thời chuyển hồ sơ (bản điện tử) trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Bước 2: Cán bộ được giao tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: Làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trên Cổng dịch vụ công.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định (Hồ sơ điện tử trên Cổng dịch vụ công vẫn đang ở chế độ chờ tiếp nhận).

Bước 3: Cán bộ được giao tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ TTHC của Văn phòng UBND tỉnh chuyển hồ sơ (bản giấy và điện tử) cho Văn thư Văn phòng UBND tỉnh để chuyển cho phòng chuyên môn thẩm tra xử lý, tham mưu văn bản trình lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thì Văn phòng UBND tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Khi có kết quả hoặc đến ngày hẹn, Sở Nông nghiệp và PTNT mang phiếu hẹn đến Trung tâm Hành chính công tỉnh (Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh) để nhận kết quả theo quy định.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên cổng Trung tâm hành chính công tỉnh.

 Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018);

- Dự thảo quyết định công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Bản chữ ký số, kèm bản word).

- Bản thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018); Các chứng minh cho các nội dung thuyết minh gồm: Bản sao báo cáo tài chính của doanh nghiệp 02 năm liền kề trước khi đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; bản sao hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, mua vật tư, thiết bị phục vụ đổi mới công nghệ, sản phẩm... của doanh nghiệp; bản sao hợp đồng lao động, bằng cấp của lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đang trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển tại doanh nghiệp; bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn còn hiệu lực của sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất; bản sao văn bản chứng minh về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền cấp.

- Biên bản họp của Hội đồng thẩm định xét công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:  UBND tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định, Giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm).

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018);

- Thuyết minh doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trước 45 ngày tính đến ngày Giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao hết hiệu lực, doanh nghiệp có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

 

Mẫu số 01

...... (tên Doanh nghiệp)

 

 

V/v đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng d ụng công nghệ cao

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

             ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

       ........, ngày  ....  tháng .....  năm ......

 

Kính gửi : Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

 

Căn cứ quyết định số ..   /2018/QĐ-TTg, ngày ... tháng ... năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,  .......(tên Doanh nghiệp) ... xin gửi tới UBND  ....(tỉnh, TP...)......  Hồ sơ đề nghị xem xét công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:

1. Tên doanh nghiệp:.................................................................................................

- Tên viết tắt (nếu có):...............................................................................................

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):.....................................................

2. Trụ sở chính: ........................................................................................................

- Địa chỉ:....................................................................................................................

- Số điện thoại : ................................Fax : ..............................................................

3. Đại diện doanh nghiệp:..........................................................................................

- Họ và tên:.............................chức vụ...................giới tính.............................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số:........ do............cấp ngày. .... tháng........năm...

- Hộ khẩu thường trú hoặc nơi thường trú (đối với người nước ngoài): ...................

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, số ...... do ........ cấp, ngày..... tháng ...... năm (bản sao có chứng thực);

- Bản Thuyết minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số ......../2018/QĐ-TTg, ngày     tháng ... năm 2018 của  Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Phần cam đoan:

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai trong đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu được cấp giấy Chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi xin cam kết hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, đúng nội dung đề nghị và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của đơn vị trước pháp luật.

Kính đề nghị  UBND  ....(tỉnh, TP...)......  xem xét và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực ....(ghi rõ lĩnh vực cụ thể đề nghị công nhận)...

 

 

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 02 

 

THUYẾT MINH

DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên  doanh nghiệp:…………………………………………………………….

- Tên viết tắt (nếu có):………………………………………………………

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………..

2. Trụ sở chính: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ:…………………………………………………………………….

- Số điện thoại : …………………Fax: …………………………………….

3. Đại diện doanh nghiệp:………………………………………………………..

- Họ và tên:........   ........chức vụ.............giới tính.......................

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (đối với người nước ngoài): số:... do.......cấp ngày.  tháng.....năm...

- Hộ khẩu thường trú/ nơi thường trú (đối với người nước ngoài):   ..........

4. Lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (số ...... nơi cấp ........, ngày..... tháng ...... năm.....  )

- Tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và những văn bản liên quan kèm theo;

5. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 20… - 20...

(Nêu những hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 2Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018, cần tập trung vào đánh giá kết quả hoạt động công nghệ cao trong 5 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao )

1. Lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp đã ứng dụng, loại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Liệt kê những lĩnh vực công nghệ cao mà doanh nghiệp đã ứng dụng, loại sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã sản xuất, kèm theo các minh chứng)

2. Hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp (Nêu những nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp: tên đề tài, dự án các cấp, kết quả đạt được, kinh phí, kèm theo các văn bản minh chứng)

3. Kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Nêu kết quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kèm theo các minh chứng)

4. Về việc áp dụng biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và quản lý chất lượng

(Nêu tóm tắt các biện pháp thân thiện với môi trường, biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý chất lượng, kèm theo các minh chứng)

5. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp

(Nêu tổng chi phí chi cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp, so sánh với tổng doanh thu hàng năm)

6. Nhân lực của doanh nghiệp

 (Nêu số lao động của doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên thực hiện nghiên cứu và phát triển, so sánh với tổng số lao động ký hợp đồng làm việc dài hạn của đơn vị, kèm theo minh chứng)

7. Các hoạt động khác (nếu có)

III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 20.. – 20…

(Nêu tóm tắt phương hướng và những hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm tới liên quan đến hoạt động, nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp)

V. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ

1.  Tự đánh giá

(Doanh nghiệp tự đánh giá đã đáp ứng đủ điều kiện để công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay chưa)

2.  Đề nghị

(Nêu những đề nghị về việc xem xét công nhận và những đề nghị khác - nếu có)

 

 

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC (kèm theo thuyết minh):

(Nêu các văn bản, minh chứng liên quan đến các nội dung kê khai của Thuyết minh)

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

GIẤY CHỨNG NHẬN

DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Tên doanh nghiệp: ..................................................................................................................................................................

2. Tên viết tắt: .............................................................................................................................................................................

3. Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ......................................................................................................................................

4. Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................................................................................................

Điện thoại: …………………………..Fax: .................................................................................................................................

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số: ………ngày ……tháng ………năm …………

6. Lĩnh vực hoạt động ứng dụng công nghệ cao:.........................................................................................................................

Là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(theo Quyết định số …………. ngày….. tháng..... năm…….. của Ủy ban nhân dân tỉnh………… )

 

Số GCN: ……………………………..
Có hiệu lực đến ngày... tháng... năm…..

Quyết định số: ……../QĐ-BNN
Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến 
ngày.... tháng ……năm………

 

--------------------------

…….., ngày….. tháng...năm....
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

3. Tên thủ tục: Phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông địa phương

Trình tự thực hiện:

        Bước 1: Trên cơ sở Chương trình Khuyến nông được UBND tỉnh phê duyệt; Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia hoạt động khuyến nông nộp hồ sơ trực tiếp tới Trung tâm phục vụ hành chính công;

       - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu tiếp nhận;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 2: Trước 30/11 hàng năm phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông cấp tỉnh.

Bước 3: Trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc qua dịch vụ bưu chính công, hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề xuất Kế hoạch Khuyến nông tỉnh;

- Hồ sơ thuyết minh và dự toán kinh phí chi tiết chương trình/dự án/mô hình Khuyến nông đề xuất;

- Cam kết đóng góp vốn đối ứng (nếu có);

- Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 60 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh hoặc phân cấp Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Ninh Bình.

Phí, lệ phí (nếu có): Không có.

Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính(nếu có): Không có.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Chương trình Khuyến nông tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh phê duyệt;

- Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo từng giai đoạn;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông.

 

 

4. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định) nộp hồ sơ tới Trung tâm Phục vụ hành chính tỉnh Ninh Bình, địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. (Đơn vị tiếp nhận: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận):

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;

- Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông  hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông  thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình hoặc theo đường bưu điện.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình (Đơn vị tiếp nhận: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân:

- Bản công bố hợp quy.

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định:

- Bản công bố hợp quy.

- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Cơ quan quản lý có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan có thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực Trung ương.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

Lệ phí: 150.000 đồng

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản công bố hợp quy (Mẫu kèm theo).[3]

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp quy, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

- Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 /11 /2017 của Chính phủ.

 

 

Mẫu

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số …………………..

 

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………...

Điện thoại: ……………………………………… Fax: ……………………….…

E-mail: ……………………………………………………………………………

 

CÔNG BỐ:

 

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

……………………………………………………………….……………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………………………………………………………….………

…………………………………………………………………………………….

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

………………………………………………………………………………………………

- Loại hình đánh giá:

+ Tổ chức chứng nhận đánh giá (bên thứ ba): Tên tổ chức chứng nhận /tổ chức chứng nhận được chỉ định, số giấy chứng nhận, ngày cấp giấy chứng nhận;

+ Tự đánh giá (bên thứ nhất): Ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận Báo cáo tự đánh giá.

……(Tên tổ chức, cá nhân).... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của .... (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường) do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

 

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký, chức vụ, đóng dấu)

 

 [1] Sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của B trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định vcông b hợp quy, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chun, quy chuẩn kỹ thuật.

[2] Sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công b hợp quy, công b hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/ 5/2018, Nghị đnh số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính ph.

[3] Sửa đổi theo quy định tại khon 7 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ sa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định v công bố hợp quy, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

 

5. Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận

Tổ chức đầu mối của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

(i)Trường hợp hồ sơ hợp lệ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo cho tổ chức đề nghị công nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(ii) Trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, Tổ chức
đầu mối của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoàn thiện hồ sơ nộp về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

i) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Thuyết minh vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu
chí quy định tại Điều 2 Quyết định 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ
tướng Chính phủ.

(Có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị (B1.ĐCN-BNN) và thuyết minh vùng (B2.TMV-BNN) được ban hành tại Công văn số 2613/BNNKHCN ngày 04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg).

* Số lượng hồ sơ: 10 bộ (01 bộ hồ sơ gốc và 09 bộ hồ sơ bản sao).

d) Thời hạn giải quyết:

(i) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

(ii) Trường hợp hồ sơ phải thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 65 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

(Có thể tham khảo mẫu Quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (B3.QĐCN-BNN) được ban bành tại Công văn số 2613/BNN-KHCN ngày 04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg).

h) Phí, lệ phí: Không quy định.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức sản xuất và tiêu thu sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị, có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng;

- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hoá có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;

+ Sản phẩm nông lâm thuỷ sản có giá trị tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (VietGAP)
          - Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động;

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện
tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên
thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương;

- Đối tượng sản xuất và quy mô vùng:

+ Sản xuất hoa diện tích tối thiểu là 50 ha;

+ Sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100 ha;

+ Sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100 ha;

+ Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha;

+ Cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha;

+ Cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha;

+ Thủy sản: Sản xuất giống diện tích tối thiểu là 20 ha; nuôi thương phẩm
diện tích tối thiểu là 200 ha;

+ Chăn nuôi bò sữa số lượng tối thiểu là 10.000 con/năm; bò thịt tối thiểu
20.000 con/năm;

+ Chăn nuôi lợn thịt số lượng tối thiểu là 40.000 con/năm; lợn giống (lợn
nái) tối thiểu 2.000 con/năm;

+ Chăn nuôi gia cầm số lượng tối thiểu là 50.000 con/lứa.

l) Căn cứ pháp lý:

- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu B1-ĐCN-BNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

…………, ngày.... tháng..... năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO

 

Kính gửi:  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

 

Căn cứ quyết định số 66/2015/QĐ-TTg, ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,  (tên Doanh nghiệp...)……… ……………………………đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tỉnh Ninh Bình xem xét công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:

1. Tên Doanh nghiệp/ Tổ chức đại diện:...........................................................................

- Tên viết tắt (nếu có):.......................................................................................................

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):..............................................................

- Địa chỉ:…........................................................................................................................

- Số điện thoại:……………………………… Fax:

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Tên vùng sản xuất nông nghiệp đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:         

- Số lượng tổ chức thuộc vùng..........................................................................................

3. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Bản Thuyết minh vùng sản xuất nông nghiệp đáp ứng đủ các Điều kiện khác theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Phần cam đoan:

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai trong đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu được Chứng nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi xin cam kết hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, đúng nội dung đề nghị và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình xem xét và chứng nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tên vùng…….)……………………………….

……………………………………………………………………………………………………../.

  

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Mẫu B2 - TMV-BNN

 

THUYẾT MINH

VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đề nghị công nhận

- Tên Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đề nghị công nhận:...........................

..........................................................................................................................................

- Tên viết tắt (nếu có):.......................................................................................................

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có):..............................................................

- Địa chỉ:............................................................................................................................

- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:......................................................................................

- Số lượng tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc vùng:..........................................

(Thông tin cụ thể từng Tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc vùng tại Phụ lục kèm theo)

2. Tên tổ chức đại diện:

- Tên viết tắt (nếu có):

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

- Địa chỉ trụ sở:

- Số điện thoại: Fax:

- Đại diện doanh nghiệp: (Họ và tên)…………….,chức vụ……………..

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: (Nêu tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp)         

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số:………, ngày cấp:……..……, Cơ quan cấp:...........

3. Tên tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh 2:

- Tên viết tắt (nếu có):

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):

- Địa chỉ trụ sở:

- Số điện thoại: Fax:

- Đại diện doanh nghiệp: (Họ và tên)…………….,chức vụ……………..

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: (Nêu tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp)         

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…………, ngày cấp:……..…, Cơ quan cấp:...........

4. Tên tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh 3:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

II. THUYẾT MINH SỰ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 2 QUYẾT ĐỊNH SỐ 66/2015/QĐ-TTg

1. Thuyết minh về phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị trong vùng, với các tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

(thuyết minh và đưa ra minh chứng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trong vùng)

2. Thuyết minh về sản phẩm sản xuất trong vùng

(thuyết minh về các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội/Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP) kèm theo các minh chứng)

3. Công nghệ ứng dụng trong vùng

(nêu và mô tả các công nghệ ứng dụng trong sản xuất tại vùng, quy mô ứng dụng, tính tiên tiến của công nghệ, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tăng năng suất lao động kèm theo các minh chng)

4. Thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương, tính chuyên canh của vùng sản xuất hàng hóa, tính liền vùng, liền thửa, Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi hiện tại của vùng

(thuyết minh và đưa ra các văn bản, giấy tờ để minh chứng cho việc đáp ứng tiêu chí này).

5. Thuyết minh về quy mô vùng

(nêu rõ đi tượng sản xuất và quy mô sản xuất về diện tích đối với các sản phẩm trồng trọt và nuôi thủy sản; số lượng đầu con đi với sản phẩm chăn nuôi).

III. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Tự đánh giá

(Tự đánh giá đã đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Quyết định s 66/QĐ-2015/QĐ-TTg để công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hay chưa)

2. Đề nghị

(Nêu những đề nghị về việc xem xét công nhận)

 

 

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
(Họ tên, chữ ký, đóng du)

 

 

Phụ lục (kèm theo thuyết minh):

DANH SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN

 

1. Tên tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh 1:

- Tên viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………..

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):………………………………………

- Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: Fax:……………………………………………………………………..

- Đại diện doanh nghiệp: (Họ và tên)…………………..………., chức vụ......................

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: (Nêu tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp)        

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…………, ngày cấp:……..…, Cơ quan cấp:...........

2. Tên tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh 2:

- Tên viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………..

- Tên giao dịch: bằng tiếng nước ngoài (nếu có):………………………………………

- Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………………………….

- Số điện thoại: Fax:……………………………………………………………………..

- Đại diện doanh nghiệp: (Họ và tên)…………………..………., chức vụ......................

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: (Nêu tóm tắt lĩnh vực đăng ký hoạt động của doanh nghiệp)        

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…………, ngày cấp:……..…, Cơ quan cấp:...........

3. Tên tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh 3:

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Phụ lục: (kèm theo thuyết minh):

(Các văn bản minh chứng liên quan đến các nội dung kê khai của Thuyết minh)

 

Mẫu B3 - QĐCN- BNN

(Ban hành kèm theo công văn số 2613/BNN-KHCN ngày 04/4//2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg))

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
(TỈNH/THÀNH PHỐ…..)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:            /QĐ-UBND

…………., ngày      tháng      năm 20….

 

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ....

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Công nghệ cao s 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QUYT ĐỊNH

Điều 1. Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao....:

Tên Tổ chức đề nghị công nhận:………..

Tên của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:....

Địa chỉ:....

Ngành nghề kinh doanh:……….

Số lượng cơ sở kinh doanh:……… (cụ thể thông tin của từng cơ sở)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ... tháng .... năm 20...

Điều 3: UBND tỉnh/thành phố Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN
PTNT;
- S
ở NNPTNT;
- Sở K
ế hoạch và đầu tư;

- Sở Tài chính;
- Website
- Lưu VT,

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

          XII. LĨNH VỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

1. Phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ ngành chủ quản có văn bản thẩm định gửi công ty nông, lâm nghiệp.

Đối với các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, Bộ ngành chủ quản, trước khi trình thẩm định phải gửi Đề án lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh nơi đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh về nội dung Đề án.

Trong thời hạn năm ngày (05) làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo nội dung văn bản thẩm định gửi UBND cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản.

Bước 4: UBND cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan; tập đoàn, tổng công ty và Bộ, ngành chủ quản tổ chức việc tổng hợp kết quả thẩm định nội dung Đề án của các công ty nông, lâm nghiệp để lập phương án gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Riêng tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ, ngành Trung ương trước khi gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành chủ quản.

Bước 6: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Vụ Quản lý Doanh nghiệp) kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 7: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ Phương án đầy đủ, đúng quy định, Vụ quản lý doanh nghiệp trình Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, lập biên bản trình Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản thẩm định gửi cơ quan đề nghị thẩm định để hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo đúng nội dung văn bản thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bước 8: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản phê duyệt Đề án của các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc.

Bước 8: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ thẩm định Đề án:

+ Tờ trình thẩm định của công ty gửi cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tập đoàn, tổng công ty; Bộ, ngành chủ quản;

+ Đề án sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp;

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh về nội dung Đề án (đối với công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty hoặc Bộ, ngành chủ quản).

* Hồ sơ thẩm định Phương án:

+ Công văn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định;

+ Dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Phương án tổng thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản. Đối với tập đoàn, tổng công ty, Bộ ngành chủ quản có kèm theo ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đơn vị thành viên hoạt động về Đề án của đơn vị đó;

+ Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp (Phụ lục II kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Văn bản thẩm định Đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản;

+ Đề án của các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc.

* Hồ sơ trình Phê duyệt Phương án:

+ Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ, ngành chủ quản:

+ Phương án;

+ Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

+ Văn bản thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).   

Thời hạn giải quyết: 55 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ ngành chủ quản.

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đề án sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp được phê duyệt.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

Đề cương Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp ban hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Điều 23 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

- Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.

 

PHỤ LỤC II:

ĐỀ CƯƠNG

PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI

CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02 /2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01   năm 2015của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

BỘ, NGÀNH/UBND TỈNH/
TẬP ĐOÀN/
TỔNG CÔNG TY......
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

............,ngày.......tháng........năm 20

 

PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ
SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

 

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề.

Căn cứ để xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới công ty:

- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;

- Văn bản chỉ đạo, chương trình kế hoạch của địa phương...;

- Đề án sắp xếp, đổi mới của các công ty nông, lâm nghiệp và Biên bản của Hội đồng thẩm định,

Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc TW); Tập đoàn, Tổng công ty, Bộ, ngành....báo cáo Phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc như sau:

Phần I

HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN

Tổng hợp số liệu cơ bản từ các đề án của công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định và thiết lập các phụ biểu (kèm theo phương án tổng thể) số liệu riêng cho nhóm các công ty nông nghiệp, nhóm các công ty lâm nghiệp theo các mẫu biểu sau:

1. Căn cứ số liệu biểu số 01/ĐĐ, đề án của các công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp và lập biểu 01/TH-ĐĐ: TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG ĐẤT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP sau:

TT

Loại đất

Tổng số (ha)

Chia ra

Công ty A

Công ty B

.............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Căn cứ số liệu biểu số 01/ĐĐ, đề án của các công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp và lập biểu số 02/TH-SDĐ: TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP theo Nghị định số 118/2004/NĐ-CP sau:

TT

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng số (ha)

Chia ra

Công ty A

Công ty B

...

1

Diện tích tự tổ chức SX

 

 

 

 

2

Diện tích khoán

 

 

 

 

2.1

Khoán theo NĐ 135

 

 

 

 

2.2

Khoán theo NĐ 01

 

 

 

 

2.3

Khoán quản lý bảo vệ

 

 

 

 

2.4

Khoán trắng

 

 

 

 

3

Diện tích sử dụng khác

 

 

 

 

3.1

Diện tích cho thuê

 

 

 

 

3.2

Diện tích cho mượn

 

 

 

 

3.3

Diện tích bị tranh chấp

 

 

 

 

3.4

Diện tích bị lấn, chiếm

 

 

 

 

3.5

Diện tích bị cấp trùng

 

 

 

 

3.6

Diện tích liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

3. Căn cứ số liệu biểu số 07/KD, đề án của các công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp và lập biểu số Biểu 03/TH-KD: TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP sau:

Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu được tổng hợp từ  biểu 07/KD theo đề án của các công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, số liệu là số bình quân 03 năm liền kề.

2. Phân tích, thuyết minh, đánh giá về hiện trạng và rút ra các kết luận.

II. PHÂN TÍCH, THUYẾT MINH, ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG

1. Kết quả đạt được.

2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.

 

Phần II

PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI

CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

 

I. PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

Tổng hợp số liệu cơ bản từ các đề án của công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định và thiết lập các phụ biểu (kèm theo phương án tổng thể) số liệu riêng cho nhóm các công ty nông nghiệp, nhóm các công ty lâm nghiệp theo các mẫu biểu sau:

1. Phương án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 02/ĐĐ, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định; biểu số 01/TT-ĐĐ, 02/TH-SDĐ, 03/TH-TC trên, theo quy định tại Chương II, III của nghị định số 118/2014/NĐ-CP để tổng hợp và lập biểu số 04/SXĐM: PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP sau:

TT

Tên công ty

Phương án sắp xếp, đổi mới

Công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối (%)

Công ty cổ phần Nhà nước không giữ cổ phần chi phối

Công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ SXKD

Công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ công ích

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty giải thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

2. Phương án sử dụng đất

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 02/ĐĐ, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án sử dụng đất sau khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp để lập biểu số 05/SDĐ: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT sau:

TT

Loại đất

Phương án sử dụng đất sau khi thực hiện sắp xếp, đổi mới (ha)

Tổng số

Công ty A

Công ty B

Cho thuê

Giao không thu tiền SDĐ

Cho thuê

Giao không thu tiền SDĐ

Cho thuê

Giao không thu tiền SDĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

3. Phương án quản lý, sử dụng tài sản

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 03, 04, 05/TS, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án quản lý, sử dụng tài sản sau khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp để lập biểu số 06/SDTS: PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN sau:

TT

Loại tài sản

Đ/vị tính

Số lượng tài sản tiếp tục quản lý, sử dụng

Số lượng tài sản không sử dụng

Công ty A

Công ty B

...

Công ty A

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

4. Phương án về quản lý, sử dụng rừng và nhiệm vụ công ích

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 02/ĐĐ, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án về quản lý, sử dụng rừng và nhiệm vụ công ích sau khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để lập biểu số 07/QLR: PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH sau:

TT

Phương án quản lý, sử dụng theo loại rừng

Mã số

Tổng số (ha)

Chia ra

Công ty A

Công ty

B

...

1

Thực hiện nhiệm vụ công ích

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

2

Xây dựng phương án QLRBV

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

3

Lập dự án cải tạo rừng

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

4

Chuyển đổi rừng

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

4. Phương án về tài chính và đầu tư

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 08/TCĐT, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án về tài chính sau khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại Điều 19, 20 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để lập biểu 08/TH-TCĐT: PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ sau:

TT

Mục

Đ/vị tính

(1000đ)

Tổng số

Công ty A

Công ty B

...

1

Vốn điều lệ

 

 

 

 

 

2

Kinh phí rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

3

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ công ích

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

4

Kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

5

Các khoản công nợ, nợ khó đòi, các khoản phải trả.

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

5. Phương án về lao động

a) Căn cứ số liệu tại biểu số 09/LĐ, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án về lao động sau khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để lập biểu số 09/TH-LĐ: PHƯƠNG ÁN LAO ĐỘNG sau:

TT

Tên công ty

Tổng số LĐ tại thời điểm SXĐM (người)

Chia ra

Tiếp tục sử dụng

Đào tạo lại chuyển nghề

Giải quyết theo chế độ dôi dư

Nghỉ theo Luật Lao động

1

Công ty A

 

 

 

 

 

2

Công ty B

 

 

 

 

 

...

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

6. Phương án về khoa học và công nghệ

Căn cứ số liệu tại biểu số 10/KHCN, đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp phương án về phát triển về khoa học và công nghệ quy định tại Điều 21, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP để lập biểu số số 10/TH-KHCN: PHƯƠNG ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ sau:

TT

Tên đề tài, công trình

Phần kinh phí đề nghị NSNN hỗ trợ

Ghi chú

Tổng số

Công ty A

Công ty B

...

1

...

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

...

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

b) Thuyết minh, phân tích phương án

(Tất cả các phụ biểu trên được lập theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Thông tư, cơ quan trình phương án tổng thể ký và đóng dấu)

 

Phần thứ III

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

 

KẾT LUẬN

 

Nơi nhận:
-

BỘ, NGÀNH/UBND TỈNH/

TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY

(Ký và đóng dấu)

 

 

          XIII. LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Công nhận làng nghề

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Chi cục phát triển nông thôn tổng hợp nộp danh sách lên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký gồm:

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;

- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục phát triển nông thôn.

Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội…

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

 

 

 

 

 

 

          2. Công nhận nghề truyền thống

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Chi cục phát triển nông thôn tổng hợp nộp danh sách lên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ: 

Hồ sơ đăng ký gồm:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;

- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục phát triển nông thôn.

Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội…

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

 

 

 

 

 

 

3. Công nhận làng nghề truyền thống

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Chi cục phát triển nông thôn tổng hợp nộp danh sách lên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).

 Thành phần hồ sơ: 

Hồ sơ đăng ký gồm:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;

- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;

- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Ninh Bình.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục phát triển nông thôn.

Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội…

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):

+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP;

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):

+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

 

4. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

Trình tự thực hiện:        

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu 02 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan để được phép thông quan hàng hóa muối nhập khẩu.

Bước 4: Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trả kết quả kiểm tra trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của người nhập khẩu.

Bước 5: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu), giấy chứng nhận chất lượng lô hàng muối nhập khẩu hoặc chứng thư giám định chất lượng lô hàng muối nhập khẩu.

Bước 6: Cơ quan kiểm tra xem xét sự phù hợp các chỉ tiêu chất lượng muối giữa Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu để làm căn cứ áp dụng biện pháp miễn kiểm tra sau 03 lần kiểm tra liên tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ; xử lý kết quả kiểm tra muối nhập khẩu không đạt yêu cầu chất lượng lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Bước 7: Trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Thành phần hồ sơ:

- Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ;

- Bản sao Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch);

- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing List – nếu có);

- Bản sao Hóa đơn (Invoice) có xác nhận của người nhập khẩu;

- Bản sao Vận đơn (Bill of Loading) có xác nhận của người nhập khẩu;

- Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của người nhập khẩu;

- Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin – nếu có);

- Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);

- Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng muối nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng muối nhập khẩu;

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định (trừ trường hợp nhập khẩu muối rời).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)   

Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình).

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Phí, lệ phí: Chưa quy định

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP .

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa muối nhập khẩu phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng muối nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.

- Người nhập khẩu phải cam kết chất lượng muối nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Nếu phát hiện vi phạm thì chịu sự kiểm tra, xử lý của cơ quan kiểm tra theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ- CP.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

- Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

 

Kính gửi................ (Tên Cơ quan kiểm tra)…………………

Người nhập khẩu:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

Email:

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

STT

Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tập kết hàng hóa: ...............................................................................

Hồ sơ nhập khẩu gồm: ...................................................................................

Hợp đồng (Contract) số: ................................................................................

- Danh mục hàng hóa (Packing list) (nếu có): .................................................

- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: ......................

........................................................................................................................

do Tổ chức …………………………….. cấp ngày: …../……/………. tại: ......

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số:............................................    

do Tổ chức chứng nhận: …..………..…….cấp ngày: …./.../………..… tại: ...

- Hóa đơn (Invoice) (nếu có) số: .....................................................................

- Vận đơn (Bill of Lading) (nếu có) số: ...........................................................

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có) số: ....................................................

- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ..................................................

- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có) số: ......................................

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ……………………………………………. và tiêu chuẩn công bố áp dụng ....

........................................................................................................................

 

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
Vào sổ đăng ký: Số………./(Tên viết tắt của CQKT)
………….ngày ….. tháng …... năm 20…...
(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên,

đóng dấu)

…….ngày ….. tháng …... năm 20…...
(NGƯỜI NHẬP KHẨU)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

5. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra: Áp dụng phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

- Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt/ hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

- Đối với phương thức kiểm tra thông thường: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra “Thông báo thực phẩm đạt/ hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu” theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Bước 3: Xử lý lô hàng muối nhập khẩu không đạt yêu cầu đối với phương thức kiểm tra chặt và phương thức kiểm tra thông thường

Cơ quan kiểm tra quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, người nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Bước 4: Người nhập khẩu có trách nhiệm nộp thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải qua để thông quan hàng hóa.

Bước 5: Trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành công tỉnh hoặc qua đường bưu điện.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ;

- Bản tự công bố sản phẩm;

- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing List);

- Bản sao Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);

- Bản chính 03 (ba) Thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm muối nhập khẩu được cơ quan kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu an toàn thực phẩm sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau đối với lô hàng muối nhập khẩu cùng loại, cùng xuất xứ, cùng nhà sản xuất, cùng người nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt (áp dụng đối với phương thức kiểm tra thông thường);

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

- Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Đối với phương thức kiểm tra thông thường: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình).

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.

Phí, lệ phí: Chưa quy định

Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người nhập khẩu phải thực hiện tự công bố sản phẩm muối nhập khẩu theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CPmới được phép lưu thông trên thị trường và có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định  số 15/2018/NĐ-CP:

- Đối với nhập khẩu muối thực phẩm (muối ăn): Bản tự công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9-1: 2011/BYT của Bộ Y tế đối với muối i-ốt.

- Đối với nhập khẩu muối tinh: Bản tự công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9639-2013 muối (natri clorua) tinh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2011/BYT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

-  Thông  tư  số  39/2018/TT-BNNPTNT  ngày  27/12/2018  của  Bộ  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu.

 

 

Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ)

 

Tên cơ quan chủ quản
Tên tổ chức nhập khẩu
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số:       /20.....  /ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại của người nhập khẩu: ..............................................

2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:

3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu: ....................................

4. Thời gian nhập khẩu dự kiến: ......................................................................

5. Cửa khẩu đi: .................................................. 6. Cửa khẩu đến: ..................

7. Thời gian kiểm tra: ......................................... 8. Địa điểm kiểm tra: ...........

9. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra: ......................................................................

10. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm

(Theo QCVN hoặc Codex hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

* Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra.

 ............., ngày     tháng     năm 20........
CHỦ HÀNG
(ký tên, đóng dấu)

............, ngày     tháng     năm 20........
CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký tên đóng dấu)

 

 

6. Hỗ trợ dự án liên kết

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư dự án liên kết gửi một (01) bộ hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định gồm Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

- Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.                                                                                                                                                                                                                          

 Cách thức thực hiện:

 Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường Bưu Điện

 Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của chủ dự án (Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;

- Bản sao chụp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

 - Bản sao chụp hợp đồng liên kết.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)   

Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các đơn vị có liên quan.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.

Lệ phí: không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;

 - Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hợp đồng liên kết được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Liên kết đảm bảo ổn định:

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 05 năm;

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 03 năm.

- Dự án liên kết có sự hỗ trợ của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

-Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

 

 

 

                                                                                                             Mẫu số 01

TÊN ĐỐI TƯỢNG

THAM GIA LIÊN KẾT

Số: ………../

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                       ….., ngày……tháng……năm………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

V/v hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

 

Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết):...................................

Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

Chức vụ: ...............................................................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số.....................................ngày cấp...............

Địa chỉ: .................................................................................................

 Điện thoại: ………………… Fax:……………… Email: .....................

Căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,(tên chủ đầu tư dự án liên kết hoặc chủ trì liên kết) đề nghị ........................................  (tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ liên kết):

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Loại sản phẩm nông nghiệp liên kết:...................................................

2. Địa bàn thực hiện: ...............................................................................

3. Quy mô liên kết: .................................................................................

4. Tiến độ thực hiện dự kiến: ..................................................................

II. ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC

1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: .............................................

2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: .........................................................

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông: .............................................

4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: ...................................................................

5. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm: ..............................

6. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới: .......................

7. Tổng vốn, kinh phí đề nghị hỗ trợ ......................................................

Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ................

III. CAM KẾT: ............................. (tên chủ đầu tư dự án liên kết) cam kết:

1. Tính chính xác của những thông tin trên đây

2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

IV. TÀI LIỆU KÈM THEO (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm): ....................... ./.

 

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Lưu:

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT

(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)

 

Mẫu số 02

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ

DỰ ÁN LIÊN KẾT

Số: ………../......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….., ngày……tháng……năm………

DỰ ÁN LIÊN KẾT

Phần I

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN LIÊN KẾT

I. TÊN DỰ ÁN LIÊN KẾT:

II. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN LIÊN KẾT

1. Chủ dự án liên kết:...............................................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ: ...............................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ...................... ,ngày cấp .........................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: .................. Fax: ........................ Email: .............................

2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)

a) Tên đơn vị tham gia liên kết: ..............................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số…………………, ngày cấp:......................

- Địa chỉ:..................................................................................................

- Điện thoại:……………… Fax: ………………E-mail............................

b) Tên đơn vị tham gia liên kết: ..............................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số…………………, ngày cấp:......................

- Địa chỉ:..................................................................................................

- Điện thoại:……………… Fax: ………………E-mail............................

c) .............................................................................................................

3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) .....

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN LIÊN KẾT: .............................

IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT (liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn cứ xây dựng dự án liên kết) .........................

 

Phần II

NỘI DUNG DỰ ÁN LIÊN KẾT

I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN LIÊN KT:..............................................

II. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn có liên quan đến việc thực hiện dự án liên kết):...

2. Tổng quan về liên kết và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước khi thực hiện dự án liên kết (Kết quả thực hiện liên kết trong 03 năm gần nhất trong trường hợp đã có thời gian liên kết lâu dài; trường hợp liên kết mới xây dựng, báo cáo khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trong 3 năm gần nhất).

3. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết.

III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT

1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: ..........................................

2. Quy mô liên kết: .................................................................................

3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:..............................................

4. Hình thức liên kết:...............................................................................

5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết:........................

6. Thị trường sản phẩm của dự án liên kết; đánh giá tiềm năng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án liên kết.

7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt động (thuê đất, san lấp mặt bằng, đầu tư vào các trang thiết bị...)

IV. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ

- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (nội dung, thời gian tư vấn, dự toán chi phí,...)

- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết (số lượng, công trình, thời gian, đối tượng, dự toán chi phí, bản vẽ thiết kế, chi tiết mô tả công trình và các giấy tờ liên quan...)

- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông (chi tiết mô hình, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của Chương trình khuyến nông,...) ............

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn (số lượng, nội dung, thời gian, đối tượng, chương trình đào tạo bồi dưỡng, dự toán chi phí, ………….) ............................

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm (số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, thời gian hỗ trợ, dự toán chi phí, ………………..) .................

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi (chi tiết khoa học kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan...) .................

2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).

3. Thời gian và kinh phí hỗ trợ

a) Thời gian hỗ trợ (chi tiết thời gian cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm, nếu có) ............................................................................................................

b) Kinh phí hỗ trợ (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm)

Tổng số tiền xin hỗ trợ ...........................................................................

4. Các hồ sơ gửi kèm (chủ đầu tư dự án liên kết căn cứ các quy định hiện hành của các Chương trình, nguồn vốn hỗ trợ và các quy định hiện hành của Nhà nước, bổ sung dự toán, các tài liệu liên quan để phục vụ quá trình phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết): ..............................

V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT

1. Hiệu quả của dự án liên kết (kinh tế, môi trường, xã hội): ........................

2. Tác động của dự án liên kết (các rủi ro về thị trường, tổ chức thực hiện, các rủi ro khác và giải pháp khắc phục):        

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

(Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án liên kết. Trong đó phải có kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung ưu đãi, hỗ trợ, kế hoạch tài chính, kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện dự án liên kết)

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

III. KIẾN NGHỊ

Ngoài các nội dung nêu trên, chủ đầu tư dự án liên kết có thể bổ sung các nội dung khác nhằm làm rõ hơn nội dung dự án liên kết và phù hợp với điều kiện thực tế./.

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 03

 

KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ LIÊN KẾT

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

1. Chủ trì liên kết: 

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ................ , ngày cấp...............................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email:................................

2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)

a) Tên đơn vị tham gia liên kết: ..............................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ................ , ngày cấp...............................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email:................................

b) Tên đơn vị tham gia liên kết: ..............................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ................ , ngày cấp...............................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email:................................

c) ....................................................................................................................

3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết) .....

4. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sự cần thiết xây dựng liên kết     

5. Địa điểm thực hiện liên kết: .....................................................................

II. NỘI DUNG CỦA LIÊN KẾT

- Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết: ............................................

- Quy mô liên kết: ...................................................................................

- Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết: ..............................................

- Hình thức liên kết:.................................................................................

- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: ........................

- Thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

III. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

1. Chi tiết các nội dung, thời gian và kinh phí đề nghị được hỗ trợ, tổng số tiền xin hỗ trợ.

- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết.

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn.

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có).

IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

V. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

VI. KIẾN NGHỊ

 

  

CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 04

BẢN THỎA THUẬN
VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)

Ngày .......... tháng ............ năm .............. , tại .................................... ,

......................................... chúng tôi là các bên tham gia liên kết, bao gồm:

1. Tên đơn vị tham gia liên kết: ..............................................................

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ................ , ngày cấp...............................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email:................................

2. Tên đơn vị tham gia liên kết:          

- Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

- Chức vụ:................................................................................................

- Giấy đăng ký kinh doanh số ................ , ngày cấp...............................

- Địa chỉ: .................................................................................................

- Điện thoại: ...................... Fax: .................. Email:................................

3. ....................................................................................................................

Các bên tham gia liên kết thống nhất cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) như sau:

I. ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT (HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT): .............

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN KẾT

1. Địa bàn liên kết:.................................................................................

2. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết:.........................................

3. Quy mô liên kết:................................................................................

4. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:............................................

5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết:......................

III. TỔNG ĐẦU TƯ CỦA LIÊN KẾT: ............................................đồng, trong đó:

1. Số vốn đề nghị hỗ trợ: ...................................................................... đồng

2. Đối ứng của các bên tham gia liên kết: ............................................ đồng

- ......................... (tên đơn vị tham gia liên kết): .................................. đồng

- ....................... (tên đơn vị tham gia liên kết): .................................... đồng

3. Các nguồn vốn khác: ........................................................................ đồng

IV. THỰC HIỆN LIÊN KẾT

1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết (ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết) ..........................................................................................................

2. Các quy định về sửa đổi các nội dung được thỏa thuận ......................

Các bên tham gia liên kết ký trong Biên bản thỏa thuận này thống nhất với các nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện Dự án liên kết. Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết của mỗi bên trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi các nội dung được thỏa thuận nhưng không được làm thay đổi nội dung của Dự án liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bản thỏa thuận này được lập thành ………………..bản có giá trị như nhau. Các bên tham gia liên kết giữ …………….……..bản, chủ đầu tư dự án liên kết giữ …………..bản./.

 

 ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                              

                                                 ………….., ngày ……… tháng ……… năm 20......

 

BẢN CAM KẾT

Bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường

Kính gửi:

…………………………………………………………
(tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết)

 

Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết): ..................................

Người đại diện theo pháp luật: .............................................................

Chức vụ: ...............................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................

Điện thoại: ………………, Fax: …………………… E-mail:................

Mã số thuế ............................................................................................

Sản phẩm liên kết: ................................................................................

Loại hình liên kết: .................................................................................

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực:

Trồng trọt □                Lâm nghiệp □             Chăn nuôi □

Nuôi trồng thủy sản  □                               Khai thác, sản xuất muối □

Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □

(Đánh dấu X vào ô ghi tên lĩnh vực sản xuất và cam kết thực hiện).

Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT

(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

I. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Tên thủ tục: Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửaỦy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d)Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

đ) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý; cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 06.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công nhận và không giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

a) Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

b) Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức cộng đồng.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý theo Mẫu số 02.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 03.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

d) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

đ) Bản chính biên bản họp tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 05.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

a) Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;

b) Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 01.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN QUẢN LÝ
CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ
TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh….
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..

Tên tôi là:……….. ……………………………… Giới tính:…………..

Ngày tháng năm sinh:……………… ……………. Dân tộc: …………...

Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:…………       

Nghề nghiệp:…………………………………………………………… …

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………… …

Số điện thoại liên hệ:……………………………………………… ……..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

Từ nhu cầu và sự tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng với mục tiêu cùng chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, chúng tôi [Tên tổ chức cộng đồng], được thành lập theo Quyết định số ….. ngày…..tháng ….. năm (nếu có), nhận thấy [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] có nguồn lợi thủy sản cần được quản lý và bảo vệ nhằm duy trì sinh kế bền vững cho người dân có hoạt động thủy sản tại đây.

Do đó, các thành viên [Tên tổ chức cộng đồng] đã thảo luận và thống nhất xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý tại [khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý] để thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với nội dung chính như sau:

1. Quyền quản lý đề nghị được giao [theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Thủy sản].

2. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý đề nghị được giao [nêu rõ tên khu vực và tọa độ khu vực (nếu có)].

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố…..  xem xét, quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho [Tên tổ chức cộng đồng].

Chúng tôi cam kết sẽ quản lý khu vực được giao theo nội dung được công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định của pháp luật./.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm 20….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02.BT

 

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ

VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

__________

Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý gồm các thông tin chủ yếu như sau:

1. Thông tin chung

a) Tổ chức cộng đồng: tên tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên.

b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: vị trí, ranh giới, tọa độ (nếu có), bao gồm sơ đồ vị trí khu vực kèm theo.

2. Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý

(Nêu thông tin về hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản, kinh tế xã hội; khó khăn, thách thức tại khu vực thực hiện đồng quản lý; dự kiến những vấn đề có thể khắc phục khi thực hiện đồng quản lý hoặc thông tin khác (nếu có) để từ đó thấy được sự cần thiết thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực nêu trên)

3. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý

a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ.

b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

c) Phương án tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản (nếu có).

d) Phương án tổ chức du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản (nếu có).

đ) Phương án tổ chức hoạt động khác (nếu có).

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án

(Nêu chi tiết hoạt động để thực hiện phương án; nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng và các bên liên quan để thực hiện phương án và nội dung khác (nếu có))

 

Mẫu số 03.BT

 

QUY CHẾ

Hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

(Tên tổ chức cộng đồng, nguyên tắc, mục đích hoạt động của tổ chức cộng đồng)

Chương II

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Quy định về đăng ký tham gia tổ chức cộng đồng và chấm dứt tư cách thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình không phải là thành viên tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động thủy sản tại khu vực đồng quản lý (nếu có))

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Ban đại diện của tổ chức cộng đồng

1. Ban đại diện hoặc ban tương đương của tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là Ban đại diện) do thành viên tổ chức cộng đồng bầu, có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức cộng đồng, kết nối giữa cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Người đại diện tổ chức cộng đồng

1. Người đại diện tổ chức cộng đồng là người thuộc Ban đại diện, do thành viên tổ chức cộng đồng bầu.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tuần tra, giám sát

1. Đội tuần tra, giám sát do Ban đại diện phân công, thực hiện tuần tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực được giao quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, lập biên bản và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Điều….: Đội tự quản

1. Đội tự quản được tổ chức theo nghề khai thác; theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo đơn vị hành chính do các thành viên tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia. Đội thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của tổ chức cộng đồng và phân công của Ban đại diện.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

Điều….: Các đội khác (nếu có)

1. Các đội khác theo nhu cầu của tổ chức cộng đồng.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

(Mỗi ban, đội có người đứng đầu và các thành viên)

Điều….: Nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng: tuyên truyền, tập huấn; tuần tra, kiểm soát; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế xã hội và nhiệm vụ khác (nếu có).

Chương IV

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Điều….: Bầu cử Ban đại diện, người đại diện của tổ chức cộng đồng.

Điều….: Chế độ họp định kỳ hằng năm hoặc đột xuất của tất cả thành viên tổ chức cộng đồng; chế độ họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban đại diện, Đội tuần tra, giám sát, Đội tự quản và các Đội khác.

Điều….: Tài chính cho hoạt động của tổ chức cộng đồng (quy định về thu, chi và thành lập quỹ cộng đồng (nếu có)).

Điều….: Chia sẻ lợi ích của thành viên trong tổ chức cộng đồng (nếu có).

Điều….: Tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra, kiểm soát tại khu vực thực hiện đồng quản lý.

Điều….: Giải thể tổ chức cộng đồng.

Điều….: Cơ chế khác (nếu có).

 

Chương V

QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Điều….: Quy định về hoạt động được hoặc không được thực hiện.

Điều….: Quy định cụ thể về: nuôi trồng thủy sản; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản; hoạt động khác của tổ chức cộng đồng (nếu có).

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: …………………………………… …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số …..... .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………. …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……… ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:… …   

- Nghề nghiệp: …………………………............ ………………………

- Chỗ ở hiện tại:…………………...... ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:………………..... ………………………………

 

 

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Mẫu số 05.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

 

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng

__________

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:...........................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:..............................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):......................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:...........................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2.  Bầu người đại diện của tổ chức cộng đồng.

3. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về:

- Danh sách thành viên tham gia tổ chức cộng đồng.

- Dự thảo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý.

- Dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Các vấn đề khác (nếu có).

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

 

ĐẠI DIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 06.BT

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ ...

________

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

____________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ ……

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của ………,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận [tên tổ chức cộng đồng] tham gia thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản chi tiết như sau:

1. Người đại diện [tên tổ chức cộng đồng]: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại ….........

2. Công nhận Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng theo nội dung tại Phụ lục Quyết định này.

3. Nội dung khác (nếu có)

Điều 2. Giao quyền quản lý cho [tên tổ chức cộng đồng] thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực [vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao] (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Phạm vi quyền được giao bao gồm: [ghi cụ thể quyền được giao theo quy định tại Luật Thủy sản]. 

Nội dung khác (nếu có)

Điều 3. [tên tổ chức cộng đồng] có trách nhiệm thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản theo đúng nội dung tại  Điều 1, Điều 2 Quyết định này và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4.Giao [tên các đơn vị có liên quan như Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã, Đồn biên phòng,…] tổ chức thực hiện, theo dõi, hỗ trợ tổ chức cộng đồng thực hiện nội dung tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này [ghi nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị].

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố,               Thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng]và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 6;

- .......

- Lưu: VT,.....         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

 

 

2. Tên thủ tục: Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý)

Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi Tổ chức cộng đồng đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

d) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

đ) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý;

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo theo quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;

d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản:

- Công khai phương án: 03 ngày làm việc;

- Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức cộng đồng.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.

Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;

c) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 04.BT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

 

1. Thông tin của tổ chức cộng đồng:

- Tên tổ chức cộng đồng: …………………………………… …………..

- Tổ chức cộng đồng được thành lập theo Quyết định số …..... .....…….. 

ngày…… tháng ….. năm ….. (nếu có)

- Số lượng thành viên: ……………………. …………………………...

- Thành phần tham gia tổ chức cộng đồng:……… ………………………

2. Thông tin người đại diện của tổ chức cộng đồng (Đối với trường hợp đề nghị thay đổi người đại diện của tổ chức cộng đồng):

- Họ và tên:… …………………………….. Giới tính:………………….

- Ngày tháng năm sinh:…… ……… Dân tộc: ……. Quốc tịch:……….

- Mã số định danh/Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân:… …   

- Nghề nghiệp: …………………………............ ………………………

- Chỗ ở hiện tại:…………………...... ………………………………….

- Số điện thoại liên hệ:………………..... ………………………………

 

 

 

3. Danh sách thành viên tổ chức cộng đồng:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số người trong hộ làm nghề liên quan đến TS

Chỗ ở hiện tại

Khai thác thủy sản

Nuôi trồng thủy sản

Nghề khác

Số ĐK tàu cá

Chiều dài tàu cá (m)

Nghề khai thác TS

Ngư trường khai thác chính

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Khu vực nuôi

Diện tích nuôi

Đối tượng nuôi

Hình thức nuôi

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

Tên nghề

Nguồn thu nhập (chính/phụ)

A

Thành viên là hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Thành viên là cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

 

Mẫu số 05.BT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

……….., ngày …… tháng ……. năm……

BIÊN BẢN HỌP CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Thông qua nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận
và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức cộng đồng:...........................................................................................

2. Số lượng thành viên tổ chức cộng đồng:..............................................................

3. Thành phần tham dự họp (ghi cụ thể thông tin của đại biểu và số lượng thành viên tổ chức cộng đồng tham dự họp):......................................................................................................

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp:...........................................................................

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản cuộc họp.

2. Thảo luận, thống nhất và biểu quyết thông qua nội dung về [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

- Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân).

- Tên người đại diện của tổ chức cộng đồng.

- Phạm vi quyền quản lý được giao.

- Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao.

- Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Người ghi biên bản ghi đầy đủ ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả biểu quyết thông qua của thành viên tổ chức cộng đồng đối với từng nội dung)

Cuộc họp kết thúc vào hồi………….., ngày….. tháng ….. năm ….. tại [tên địa điểm tổ chức đại hội].

Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau.

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

ĐẠI DIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ THAM DỰ CUỘC HỌP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 07.BT

TÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

___________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

VÀ GIAO QUYỀN CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN

ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

_____________

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ……
                 hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ……

Tên tôi là:……………………………………… Giới tính:….. ………..

Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]

[Tên tổ chức cộng đồng] được công nhận và giao quyền quản lý thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số....... ngày..................của Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố.

Sau một thời gian hoạt động theo các nội dung được công nhận và giao quyền quản lý, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân);

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng;

3. Phạm vi quyền quản lý được giao;

4. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.

(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm)

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/             thị xã/thành phố xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định                        số ................ngày ...........................để [Tên tổ chức cộng đồng] hoạt động được hiệu quả hơn.

 

..........., ngày ...... tháng ........năm …..

TM. TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 08.BT

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …

__________

 

Số: ........../QĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________________

….........., ngày.......tháng.....năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận

và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ……….

___________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ……..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số ..../2019/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….;

Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của …….,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại…. chi tiết như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:

1. Tên tổ chức cộng đồng.

2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại …………….

3. Phạm vi quyền quản lý được giao.

4. Vị trí, ranh giới khu vực thực hiện đồng quản lý (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).

5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản kèm theo Quyết định này.

6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Phụ lục Quyết định này.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những nội dung không quy định tại Điều 1 Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....., Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã......., [tên tổ chức cộng đồng]và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- .......

- Lưu: VT,.....

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

3. Tên thủ tục: Công bố mở cảng cá loại 3

Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức quản lý cảng cágửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức quản lý cảng cá đến nộp hồ sơ;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo tổ chức quản lý cảng cá biết để bổ sung;

d) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá theo Mẫu số 10.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá;

c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản chụp);

d) Quyết định thành lập Tổ chức quản lý cảng cá (bản chụp);

đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công;

e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng;

g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

a) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, tổ chức khảo sát thực tế tại cảng cá, quyết định công bố mở cảng cá;

b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Quyết định công bố mở cảng cá được ban hành, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức quản lý cảng cá.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố mở cảng cá.

Phí, lệ phí (nếu có):Chưa có văn bản quy định.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công bố mở cảng cá theo Mẫu số 09.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

 

Mẫu số 09.TC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

 

 

ĐƠNĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

__________

 

 

 

Kính gửi:........................................

 

Ban quản lý cảng cá:................ ...................................................................

Địa chỉ trụ sở: ......................................................... ....................................

Số điện thoại: ............................. Số Fax ................... ................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: ............................. ...............................

Thuộc xã (phường): ........................... huyện (quận):..................................

Tỉnh (thành phố):.............................................................. ...........................

1. Tên cảng, loại cảng cá:.................................................. ..........................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá:.................................... ........................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng:..........       ....

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng:................................ ......

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng:......................................... ........

6. Năng lực bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ nghề cá của cảng cá:....... ......

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động:................................................       ......

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về cảng cá và pháp luật khác có liên quan./.

 

 

......., ngày...... tháng..... năm...........

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 10.TC

 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (*)

____________

 

Số:         /QĐ-…...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

….…. , ngày ….. tháng ….. năm….…

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố mở cảng cá

__________

 

CƠ QUAN THẨM QUYỀN BAN HÀNH (*)…………

Căn cứ …………………………………..... ………..…………………………….

Căn cứ………………………………... …….…………………………………….

Xét đề nghị của…………………….... …………..……………………………….

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố mở cảng cá: .......................... ...........................................................

Thuộc xã (phường): ……huyện (quận)........Tỉnh (thành phố)……......... ............

Số điện thoại: …………..Số Fax..................Tần số liên lạc…………...... ………

1. Loại cảng cá: .................................................................................... .......................

2. Vị trí tọa độ của cảng cá: ................................................................... ....................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: ......... ..............

4. Chiều dài cầu cảng: ................................................................................... .............

5. Độ sâu vùng nước đậu tàu:…………………………………………..... ……...

6. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: ........................................ .....................

7. Năng lực bốc dỡ hàng hóa: ……………………………………….... ………...

8. Các dịch vụ nghề cá của cảng cá: ...................................................... ...................

9. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: ................................................. .................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …………………... ……………

Điều 3…………….. Ban quản lý Cảng cá, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều…;……………...;

- Lưu: VT,…

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Chữ ký, dấu)

 

 

Ghi chú:

(*) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I; Ủy ban nhân

 

 

          II. LĨNH VỰC THỦY LỢI

1. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND huyện.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy trình vận hành theo quy định tại Khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 4; khoản 6; điểm c khoản 7 Điều 12, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.Trường hợp không đ điềukiện đểcấpphép thì thôngbáolý dokhôngphê duyệt.

Bước 4:Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của UBND huyện.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;

- Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;

- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;

- Bản đồ hiện trạng công trình;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.

Số lượng hồ sơ:01 bộ

Thời hạn giải quyết:30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng ban chuyên môn của UBND huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định

Phí, lệ phí:Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 4; khoản 6; điểm c khoản 7- Điều 12, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của UBND huyện.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy trình vận hành theo quy định tại Khoản 1; điểm c khoản 2; khoản 4- Điều 19, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước..Trườnghợpkhông đ điềukiện đểcấpphép thì thôngbáolý dokhôngphê duyệt.

Bước 4:Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của UBND huyện.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo đề cương kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

Số lượng hồ sơ:01 bộ

Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng ban chuyên môn của UBND huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Đề cương, kết quả kiểm định được phê duyệt.

Phí, lệ phí:Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; điểm c khoản 2; khoản 4- Điều 19, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên).

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy trình vận hành theo quy định Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.Trườnghợpkhông đ điềukiện đểcấpphép thì thôngbáolý dokhôngphê duyệt.

Bước 4:Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của UBND huyện.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có)

Số lượng hồ sơ:01 bộ

Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng ban chuyên môn của UBND huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Phương án được phê duyệt

Phí, lệ phí:Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên).

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy trình vận hành theo quy định Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ -CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.Trườnghợpkhông đ điềukiện đểcấpphép thì thôngbáolý dokhôngphê duyệt.

Bước 4:Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của UBND huyện.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

Số lượng hồ sơ:01 bộ

Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng ban chuyên môn của UBND huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Phương án được phê duyệt

Phí, lệ phí:Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b khoản 5 - Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

5. Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do UBND cấp tỉnh phân cấp.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND huyện tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì ra quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018.Trườnghợpkhông đ điềukiện đểcấpphép thì thôngbáolý dokhôngcấpgiấy phép.

Bước 4:Trả kết quả trực tiếp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" của UBND huyện.

  Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơtrực tiếp hoặc qua Bưu điện đến “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện.

- Nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

 Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cơ quan, đơn vị liên quan;

- Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.

Số lượng hồ sơ:01 bộ (01 bản giấy và 01 bản điện tử)

Thời hạn giải quyết:30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng ban chuyên môn của UBND huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định

Phí, lệ phí:Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

- Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018;

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

Mẫu 04: Mẫu Tờ trình

TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..................

                   ..............., ngày........tháng........năm 20......

 

TỜ TRÌNH

Về việc phê duyệt và ban hành
Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi
....................

Kính gửi : [tên cơ quan phê duyệt và ban hành]

Căn cứ Quyết định số....................................... ngày ......../......../20.................. của...................... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của........

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH 14 ngày 19/6/2017;

Căn cứ Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi ngày........tháng........năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ..........................................................................................................

Căn cứ..........................................................................................................

Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi.......... đã được.............. lập......

[Tên đơn vị trình] lập Tờ trình kính đề nghị [tên cơ quan phê duyệt và ban hành] phê duyệt và ban hành quy trình vận hành công trình thuỷ lợi.............................. với nội dung chính như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG QUY TRÌNH

1. Tên công trình: .........................................................................................

2. Loại công trình: (đặc biệt, liên tỉnh, 01 tỉnh..)..........................................

3. Người quyết định đầu tư: ....................................................................

4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,...): ...

5. Địa điểm: ..............................................................................................

6. Nguồn vốn đầu tư: ...................................................................................

7. Thời gian thực hiện: .................................................................................

8. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: ..............................................................

9. Nhà thầu lập Quy trình vận hành công trình thủy lợi: .............................

10. Các thông tin khác (nếu có): .............................................................

II. HỒ SƠ KÈM THEO GỒM CÓ:

1. Văn bản pháp lý:

- Văn bản chủ trương về việc lập quy trình vận hành công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương lập quy trình vận hành (đối với dự án sử dụng vốn khác);

- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập quy trình vận hành;

- Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch thủy lợi vùng, các tỉnh của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ kèm theo gồm có:

- Bản dự thảo "Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi" theo mẫu Phụ lục I, Thông tư này.

- Các tài liệu tính toán (Kiểm tra lại các thông số khí tượng thủy văn, năng lực của các công trình thủy lợi, yêu cầu cấp nước, tiêu nước, cân bằng nước)

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật: báo cáo tính toán nhu cầu nước, thủy văn, thủy nông, thủy lực….

- Các văn bản, tài liệu sử dụng trong quá trình lập quy trình.

- Các văn bản đóng góp ý kiến của địa phương, ngành liên quan.

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo.

- Bản điện tử lưu trữ toàn bộ hồ sơ trình thẩm định.

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt quy trình vận hành (Tên quy trình)./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tên cơ quan thẩm định;
- Lưu.

[Tên đơn vị trình]
Thủ trưởng
(Ký tên và đóng dấu)

 Mẫu số 02: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VỪA

 

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số           /QĐ-……

..............., ngày........tháng........năm 20......

 

Quy trình vận hành công trình thuỷ lợi ................................

(Ban hành kèm theo Quyết định số................./QĐ-…… ngày    /     /20…
của ……………………………………..)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ sở pháp lý

Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác.

2. Nguyên tắc vận hành công trình

Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.

3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình: Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ…

4. Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình đầu mối chủ yếu trong hệ thống

5. Các quy định khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của hệ thống

Chương II

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC

1. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

3. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

4. Trường hợp đặc biệt

Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

 

Chương III

VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC

I. Vận hành tiêu thoát nước

Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước, cụ thể:

1. Hệ thống không ảnh hưởng thuỷ triều

a) Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất).

b) Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).

- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5.. ngày lớn nhất);

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu lượng và thời gian tiêu nước)... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

2. Hệ thống ảnh hưởng thuỷ triều

a) Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

b) Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

c) Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

d) Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

đ) Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

e) Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

g) Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

h) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

II. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

III. Vận hành tiêu nước đệm

Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

IV. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn.

Chương IV

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi

2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất

3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống

4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu KTTV

5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTTV

 

 

 

 

 

 

 

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi do Bộ quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý;

- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời điểm thi hành QTVH hệ thống

2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống

3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định của pháp luật

 

 

(Tên cơ quan phê duyệt )
Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình

 

1. Tổng quan về hệ thống công trình thuỷ lợi

- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...);

- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng…).

3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in trên khổ A3;

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in trên khổ A3.

 

          III. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Tên thủ tục: Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng loài thông thường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện để phê duyệt phương án khai thác chính, khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư hoặc theo các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khai thác tận dụng, khai thác tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý.

Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

b) Bước 2: Tiếp nhận, hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Bước 3: Thẩm định và trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp.

- Qua dịch vụ bưu chính.

- Qua môi trường điện tử.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng phòng hộ là rừng trồng do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư hoặc theo các dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khai thác tận dụng gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý.

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Phương án khai thác lâm sản theo Mẫu số 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT- BNNPTNT.

1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT;

- Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.

 

 

Mẫu số 10. Đơn đề nghị phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN (*)

 (1) ……..……………..

Kính gửi (2): ……………………………………………………………

1. Thông tin chủ rừng:

a) Tên chủ rừng (3):..................................................................................................

- Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (4): ………..………....…..…………..

c) Địa chỉ chủ rừng (5):.............................................................................................

d) Số điện thoại:........................................; Địa chỉ Email:.....................................

2. Nội dung đề nghị phê duyệt: Phương án khai thác (1)

…………..…….……...…………………………………………………………..

3. Tài liệu gửi kèm:

- Bản chính Phương án (1)…….......................................................................…….

- Tài liệu khác (nếu có)..........................................................................................

 

 

……….., ngày ….... tháng …..… năm …...
CHỦ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

Ghi chú:

(*) Mẫu này do chủ rừng lập khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác gỗ/thực vật rừng thông thường/động vật rừng thông thường từ tự nhiên/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường.

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc trường hợp khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

(2) Ghi rõ tên cơ quan phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 hoặc khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

 

 

Mẫu số 11. Phương án khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường/thực vật rừng ngoài gỗ đối với loài thực vật rừng thông thường/thu thập mẫu vật loài thực vật rừng thông thường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

PHƯƠNG ÁN

 (1)..................................

I. Thông tin chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác:

1. Tên chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác (2):....................................................

2. Số GCN/MSDN/GPTL/ĐKHĐ/CCCD/CMND/HC (3):......................................

3. Địa chỉ chủ rừng/tổ chức, cá nhân khai thác

(4):......................................................

4. Số điện thoại:.....................................; Địa chỉ Email:......................................

II. Nội dung phương án

1. Căn cứ xây dựng phương án (5):........................................................................

2. Đối tượng (6):.....................................................................................................

3. Địa danh, diện tích khai thác (7):.......................................................................

4. Sản lượng dự kiến khai thác (8):........................................................................

5. Dự kiến hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.

6. Các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng:.......................................

7. Giải pháp phục hồi rừng sau khai thác (đối với thực hiện dự án lâm sinh):.....

 

 

.........., ngày.... tháng...... năm.....
CHỦ RỪNG/TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức)

 

Phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền(9)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

........., ngày... tháng... năm 20...
(Người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi trường một trong các trường hợp khai thác cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(2) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(3) Ghi Số giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/mã số doanh nghiệp/giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân.

(5) Ghi thông tin các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan.

(6) Ghi đối tượng khai thác tại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

(7) Ghi thông tin khu vực dự kiến khai thác (lô, khoảnh, Tiểu khu) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ). Diện tích khai thác xác định từ hồ sơ, tài liệu giao rừng, cho thuê rừng hoặc bằng máy định vị GPS.

(8) Đối với gỗ: Ghi số lượng cây, khối lượng (m3, kg, ster)/thực vật rừng ngoài gỗ (kg, m3, ster)/số lượng mẫu vật...Trường hợp diện tích khai thác lớn, không thể đo, đếm từng cây, việc xác định sản lượng dự kiến khai thác thông qua lập ô tiêu chuẩn đại diện có diện tích 500 m2 đối với rừng trồng và 1.000 m2 đối với rừng tự nhiên, tỷ lệ ô tiêu chuẩn tối đa là 02% diện tích khai thác, tối thiểu một lô khai thác phải có 03 ô tiêu chuẩn.

(9) Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này phê duyệt.

 

 

 

 

 

2. Phê duyệt, điều chỉnh, thiết kế dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư)

Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Chủ đầu tư nộp hồ sơ đến Bộ phận một cửa UBND cấp huyện (các phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm sở tại).

- Cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

Bước 2:

Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng chức năng của huyện phải tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh và có báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt và trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt;

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh và chuyển trả kết quả cho chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp không phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định thông báo bằng văn bản cho cơ thẩm định và chủ đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng .

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

- Thuyết minh thiết kế được lập theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

- Bản đồ thiết kế: xây dựng trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000 với tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000. Trình bày và thể hiện nội dung bản đồ áp dụng TCVN 11566:2016 về bản đồ quy hoạch lâm nghiệp.

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.

- Dự toán công trình lâm sinh được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 19 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng chức năng cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.

Lệ phí (nếu có): Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề cương thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

- Mẫu văn bản liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu công trình lâm sinh ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019;

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.

 

 

 

 

3. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho chủ gỗ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ.

c) Bước 3: Thẩm định và trả kết quả.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu theo quy định và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Hạt Kiểm lâm cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua hòm thư điện tử.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Bản chính Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 04 kèm theo).

- Bản chính Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 05 và Mẫu số 06 kèm theo).

- Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư số 27/2018/TT-BNNTPNT ngày 16/11/2018).

3.4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ gỗ có lô hàng gỗ xuất khẩu không phải là doanh nghiệp Nhóm I.

3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của Hạt Kiểm lâm cấp huyện trên Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất.

3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 9 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

 

Mẫu số 04. Đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

         , ngày.....tháng.        năm .....

 

 

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ XUẤT KHẨU

(Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước không phải xác nhận) (1)

 

Kính gửi(2):...................................................................       

 

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ............

2. Địa chỉ(5): .................... ; Số điện thoại: ................ Địa chỉ Email: ....................

3. Địa điểm kiểm tra(6): ..........................................................................................

4. Khối lượng/Trọng lượng/Số lượng gỗ: .............................................................

5. Hồ sơ kèm theo (7): ............................................................................................

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong đề nghị này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin.

Đề nghị(8).................................. xem xét kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ./.

 

CHỦ GỖ

(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU đã thực hiện trình tự, thủ tục khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Không phải xác nhận nguồn gốc gỗ theo Mẫu số 04 này.

(2) Cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi cất giữ lô hàng gỗ.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi địa chỉ trụ sở trên giấy phép đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi rõ địa điểm để cơ quan Kiểm lâm sở tại đến kiểm tra và xác nhận bảng kê gỗ.

(7) Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

(8) Ghi tên cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi lưu giữ lô hàng gỗ đề nghị xác nhận.

 

 

 

Mẫu số 05. Bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

 

.......................

...................

________

Số(1): ........./BKGXK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

BẢNG KÊ GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

(Áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)

 

1. Tên chủ gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ........................

2. Địa chỉ(5): .........................................................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ................................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): .........................................................................

5. Địa chỉ: ...........................................................................................................

6. Quốc gia nhập khẩu: .........................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: ................................................................................

8. Nguồn gốc gỗ xuất khẩu (7):

Gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Gỗ nhập khẩu.

□ Gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ................................. Ngày .... tháng .... năm ....

10. Thông tin về gỗ xuất khẩu:

TT

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Tên gỗ

Quy cách

Số lượng (thanh/ tấm/ lóng)

Khối lượng (kg hoặc m3)

Ghi chú

Tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(8)

Dài

Rộng

Đường kính hoặc chiều dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI (9)

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày............ tháng............. năm.............

CHỦ GỖ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thì người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ theo từng trang để các cơ quan có thẩm quyền xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức/đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ.

(8) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(9) Áp dụng đối với gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

 

 

Mẫu số 06. Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất

 

.......................

...................

________

Số(1): ........./BKSPGXK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Tờ số(2): .... Tổng số tờ: ..........

 

BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU/TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

 

1. Tên chủ sản phẩm gỗ(3): .................... MST/MSDN/CMND/CCCD(4): ............

2. Địa chỉ chủ sản phẩm gỗ(5): ..............................................................................

3. Số điện thoại: ........................................... Địa chỉ Email: ................................

4. Tên khách hàng nhập khẩu(6): .................................................................

5. Quốc gia nhập khẩu: ........................................................................................

7. Cảng/cửa khẩu xuất khẩu: ................................................................................

8. Nguồn gốc sản phẩm gỗ (7):

Chế biến từ nguyên liệu gỗ khai thác trong nước: □ Gỗ rừng trồng. □ Gỗ rừng tự nhiên.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ sau xử lý tịch thu.

□ Chế biến từ nguyên liệu gỗ hỗn hợp.

9. Số hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có): ..................................... Ngày .... tháng .... năm ........

10. Thông tin sản phẩm gỗ:

TT

Tên sản phẩm gỗ (8)

Số hiệu/ nhãn đánh dấu (nếu có)

Đơn vị tính

Tên gỗ nguyên liệu (9)

Số lượng sản phẩm

Khối lượng/ trọng lượng sản phẩm

Ghi chú

Tên phổ thông/tên thương mại

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên khoa học

Nhóm loài(10)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi/Tôi cam kết những nội dung kê khai trong bảng kê này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực của thông tin./.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM SỞ TẠI (11)

Ngày............ tháng............. năm.............

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẬP BẢNG KÊ SẢN PHẨM GỖ

 

 

Ghi chú:

Cuối mỗi trang của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của trang đó và có chữ ký của chủ sản phẩm gỗ; trang cuối của bảng kê ghi tổng số lượng, khối lượng của từng loại sản phẩm gỗ trong cả bảng kê.

(1) Số của bảng kê sản phẩm gỗ được ghi bởi cơ quan Kiểm lâm sở tại để vào sổ theo dõi xác nhận bảng kê đối với trường hợp sản phẩm gỗ phải xác minh, xác nhận hoặc chủ gỗ ghi số thứ tự theo số bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu đã lập trong năm đối với trường hợp sản phẩm gỗ không phải xác minh, xác nhận của cơ quan Kiểm lâm trước khi xuất khẩu. Cách ghi theo ví dụ 20/001: 20 là năm 2020; 001 là số thứ tự bảng kê đã lập.

(2) Số tờ của bảng kê: Nếu bảng kê có nhiều hơn 1 tờ thi người khai phải ghi rõ tờ số mấy, tổng số tờ trên từng trang để các cơ quan có thẩm quyền có xác minh, kiểm tra.

(3) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(4) Ghi rõ số đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với tổ chức/số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân đối với cá nhân,

(5) Ghi rõ địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh đối với tổ chức/địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với cá nhân.

(6) Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.

(7) Căn cứ vào nguồn gốc sản phẩm gỗ xuất khẩu, chủ gỗ tích vào các ô về nguồn gốc gỗ

(8) Ghi theo mã các mặt hàng sản phẩm gỗ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

(9) Ghi tên gỗ nguyên liệu sử dụng để chế biến thành sản phẩm, trường hợp sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ hỗn hợp thì ghi tên sản phẩm gỗ theo thứ tự ưu tiên sau: Tên loài gỗ thuộc các Phụ lục CITES; tên loài gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trường hợp sản phẩm gỗ hỗn hợp là gỗ thông thường thì ghi tên gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất trong sản phẩm gỗ.

(10) Ghi gỗ thuộc Phụ lục CITES (PLI, PLII) hoặc gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (IA, IIA) hoặc gỗ thuộc loài thông thường (TT).

(11) Áp dụng đối với sản phẩm gỗ thuộc đối tượng phải xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này; cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận nội dung chủ sản phẩm gỗ đã kê khai.

 

4. Xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu khi thực hiện thủ tục Hải quan

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thực hiện theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới/thủ tục hành chính thay thế/thủ tục hành chính bãi bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên trong lĩnh vực Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính (mã hồ sơ thủ tục hành chính số 1.006440 được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia).

- Bước 2: Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan cửa khẩu nơi thông quan xác nhận nội dung chủ gỗ đã kê khai.

Cách thức thực hiện: Môi trường điện tử

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

a) Thực hiện theo Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới/thủ tục hành chính thay thế/thủ tục hành chính bãi bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên trong lĩnh vực Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính (mã hồ sơ thủ tục hành chính số 1.006440 được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia).

b) Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 hoặc Bảng kê nhập khẩu gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 01 và Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo).

c) Một trong các tài liệu sau:

c.1) Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

c.2) Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;

c.3) Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm c.1 hoặc điểm c.2 khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (có Mẫu số 03 kèm theo).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi hoàn thành thủ tục thông quan.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: xác nhận của Chi cục Hải quan trực tiếp trên Bảng kê gỗ nhập khẩu hoặc Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu.

Phí, lệ phí: 20.000 đồng/tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Các mẫu đơn, mẫu tờ khai thực hiện theo Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới/thủ tục hành chính thay thế/thủ tục hành chính bãi bỏ/thủ tục hành chính giữ nguyên trong lĩnh vực Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính (mã hồ sơ thủ tục hành chính số 1.006440 được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia);

- Bảng kê gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 01 quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

- Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 02 quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

- Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam .

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh do Bộ Tài chính ban hành.

 

5. Tên thủ tục: Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

5.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

- Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ rừng và nêu rõ lý do;

+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho chủ rừng và nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Bước 3: Lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan về nội dung phương án quản lý rừng bền vững.

- Bước 4: Trả lời ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

- Bước 5: Tổng hợp ý kiến, ban hành Quyết định

Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT; phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT và trả kết quả cho chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

 

Trường hợp không phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5.2. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ phê duyệt phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Bản sao các loại bản đồ:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

b) Hồ sơ điều chỉnh phương án:

- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao các loại bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung gồm:

+ Hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016;

+ Hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bản chính bản đồ quản lý rừng bền vững được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11566:2016 thể hiện diện tích các loại rừng được quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở hạ tầng lâm sinh, du lịch sinh thái theo kế hoạch quản lý rừng bền vững của chủ rừng được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tỷ lệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

 

- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

5.4. Thời hạn giải quyết: 22 ngày.

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác trường hợp có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

5.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Đơn đề nghị phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT;

- Phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng - Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

(tên xã)…., ngày …. tháng ……. năm 202…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số  /2023/TT-BNNPTNT ngày  /  /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT, kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Họ và tên chủ rừng: ……….(Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)

2. Địa chỉ: …………..;

3. Số CCCD:………………..; Ngày cấp:……./……./…….;

4. Hồ sơ gửi kèm:

- Phương án quản lý rừng bền vững;

- Các loại bản đồ, gồm:…………………………………………………….

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…… xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT.

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác
(ký, ghi rõ họ và tên)




Nguyễn Văn B

 

Mẫu số 02-Phụ lục III

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác xây dựng phương án quản lý rừng bền vững)

MỞ ĐẦU

Chương I

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Các văn bản liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của chủ rừng, nhóm hộ, tổ hợp tác.

II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

Nêu các tài liệu, số liệu, thông tin, bản đồ sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững.

Chương II

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNG

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ RỪNG

1. Loại hình chủ rừng:

Hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác.

2. Cơ cấu tổ chức

Mô tả mô hình tổ chức nhóm hộ/cộng đồng và nhiệm vụ của các thành phần trong nhóm, tổ hợp tác gồm:

- Nhóm hộ/cộng đồng, tổ hợp tác: Mô tả các thành phần và hình thức liên kết các thành viên gồm: các chủ rừng, cơ sở khai thác vận chuyển gỗ, cơ sở chế biến gỗ, vườn ươm…(nếu có) để thực hiện quản lý rừng bền vững, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần trong nhóm.

- Trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Vai trò và nhiệm vụ của trưởng nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác.

- Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác: Mô tả Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: thành phần, vai trò và nhiệm vụ của từng thành phần tham gia trong Ban quản lý nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác (theo quy mô và nhu cầu, nhóm/tổ hợp tác có thể mời đại diện chính quyền, các ban, ngành của huyện, xã nơi các chủ rừng liên kết thành nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác và các thành viên khác là cơ sở chế biến có nhu cầu liên kết với nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững, hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững).

3. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp của các thành viên tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác

- Số lượng thành viên tham gia;

- Diện tích của từng thành viên nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác, gồm: diện tích loại rừng, dự kiến diện tích rừng trồng sẽ tham gia cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, diện tích loại trừ (diện tích rừng tự nhiên, diện tích các khu vực có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, giải trí, tín ngưỡng, hành lang ven sông, suối và khu vực có các loài động thực vật trong danh lục cần được bảo vệ); tổng hợp từ Biểu 08 vào Biểu 01.

Biểu 01: Tổng hợp diện tích rừng của các nhóm hộ/cộng đồng/tổ hợp tác phân theo xã, huyện....tỉnh...

Tên xã

Tổng diện tích (ha)

Diện tích loại trừ (ha)

Dự kiến diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (ha)

(1)

(2=3+4)

(3)

(4)

Nhóm hộ/cộng đồng/tổ hợp tác: xã A

 

 

 

.........

 

 

 

Tổng

 

 

 

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Diện tích và trữ lượng rừng

Nêu hiện trạng rừng của chủ rừng, các thành viên tự nguyện tham gia nhóm/cộng đồng/tổ hợp tác:

- Tổng diện tích rừng: .... ha, trong đó:

+ Rừng đặc dụng….ha (rừng tự nhiên….ha, rừng trồng….ha);

+ Rừng phòng hộ …ha (rừng tự nhiên…ha, rừng trồng…ha);

+ Rừng sản xuất…ha (rừng tự nhiên…ha, rừng trồng…ha);

- Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi: …. m3, trong đó:

+ Keo lai: … m3/tuổi…:

+ Keo tai tượng: … m3/tuổi…:

+ Bạch đàn: … m3/tuổi…:

- Lâm sản ngoài gỗ (bao gồm cây dược liệu):

+ Loài cây:…………; Diện tích:…………………; Sản lượng:……….

…………………………………..

2. Tài nguyên đa dạng sinh học

Tổng hợp, đánh giá danh lục các loài động, thực vật rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác theo Biểu 02 và Biểu 03:

Biểu 02: Danh lục các loài thực vật rừng

TT

Tên Loài

Địa điểm

Số lượng, mật độ cây

1

Lim xanh (kể cả tên địa phương nếu có)

khoảnh…., tiểu khu…., xã……., huyện…….

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

Biểu 03: Danh lục các loài động vật rừng

TT

Tên Loài

Địa Điểm

Ghi Chú

1

Sóc (kể cả tên địa phương nếu có)

Tiểu khu ...., xã ...., huyện

.....

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

...

.....

......

.....

 

Chương III

MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung: Thiết lập được khu rừng của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác để thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế: Thu nhập…….triệu đồng/ha/năm; …..

b) Về xã hội: Tạo việc làm cho bao người lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo;……

c) Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có….ha, trồng mới các loại rừng….ha;........

3. Thời gian thực hiện kế hoạch quản lý: Từ năm ….đến năm…..

II. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng

Nêu diện tích, loại rừng hiện có của chủ rừng hoặc nhóm hộ cần được bảo vệ; biện pháp kỹ thuật cho các hoạt động phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy và chữa cháy rừng.

…………………………………………………………………………..

2. Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên (nếu có)

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:……..ha;

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:……..ha;

- Làm giàu rừng:…..ha;

- Nuôi dưỡng rừng:…..ha.

-……………………….

3. Kế hoạch sản xuất cây giống (nếu có)

Xác định địa điểm, diện tích vườn ươm cây giống; dự kiến loài cây, số lượng cây sản xuất trung bình/năm.

4. Kế hoạch trồng rừng

Nêu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng bảo đảm quản lý rừng bền vững từ khâu xử lý thực bì, làm đất, trồng rừng…vv và tổng hợp Kế hoạch trồng rừng vào Biểu 04:

Biểu 04: Kế hoạch trồng rừng

TT

Loài cây

Năm trồng

Mật độ trồng (cây/ha)

Diện tích (ha)

Địa điểm

I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có):

……

 

1

Kim giao +…

2024

1650

100

Xã, tiểu khu, khoảnh, lô

2

....

…...

….

….

……

II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có):

……

 

1

Lát hoa +…

 

 

 

 

2

………

 

 

……

 

III. RỪNG SẢN XUẤT

1

Keo lai ..

 

 

 

 

2

….

 

 

 

 

Tổng (I+II+III):

 

 

......

 

5. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Nêu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng: làm cỏ, vun xới gốc, phát luỗng dây leo, bón phân …vv và tổng hợp Kế hoạch chăm sóc rừng vào Biểu 05:

Biểu 05: Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Hoạt động chăm sóc rừng

Diện tích chăm sóc (ha)

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

1. Rừng đặc dụng:

- Năm 1/Kim giao+…

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

2. Rừng phòng hộ:

- Năm 1/Lát hoa+…

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

3. Rừng sản xuất:

- Năm 1/Keo lai +..

 

 

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

 

 

Tổng (1+2+3):

 

 

 

 

 

 

6. Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu

Xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; kế hoạch trồng, chăm sóc cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

……………………………………………………………………………

7. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ

Xác định địa điểm, diện tích, sản lượng, loài cây khai thác, các biện pháp kỹ thuật khai thác tác động thấp bảo đảm quản lý rừng bền vững và tổng hợp vào Biểu 06:

Biểu 06: Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ

Năm khai thác

Diện tích (ha)

Sản lượng khai thác (m3; tấn; cây)

Địa điểm khai thác

Loài cây/năm trồng rừng

I. KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG

2024

100

1.500

Xã..tiểu khu ...

Keo tai

tượng/2016

......

.....

.....

.......

......

Tổng:

 

 

 

 

II. KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ, DƯỢC LIỆU

2024

100

200 (tấn)

 

Song, mây

…..

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

8. Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái (chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

a) Hiện trạng, tiềm năng du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái;

b) Xác định các khu vực, địa điểm, diện tích, loại hình tổ chức du lịch sinh thái;

- Địa điểm: nêu tên các địa điểm tổ chức du lịch sinh thái.

- Xác định loại hình tổ chức thực hiện, gồm: tự tổ chức; liên kết hợp tác với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái;

- Tổng hợp các loại hình, diện tích các địa điểm, khu vực tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái vào Biểu số 07 và được thể hiện trên bản đồ phương án quản lý rừng bền vững:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Biểu 07: Tổng hợp diện tích các khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái

Loại hình tổ chức

Địa điểm/khu vực

Diện tích, loại rừng (ha)

Ghi chú

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

1. Tự tổ chức

Lô, khoảnh, tiểu khu (tên địa danh nếu có )

15

-

-

15

Rừng trồng

2. Liên kết hợp tác

….

…..

..

….

3. Cho thuê môi trường rừng

….

…..

..

….

Tổng cộng (1+2+3)

15

..

15

 

9. Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm

- Bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; bảo tồn đa dạng sinh học;

- Quy trình kỹ thuật sản xuất cây con; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng tác động thấp;

- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

- An toàn lao động và bảo hộ lao động;

- Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn;

- Thu gom, xử lý các loại chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;

- Du lịch sinh thái…………………………………………………………

10. Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện kế hoạch: …………….

III. HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế:……………………………………………….

2. Hiệu quả về môi trường:………………………………………….

3. Hiệu quả về xã hội:………………………………………………..

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đại diện nhóm

2. Ban quản lý nhóm

3. Thành viên nhóm

II. THEO DÕI ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT

Nội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:

- Giám sát, đánh giá định kỳ đối với thành viên nhóm.

- Giám sát nhà thầu.

- Giám sát, đánh giá kế hoạch thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (nêu các giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

 

Biểu số 08. Tổng hợp danh sách

Chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác tham gia phương án quản lý rừng bền vững
huyện ............. tỉnh.............

TT

Thôn, ấp

Chủ rừng

Tiểu khu, khoản h

Diện tích (ha)

R. Đặc dụng (ha)

R. Phòng hộ (ha)

R. Sản xuất (ha)

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

I. NHÓM HỘ/TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG A

 

 

1

Thượng Hiền

Trung Quý

Nguyễn Văn A

 

 

21,0

1,5

2,0

1,5

11,0

3,0

2,0

 

 

 

 

1; 09

2; 4

3,5

1,5

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

12; 03

11; 20

12,5

 

 

1,5

11,0

 

 

 

 

 

 

22; 02

8; 7

5,0

 

 

 

 

3,0

2,0

2

.......

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

……

Tổng:

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

….

II. NHÓM HỘ /TỔ HỢP TÁC/CỘNG ĐỒNG B

 

 

1

.......

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

…..

…..

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

.....

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

 

 

 

 

 

Mẫu số 02 - Phụ lục IV

TÊN (BỘ/UBND TỈNH/HUYỆN)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(báo cáo)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:    /BC-….

……., ngày  tháng  năm 20…..

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm định phê duyệt/điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án QLRBV)

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số  /202../TT-BNNPTNT ngày  /  /202… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ Quyết định số …… ngày …… tháng .... năm ... của cơ quan/cấp (Tên cơ quan/cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định) về thành lập Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng ……….) (nếu có);

Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) hoặc Hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững của (Tên chủ rừng …………. ) đã tổ chức thẩm định hoặc lấy ý kiến phương án quản lý rừng bền vững tại Văn bản số ………ngày…./…./202….và báo cáo kết quả thẩm định như sau:

Phần thứ nhất

TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

I. HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

1. Tờ trình (hoặc Đơn đề nghị) của chủ rừng trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

2. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đề nghị phê duyệt/hoặc Phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

3. Các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững đề nghị phê duyệt /hoặc các loại bản đồ kèm theo phương án quản lý rừng bền vững được đề nghị điều chỉnh.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH

1. Luật Lâm nghiệp.

2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).

III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

1. Đơn vị chủ trì thẩm định:

2. Đơn vị phối hợp thẩm định:

3. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định (nếu có):

4. Hình thức thẩm định: Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).

Phần thứ hai

Ý KIẾN THẨM ĐỊNH (PHÊ DUYỆT/ĐIỀU CHỈNH) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. THÔNG TIN CHUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Tên phương án:

2. Tên chủ rừng:

3. Địa chỉ :

4. Thời gian thực hiện:

5. Các thông tin khác (nếu có):

II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP/THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp/thành viên hội đồng thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN/HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Việc thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp.

Các ý kiến khác (nếu có).

…………………………………………….

(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan/Hội đồng thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) phương án quản lý rừng bền vững bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp).

IV. KẾT LUẬN

1. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đạt yêu cầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững.

(Có dự thảo Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng kèm theo)

2. Phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh) của chủ rừng chưa đạt yêu cầu đề nghị chủ rừng bổ sung, chỉnh lý các nội dung sau (nêu rõ lý do):

………………………………………………………………………………………………….

Trên đây là ý kiến thẩm định (phê duyệt/điều chỉnh) của (Cơ quan thẩm định/ Hội đồng thẩm định) về Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (Tên chủ rừng) đề nghị (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững) xem xét quyết định phê duyệt/điều chỉnh phương án (nếu đạt yêu cầu) hoặc không phê duyệt (nếu chưa đạt yêu cầu).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT,......

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 03- Phụ lục III

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN
…………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  /QĐ-UBND

……., ngày  tháng  năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………………..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo Đơn đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, ngày .../…/20…của…(tên chủ rừng, người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái với những nội dung sau:

1. Tên phương án: Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 20…- 20…

2. Tên chủ rừng/người đại diện cộng đồng dân cư/nhóm hộ/tổ hợp tác:

3. Địa chỉ: ………………………………………………………………….;

4. Quy mô, diện tích rừng, đất lâm nghiệp: (của chủ rừng hoặc nhóm hộ/tổ hợp tác)

5. Hiện trạng tài nguyên rừng

a) Diện tích và trữ lượng rừng

b) Tài nguyên đa dạng sinh học

6. Mục tiêu Phương án

a) Mục tiêu chung:

b) Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu kinh tế:

- Mục tiêu xã hội:

- Mục tiêu môi trường:

7. Những nội dung chính thực hiện phương án

a) Kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

b) Kế hoạch phát triển rừng tự nhiên.

c) Kế hoạch sản xuất cây giống.

d) Kế hoạch trồng rừng.

đ) Kế hoạch chăm sóc rừng.

e) Kế hoạch phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

g) Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

h) Kế hoạch hoạt động du lịch sinh thái.

i) Kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên nhóm.

k) Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện.

…………………………………………………………………………

8. Giải pháp thực hiện

...............................................................................................................

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện phương án

1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan:…………………

2. Trách nhiệm của chủ rừng:……………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:……..; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số 04-Phụ lục III

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(tên xã)…., ngày …. tháng ……. năm 202…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững

(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng hoặc nhóm hộ, tổ hợp tác có tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)………

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số  /2023/TT-BNNPTNT ngày  /  /2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28 /2018/TT-BNNPTNT;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ chế, chính sách mới ban hành có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh phương án);

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…xem xét, điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững như sau:

1. Họ và tên chủ rừng: ……….(Ghi rõ họ và tên chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác)

2. Địa chỉ: …………..;

3. Số CCCD:………………..; Ngày cấp:……./……./…….;

4. Hồ sơ gửi kèm:

- Phương án quản lý rừng bền vững (được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);

- Các loại bản đồ, gồm:…………....(được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung);

(Tại mục 4 nêu trên, chủ rừng phải giải trình cơ sở pháp lý, thực tiễn đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ các nội dung có liên quan).

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (tên huyện)…… xem xét, phê duyệt điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững./.

 
Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu: CR hoặc nhóm hộ, THT.

Chủ rừng hoặc người đại diện nhóm hộ, tổ hợp tác
(ký, ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Văn B

 

 

 Mẫu số 05-Phụ lục III

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN
…………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  /QĐ-UBND

……, ngày……tháng……năm 20…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ/tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ………………..

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ... (các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lâm nghiệp, quy định về quản lý rừng bền vững và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan);

Xét Báo cáo kết quả thẩm định số  /BC…., ngày…/…/20…của cơ quan thẩm định;

Theo Đơn đề nghị điều chỉnh Phương án quản lý rừng bền vững ngày…./…/20…của (tên chủ rừng hoặc tên người đại diện cộng đồng dân cư, nhóm hộ, tổ hợp tác),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái

1. Sửa đổi, bổ sung điểm….khoản….Điều 1 như sau:

“………………………………………………………………………………

2. Sửa đổi, bổ sung điểm….khoản….Điều 2 như sau:

“………………………………………………………………………………

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Quyết định số …./QĐ-UBND ngày.../…/20… của Ủy ban nhân dân huyện…về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái (nếu có).

1. Thay thế từ, cụm từ …. bằng ….. tại điểm…khoản ….Điều ….

………………………………………………………………………………

2. Bãi bỏ từ, cụm từ… tại hoặc điểm…khoản…Điều…của Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày…./…./20… của Ủy ban nhân dân huyện……về Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng (nhóm hộ, tổ hợp tác) có hoạt động du lịch sinh thái.

……………………………………………………………………………..

(Chi tiết tại Phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kèm theo)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng các phòng:……..; Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 
Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT…

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

IV. LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NÔNG

1. Tên thủ tục : Phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông địa phương

Trình tự thực hiện:

        Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01bộ hồ sơ về cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông huyện hoặc “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND huyện trước ngày 30/9 hàng năm;

          Bước 2:Cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở cấp huyện tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân cấp Huyện trước ngày 15/11 hàng năm

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp Huyện hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc do Huyện phân công phê duyệt kế hoạch khuyến nông trước ngày 30/11 hàng năm và công bố theo quy định..

Cách thức thực hiện: Không quy định.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề xuất Kế hoạch Khuyến nông;

- Hồ sơ thuyết minh và dự toán kinh phí chi tiết chương trình/dự án/mô hình Khuyến nông đề xuất;

- Cam kết đóng góp vốn đối ứng (nếu có);

- Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 60 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định

Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính(nếu có): Không có.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

          V. LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

          1. Tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ dự án liên kết

          Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ đầu tư dự án liên kết gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ phận một cửa cấp huyện, trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). 

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế huyện thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định gồm Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế là chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính, các Phòng ban liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã có liên quan.

- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố xem xét phê duyệt.

- Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết.

Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.                                                                                                                                                                                                                          

 Cách thức thực hiện:

 Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường Bưu Điện

 Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của chủ dự án (Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;

- Bản sao chụp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

 - Bản sao chụp hợp đồng liên kết.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)   

Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC: Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thành phố

Cơ quan phối hợp (nếu có): Các đơn vị có liên quan.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.

Lệ phí: không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

- Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;

 - Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP);

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hợp đồng liên kết được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Liên kết đảm bảo ổn định:

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 05 năm;

+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 03 năm.

- Dự án liên kết có sự hỗ trợ của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

 

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

I. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Tên thủ tục hành chính: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi hồ sơ đến Bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

 Bước 3: Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

Bước 4: Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất. Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

b) Số lượng: 01 (bộ)

1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp.

1.5. Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức,

- Cá nhân.

1.6. Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp xã

1.7. Kết quả thực hiện TTHC: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã vào Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

1.8. Phí, lệ phí: Không quy định

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Có Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

- Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Điều 56 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

- Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

 

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ)

 

Mẫu số 04.CĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

.... ngày ... tháng ... năm...

BẢN ĐĂNG KÝ

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): …………………

 

          1. Tên tổ chức hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình: .......

          2. Chức vụ người đại diện tổ chức: ..............................................................

          3. Số CMND/Thẻ căn cước .................. Ngày cấp: ........... Nơi cấp ............

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (tổ chức) ......... Ngày cấp: .... Nơi cấp .................

          4. Địa chỉ: ....................................... số điện thoại: ......................................

          5. Diện tích chuyển đổi ... (m2, ha), thuộc thửa đất số ..., tờ bản đồ số …… khu vực, cánh đồng ……………………………………………………………….

          6. Mục đích

          a) Trồng cây hàng năm:

          - Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng .......... , vụ ........................

          - Chuyển đổi từ đất 2 - 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng ..... , vụ ........................

          - Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ..............................................

          b) Trồng cây lâu năm:

          - Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng .......... , năm ....................

          - Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng .... , năm ....................

          - Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ............ , năm ........................

          c) Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

          - Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản ......... . năm ............ .. ….

          - Chuyển đổi từ đất 2 - 3 vụ lúa/năm: Loại thủy sản .... , năm .....................

          7. Cam kết thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi của địa phương; trường hợp làm hư hỏng hệ thống giao thông thủy lợi, giao thông nội đồng sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời và bồi thường nếu ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.

 UBND CẤP XÃ TIẾP NHẬN
(Ký, họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/

HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

 

PHỤ LỤC II

MẪU THÔNG BÁO KHÔNG TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI

CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ)

 

Mẫu số 05.CĐ

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Cấp xã, phường, thị trấn)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

..., ngày ... tháng ... năm….

 

THÔNG BÁO

Về việc không tiếp nhận

Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

 

          Căn cứ quy định tại Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

          Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ........ thông báo: Không tiếp nhận đơn đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của ……………..(họ, tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức);

          Địa chỉ …………………………………………………………………….

          Lý do không tiếp nhận ...............................................................................

          Yêu cầu ông/bà/tổ chức ................... thực hiện Thông báo này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.

 

Nơi nhận:
- Người sử dụng đất;
- Lưu: VT
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ký, họ tên và đóng dấu)

 

 

          II. LĨNH VỰC THỦY LỢI

1. Tên thủ tục hành chính: Hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (Đối với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương phân bổ dự toán cho UBND cấp xã thực hiện).

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi hồ sơ về Bộ phận một cửa UBND cấp xã trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định) để thực hiện xem xét, thanh toán, giải ngân.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa đúng quy định hoặc từ chối thực hiện nếu hồ sơ không hợp lệ.

Bước 3:  Trong thời hạn 07  ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã  tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì thanh toán nguồn vốn hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại UBND cấp xã.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến UBND xã.

1.3. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018;

- Hồ sơ được phê duyệt;

- Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.5. Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Các phòng ban chuyên môn cấp xã.

1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thanh toán giải ngân vốn hỗ trợ;

1.9. Phí, lệ phí: Không.

1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị về việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (có mẫu kèm theo Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018) .

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước:

+ Phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã;

+ Đảm bảo cấp nước, tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho tối thiểu 3 thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; được tất cả các thành viên hưởng lợi đồng thuận đóng góp phần kinh phí còn lại; tổ chức thủy lợi cơ sở tự quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.

- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:

+ Đối với cá nhân: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.

+ Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở: Quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên; riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất;

+ Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tưới phục vụ các loại cây trồng là cây trồng chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.

1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày.........tháng........năm 20....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Về việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng,

 tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã............

Tên tổ chức thủy lợi cơ sở/cá nhân: ............................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................

Điện thoại: .................................................................................................

Đề nghị Ủy ban nhân dân xã.....hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình...... với các nội dung sau:

1. Tên công trình: ……………………………………………………….;

2. Chủ đầu tư:………..……………………………………………………;

3. Địa điểm xây dựng: ……………………………………………………;

4. Mục tiêu đầu tư………………………………………………………..;

5. Quy mô công trình: …………………………………………………...;

- Diện tích phục vụ tưới:…………….ha.

- Diện tích đất xây dựng công trình:…........m2.

- Thông số kỹ thuật chủ yếu.

6. Số đối tượng được hưởng lợi từ công trình:........................................hộ.

7. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình:.....................................đồng.

Trong đó:

+ Kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ:............................................đồng, tương đương ...%

+ Kinh phí các đối tượng hưởng lợi đóng góp:..............................đồng.

+ Kinh phí huy động khác (nếu có): .............................................đồng.

Đề nghị Ủy ban nhân dân xã.........................xem xét giải quyết./.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)

 

 

 

2. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về Bộ phận một cửa UBND cấp xã trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ:  Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì phê duyệt phương án theo quy định tại Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 - Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 Trường hợp không đ điều kiện đ cấp phép thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại UBND cấp xã.

2.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến UBND xã.

2.3. Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.5. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Các phòng ban chuyên môn cấp xã.

2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được duyệt

2.9. Phí, lệ phí: Không.

2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 - Điều 7, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi  hồ sơ về UBND cấp xã trong giờ làm việc hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ:  Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3:  Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã tổ chức thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện thì phê duyệt phương án theo quy định tại Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 Trường hợp không đ điều kiện đ cấp phép thì thông báo lý do không phê duyệt.

Bước 4: Trả kết quả trực tiếp tại UBND cấp xã.

3.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua Bưu điện đến UBND xã.

3.3. Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt;

- Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;

- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có).

3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3.5. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Các phòng ban chuyên môn cấp xã.

3.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phương án được duyệt

3.9. Phí, lệ phí: Không.

3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017

- Khoản 1; khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5 - Điều 26, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

          III. LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG VÀ KHUYẾN NÔNG

1. Tên thủ tục: Phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông địa phương

1.1. Trình tự thực hiện:

      Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01bộ hồ sơ về cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông xã hoặc “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND xã trước ngày 30/9 hàng năm;

       Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở Xã tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 15/11 hàng năm

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp Xã phê duyệt kế hoạch khuyến nông trước ngày 30/11 hàng năm và và công bố theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề xuất Kế hoạch Khuyến nông;

- Hồ sơ thuyết minh và dự toán kinh phí chi tiết chương trình/dự án/mô hình Khuyến nông đề xuất;

- Cam kết đóng góp vốn đối ứng (nếu có);

- Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định

1.8. Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

1.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

1.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Điều 25, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

 

2. Tên thủ tục hành chính: Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

2.1. Trình tự thực hiện

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với Bên cung cấp, nộp hồ sơ tới Bộ phận Một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để xem xét xác nhận hợp đồng.

b) Bước 2: Kiểm tra xem xét xác nhận Hợp đồng

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp đồng do tổ chức, cá nhân đề nghị.

Việc xác nhận Hợp đồng được thực hiện đối với các trường hợp sau:

- Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

- Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen;

- Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích đối với trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận.

2.2. Cách thức thực hiện

a) Cách thức nộp hồ sơ: Không quy định.

b) Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Không quy định.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ: Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm:

- Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

- Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan;

- Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.

2.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với Bên cung cấp.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

2.8. Phí, lệ phí: Không quy định.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính:

Mẫu số 03: Mẫu hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ban hành kèm theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích cung cấp một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội;

- Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

 

 

Mẫu số 03

HỢP ĐỒNG TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH

(Số: …..-...../Bên cung cấp và Bên tiếp cận)

 

- Căn cứ Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học;

- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

- Căn cứ Luật đa dạng sinh học năm 2008;

- Căn cứ Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

- Căn cứ vào nhu cầu của (tên Bên cung cấp) và (tên Bên tiếp cận);

Hợp đồng này được lập ngày….tháng....năm….. tại (địa điểm) …..

Giữa

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN CUNG CẤP NGUỒN GEN (Sau đây gọi là “Bên cung cấp”)

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước nơi nguồn gen được tiếp cận, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân: Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; số, ký hiệu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước nơi nguồn gen được tiếp cận, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN TIẾP CẬN NGUỒN GEN (Sau đây gọi là “Bên tiếp cận”)

- Đối với tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hoặc quyết định thành lập, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; tên người đại diện liên lạc của tổ chức; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử.

- Đối với cá nhân:

+ Họ và tên; số thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tương đương, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax; địa chỉ thư điện tử;

+ Thông tin chi tiết về tổ chức khoa học và công nghệ mà cá nhân là thành viên; Tên đầy đủ của tổ chức; số, ký hiệu của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, ngày cấp, nơi cấp; tên người đại diện của tổ chức; chức vụ; địa chỉ liên hệ; điện thoại; fax.

(Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện tiếp cận nguồn gen, các tổ chức, cá nhân này phải cung cấp đầy đủ các thông tin; tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng).

HAI BÊN CÙNG THỎA THUẬN NHƯ SAU:

Điều 1. Bên cung cấp và Bên tiếp cận thống nhất việc cung cấp và sử dụng nguồn gen với các thông tin cụ thể sau đây:

1. Nguồn gen: Tên thông thường, tên khác, tên khoa học.

2. Mẫu nguồn gen tiếp cận; cách thức, số lượng, khối lượng tiếp cận: Nêu rõ bao nhiêu mẫu vật, khối lượng, cá thể....

3. Mục đích tiếp cận nguồn gen: Ghi rõ mục đích là 1 trong 3 trường hợp: Nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại hoặc phát triển sản phẩm thương mại.

4. Thời gian tiếp cận nguồn gen (bắt đầu, kết thúc): Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen tối đa không quá 03 năm.

5. Địa điểm tiếp cận nguồn gen.

6. Thông tin cụ thể của các bên dự kiến sử dụng nguồn gen và địa điểm thực hiện các hoạt động sử dụng nguồn gen.

7. Thông tin về dự kiến sử dụng tri thức truyền thống về nguồn gen (nếu có).

8. Thông tin về việc đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

9. Các thỏa thuận khác.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo về Kế hoạch tiếp cận nguồn gen)

Điều 2. Chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen

Tùy từng trường hợp cụ thể, Bên cung cấp và Bên tiếp cận tiến hành thương thảo về hình thức, cách thức chia sẻ lợi ích phù hợp với quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các quy định pháp luật khác có liên quan về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Điều 3. Nghĩa vụ của Bên tiếp cận

1. Đối với việc tiếp cận nguồn gen:

- Chỉ triển khai điều tra, thu thập nguồn gen theo Kế hoạch tiếp cận nguồn gen sau khi có Giấy phép tiếp cận nguồn gen do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

2. Đối với việc sử dụng nguồn gen:

- Chỉ được sử dụng nguồn gen theo mục đích tiếp cận nguồn gen đã được quy định tại Hợp đồng này;

- Đối với việc phát triển sản phẩm thương mại, phải định kỳ thông tin, báo cáo với Bên cung cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về tình hình sử dụng nguồn gen, thông tin về doanh thu từ việc sử dụng và thương mại hóa sản phẩm từ nguồn gen.

3. Thay đổi mục đích tiếp cận, sử dụng nguồn gen: Việc thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

4. Về quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen:

- Bên tiếp cận đảm bảo cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ nguồn gen của Bên cung cấp khi đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận, sử dụng nguồn gen;

- Khi tiến hành thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen được tiếp cận, Bên tiếp cận phải đảm bảo chia sẻ lợi ích theo Điều 2 của Hợp đồng này và đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

5. Chuyển giao nguồn gen đã được tiếp cận cho bên thứ ba: Thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số ……/2017/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

6. Nghĩa vụ chia sẻ lợi ích: Thực hiện chia sẻ lợi ích quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này.

7. Chế độ thông tin, báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và các quy định của pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

8. Thanh toán cho Bên cung cấp và các bên liên quan thù lao, chi phí, các khoản phí, lệ phí, thuế theo quy định.

9. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận giữa các bên.

Điều 4. Nghĩa vụ của Bên cung cấp

1. Phối hợp với Bên tiếp cận trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen khi có yêu cầu.

2. Cung cấp cho Bên tiếp cận các nguồn gen theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

3. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận giữa các bên.

Điều 5. Phương thức giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 6. Chế độ sổ sách kế toán

Bên tiếp cận có trách nhiệm duy trì và cập nhật chính xác, đầy đủ sổ sách kế toán và báo cáo liên quan đến Hợp đồng này, bao gồm:

1. Các giao dịch được thực hiện.

2. Báo cáo riêng rẽ về các biên lai, hóa đơn.

3. Các sổ sách kế toán có thể được tiếp cận và kiểm tra, tất cả được lập theo tiêu chuẩn kế toán chung.

4. Các báo cáo, sổ sách ghi chép về doanh thu có được từ việc khai thác sử dụng nguồn gen được tiếp cận để đảm bảo các khoản thanh toán được chính xác.

5. Bên tiếp cận phải lưu sổ sách kế toán, báo cáo liên quan đến các mẫu vật trong vòng … năm kể từ ngày hết hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng này. Điều khoản này vẫn duy trì ngay cả khi Hợp đồng hết hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn.

6. Các thỏa thuận khác.

Ngoài các nội dung nêu trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:

- Thuế, phí, lệ phí.

- Thỏa thuận về bảo mật thông tin phù hợp với quy định pháp luật.

- Bảo hiểm.

- Tiếp cận hồ sơ, sổ sách.

- Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng.

- Chấm dứt và thanh lý Hợp đồng.

- Các trường hợp bất khả kháng.

- Các nội dung khác có liên quan.

Hợp đồng này được lập thành ... bản chính (mỗi bản chính gồm …….. tờ, ....trang). Mỗi bên giữ ... bản, 01 bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

BÊN CUNG CẤP
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

BÊN TIẾP CẬN
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu nếu có)

 

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích giữa ... (Bên tiếp cận)... và.... (Bên cung cấp)... tại ...(địa bàn nơi tiếp cận nguồn gen hoặc địa điểm đăng ký trụ sở của Bên cung cấp).

Lưu tại Ủy ban nhân dân ...(cấp xã)... 01 (một) bản chính.

 

 

(Địa danh), ngày... tháng... năm...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ký, ghi rõ họ và tên kèm theo chức danh và đóng dấu)

 

 

KẾ HOẠCH TIẾP CẬN NGUỒN GEN

(Phụ lục kèm theo Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)

 

1. Thông tin chung về nguồn gen tiếp cận

- Tên nguồn gen (tên thông thường, tên khoa học, tên khác).

- Mẫu nguồn gen.

- Số lượng/khối lượng nguồn gen tiếp cận; (nêu rõ bao nhiêu mẫu vật, trọng lượng, cá thể…).

- Mục đích tiếp cận nguồn gen.

- Thời gian tiếp cận (bắt đầu, kết thúc): Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen tối đa không quá 03 năm.

- Địa điểm tiếp cận.

Tiếp cận ngoài tự nhiên:

+ Vị trí khu vực tiếp cận: Nêu rõ lô, khoảnh, tiểu khu đối với rừng và tọa độ địa lý đối với các hệ sinh thái khác;

+ Ranh giới: Mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm sơ đồ, bản đồ khu tiếp cận tỷ lệ nhỏ nhất là 1:10.000;

+ Diện tích khu vực tiếp cận;

+ Hiện trạng hệ sinh thái, khu hệ động vật, thực vật tại khu vực tiếp cận.

Tiếp cận tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bộ sưu tập:

Thông tin về nguồn gen dự kiến tiếp cận được lưu giữ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bộ sưu tập (thời gian, địa điểm đã thu thập nguồn gen).

2. Phương án tiếp cận

- Cách thức tiếp cận và phương pháp tiến hành (phương tiện, công cụ tiếp cận, sử dụng, kỳ/đợt thu mẫu).

- Tổ chức, cá nhân trong nước tham gia thực hiện điều tra, thu thập nguồn gen (ghi rõ tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ....).

3. Đánh giá tác động của việc tiếp cận nguồn gen đến đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội

- Dự báo các tác động có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái nơi tiếp cận, kinh tế - xã hội.

- Đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động nêu trên.

4. Kế hoạch sử dụng nguồn gen

- Mục đích và kết quả dự kiến của việc sử dụng nguồn gen.

- Việc sử dụng tri thức truyền thống kết hợp với các nguồn gen trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, bao gồm cả việc xác định các đặc tính, công dụng và lợi ích của nguồn gen (nếu có, mô tả những tri thức truyền thống kết hợp với các nguồn gen và xác định các cộng đồng và cá nhân cung cấp các tri thức truyền thống nếu có sự khác biệt so với các nhà cung cấp các nguồn gen này).

- Tổ chức, cá nhân trong nước tham gia thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm thương mại từ nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen (ghi rõ tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ....).

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu, phát triển sản phẩm thương mại từ nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen.

- Hoạt động phát sinh dự kiến (nếu có):

+ Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chi tiết số lượng/khối lượng nguồn gen và số lần đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam);

+ Chuyển giao nguồn gen cho bên thứ ba mà không làm thay đổi mục đích sử dụng.

(Kèm theo thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn gen, thời điểm đưa nguồn gen được tiếp cận ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; hoạt động sử dụng dự kiến).

5. Cam kết chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Hình thức, cách thức và việc thực hiện chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được thống nhất trong Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp)

 

 

          IV. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

          1. Thủ tục hành chính: Đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu.

          1.1. Trình tự thực hiện:

          Bước 1: Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi và gửi bản đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.

Các hộ nuôi trồng thủy sản kê khai khi thực hiện nuôi trồng thủy sản và bản gửi đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.

           Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận kê khai đối với các hộ chăn nuôi tập trung. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai, UBND xã xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

          1.2. Cách thức thực hiện:

          - Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Không quy định

          1.3. Thành phần hồ sơ:

          - Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.

          1.4. Số lượng hồ sơ: không quy định

          Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ chăn nuôi tập trung, hộ nuôi trồng thủy sản.

          1.5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:  UBND cấp xã

          1.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã xác nhận vào bản kê khai.

          1.7. Phí, lệ phí: Không.

          1.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản kê khai số lƣợng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 phụ lục I kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.

          1.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

          1.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

          - Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

 

 

 

Mẫu số 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

BẢN KÊ KHAI

 

Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …………………..

Họ, tên chủ cơ sở: ………………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………

Số điện thoại ………………., Fax ………..Email (nếu có):................

Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:

 

 

 

TT

 

Đối tượng nuôi

 

Địa điểm

 

Diện tích nuôi (m2)

Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản)

Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con)

Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm)

Sản lượng dự kiến

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những vấn đề khác:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

………, ngày ……. tháng ……. năm… Xác nhận của UBND xã/phường

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

………, ngày ……. tháng …….năm…… CHỦ CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

 

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………

Xác nhận của Cơ quan chuyên môn (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

          2. Thủ tục hành chính: Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh

          2.1. Trình tự thực hiện:

          Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã.

          Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phương.

          Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

           Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

          2.2. Cách thức thực hiện:

          - Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

          2.3. Thành phần hồ sơ:

          - Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh theo mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

          - Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). 

          - Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

          - Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã) 

          2.4. Số lượng hồ sơ: không quy định

          2.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ. 

          2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các hộ sản xuất bị thiệt hại do dịch bệnh

          2.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:  UBND cấp xã

          2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.

          2.9. Phí, lệ phí: Không.

          2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

          - Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

          - Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)

          2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

          - Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phƣơng.

          - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).

          - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

          - Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

          2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

          - Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Mẫu số 1

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

         

          Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai vàTìm kiếm cứu nạn xã, phường…..... (đối với thiên tai);

          Ủy ban nhân dân xã, phường .….. (đối với dịch bệnh).

          Tôi tên là: …………………………………………………………………

          Địa chỉ: ……………………………………………………………………

          Kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiên tai/dịch bệnh như sau:

          Đợt thiên tai/dịch bệnh: ………………………………………………………

          Đối tượng: …………………………………………………………………..

          Thời điểm gieo, trồng: ………………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

          Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

          Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

          Đối tượng: ……………………………………………………………………

          Thời điểm gieo, trồng: ………………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

          Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

          Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

          Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

          Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

…,ngày ….. tháng ….. năm 20

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

         

 

Mẫu số 2

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

          Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);

          - Ủy ban nhân dân xã, phường.. (đối với dịch bệnh).

          Tôi tên là: ……………………………………………………………………

          Địa chỉ: ………………………………………………………………………

          Kê khai diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) trong sản xuất lâm nghiệp như sau:

          Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ……………………………………………….

          Đối với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại:

          a) Đối với diện tích cây rừng:

          Đối tượng trồng: …………………… Tuổi rừng: ……………………………

          Thời điểm trồng: ……………………………………………………………..

          Diện tích thiệt hại: ………………………ha.

          Vị trí trồng rừng: ……………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………ha

          Thiệt hại trên 70% là: ………………….ha

          b) Đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ:

          Vị trí: …………………………………………………………………………

          Thời điểm trồng: …………………………………………………………….

          Loài cây: ……………………………………………………………………..

          Số lượng thiệt hại: …………………………….ha

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………………ha

          Thiệt hại trên 70% là: ………………………….ha

          c) Đối với vườn giống:

          Thời điểm xây dựng: …………………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: ……………………………ha

 

          Vị trí: …………………………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

          Thiệt hại trên 70% là: ………………………...ha

          d) Đối với rừng giống:

          Thời điểm xây dựng: ………………………………………………………

          Loại rừng giống: ………………………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: …………………………..ha

          Vị trí: …………………………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

          Thiệt hại trên 70% là: ………………………..ha

          2. Đối với cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:

          Vị trí: …………………………………………………………………………

          Thời điểm trồng: ………………………………………………………………

          Loài cây: ………………………………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: …………………………ha

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………….ha

          Thiệt hại trên 70% là: ……………………..ha

          3. Đối với trồng cây phân tán:

          Vị trí: …………………………………………………………………………

          Loài cây: ………………………………………………………………………

          Số lượng thiệt hại: ………………………cây

          Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………

          Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của ………………………………….

          Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn, toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20…

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 3

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

          Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường............... (đối với thiên tai); Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

          Tôi tên là: ……………………………………………………………………

          Địa chỉ: ………………………………………………………………………

          Kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

          Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………

          Loài thủy sản nuôi: …………………………………………………………..

          Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản: ……………………..ha.

          Vị trí khu vực nuôi: …………………………………………………………

          Thời điểm thả giống: ………………………………………………………….

          Số lượng giống thả nuôi: ………………… con, nguồn gốc: ………………

          Hồ sơ lưu về giống gồm có: …………………………………………………

          Hình thức nuôi: ………………………………………………………………

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………ha hoặc ………………………m3lồng.

          Thiệt hại trên 70% là: ………………ha hoặc ……………………..m3lồng.

          Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

          Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 4

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

          Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai); Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

          Tôi tên là: ………………………………………………………………………

          Địa chỉ: …………………………………………………………………………

          Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

          Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): …………………………………………………

          Đối tượng nuôi 1: ………….………. Tuổi vật nuôi: ……………………..…

          Số lượng: …………………………….. con.

          Đối tượng nuôi 2: …………………. Tuổi vật nuôi: …………………………

          Số lượng: ………………………… con.

          Đối tượng nuôi 3: ………… Tuổi vật nuôi: …………. Số lượng: ………con.

          Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………

          Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)…....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

          Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

Mẫu số 5

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai

 

          Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường...

          Tôi tên là: ………………………………………………………………………

          Địa chỉ: …………………………………………………………………………

          Kê khai diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai như sau:

          Đợt thiên tai: ………………………………………………………………….

          Diện tích bị thiệt hại: ……………………………………….. ha

          Vị trí sản xuất muối: ……………………………………………………

          Thời điểm bắt đầu sản xuất: ……………………………………………………

          Diện tích thiệt hại: ……………………………………….ha

          Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………ha

          Thiệt hại trên 70% là: …………………………………….ha

          Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………

          Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).......................xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………..

          Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

BẢN KÊ KHAI

Số lựợng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu

 

          Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường ……………………………………

          Họ, tên chủ cơ sở: …………………………………………………………

          Địa chỉ liên hệ: …………....………………………………………………

          Số điện thoại ………………., Fax ………..Email (nếu có):........................

          Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:

 

TT

Đối

tượng

nuôi

Địa

điểm

Diện tích

nuôi (m2)

Thời gian

bắt đầu nuôi

(ngày,

tháng) (dự

kiến đối với

thủy sản)

Số lượng

giống dự

kiến

nuôi/thả

(con)

Thời gian

thu

hoạch/xuất

chuồng dự

kiến (tháng,

năm)

Sản

lượng

dự kiến

Ghi

chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những vấn đề khác:……………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

……, ngày ……. tháng ……. năm………

……, ngày ……. tháng ……. năm……

Xác nhận của UBND xã/phường

CHỦ CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

 

 

 

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………

Xác nhận của Cơ quan chuyên môn (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1

ỦY BAN NHÂN DÂN …………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Từ ngày…..tháng...năm…. đến ngày....tháng …năm …..)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

xã)

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

 

 

 

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70%

 

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70%

Tổng

NSNN

hỗ trợ

(tr.đ)

 

Trong đó

 

 

Lúa

thuần

(ha)

Mạ

lúa

thuần

(ha)

Lúa

lai

(ha)

Mạ lúa

lai (ha)

Ngô

rau

màu

(ha)

Cây

công

nghiệp

(ha)

 

Cây

ăn

quả

lâu

năm

(ha)

Lúa

thuần

(ha)

 

Mạ

lúa

thuần

(ha)

Lúa

lai

(ha)

Mạ

lúa

lai

(ha)

Ngô

rau

màu

(ha)

Cây

công

nghiệp

(ha)

Cây

ăn

quả

lâu

năm

(ha)

NS

TW

hỗ

trợ

(tr.đ)

NSĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ trợ

bằng

hiện

vật từ

NSTW

quy ra

tiền

Hỗ trợ

 

 

 

 

bằng

STT

 

 

 

 

 

 

 

hiện

 

 

 

 

vật từ

 

 

 

NSĐP

 

 

 

quy ra

 

 

 

 

tiền

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

22

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                   

 

          Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương

                                                                                                                                               ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

                                                                                                                                                  Chủ tịch UBND………………

                                                                                                                                                         (Ký tên đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 2

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ HỖ TRỢ

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

Diện

tích

cây

rừng

(ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha)

Diện tích

vườn

giống,

rừng

giống

(ha)

Diện tích

cây giống

được ươm

trong giai

đoạn vườn

ươm (ha)

Diện

tích

cây

rừng

(ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp

Diện tích vườn giống, rừng giống (ha)

Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha)

Tổng NBNN hỗ trợ (tr.đ)

Trong đó

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

                                                                                                                                                          ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

                                                                                                                                                                             Chủ tịch UBND…………..

                                                                                                                                                                                     (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 3

 

ỦY BAN NHÂN DÂN …………………..

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ NUÔI THỦY SẢN

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP

THIỆT HẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH PHÍ

 

TT

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỖ TRỢ GIỐNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

giá trị

(thiệt

hại

(tr.đ)

 

 

 

 

Thiệt hại hơn 70%

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiệt hại từ 30 - 70%

 

 

 

 

Tổng

NS

NN

hỗ

trợ

(tr.đ)

NS

TW

hỗ

trợ

(tr.đ)

NS

ĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ

trợ

bằng

hiện

vật từ

NS

TW

quy ra

tiền

(tr.đ)

Hỗ

trợ

bằng

hiện

vật từ

NS

ĐP

quy

ra

tiền

(tr.đ)

Diện

tích

nuôi

tôm

quảng

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

truyền

thống

cá bản

địa

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

thẻ

chân

trắng

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

 

Diện

tích

nuôi

nhuyễn

thể

(ha)

Diện

tích

nuôi

cá tra

thâm

canh

(ha)

Lồng,

nuôi

nước

ngọt

(100

m3 )

Diện

tích

nuôi

cá rô

phi

đơn

tính

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nước

lạnh

thâm

canh

(ha)

Lồng

nuôi

trồng

ngoài

biển

(100

m3)

Diện

tích

nuôi

trồng

các

loại

thủy,

hải

sản

khác

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

quảng

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

truyền

thống,

bản

địa

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

thẻ

chân

trắng

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nhuyễn

thể

(ha)

Diện

tích

nuôi

cá tra

thâm

canh

(ha)

 

Lồng,

nuôi

nước

ngọt

(100 m3)

Diện

tích

nuôi

cá rô

phi

đơn

tính

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nước

lạnh

thâm

canh

(ha)

Lồng,

nuôi

trồng

ngoài

biển

(100

m3)

Diện

tích

nuôi

trồng

các

loại

thủy,

hải sản

khác

(ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

 

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

                                                                                                                                                                   ….., ngày ….. tháng ….. năm …                                                                                                                                                                           Chủ tịch UBND………….

                                                                                                                                                                             (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 4

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………….

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(Từ ngày.... tháng.... năm ……. đến ngày ….. tháng.... năm....)

 

STT

Địa phương

(tỉnh, huyện,

xã)

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

 

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

Gia

cầm

đến 28

ngày

tuổi

(con)

Gia

cầm

trên 28

ngày

tuổi

(con)

Lợn

đến 28

ngày

tuổi

(con)

Lợn

trên 28

ngày

tuổi

(con)

Bê cái

hướng

sữa

đến 6

tháng

tuổi

(con)

Bò sữa

trên 6

tháng

tuổi

(con)

Trâu,

bò thịt,

ngựa

đến 6

tháng

tuổi

(con)

Trâu,

bò thịt,

ngựa

trên 6

tháng

tuổi

(con)

Hươu, cừu,

dê (con)

Tổng

NSNN

hỗ trợ

(tr.đ)

NSTW

hỗ trợ

(tr.đ)

NSĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ trợ

bằng

hiện vật

Hỗ trợ

bằng hiện

vật từ

NSĐP quy

ra tiền

(tr.đ)

 

từ

NSTW

quy ra

tiền

(tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

                                                                                                                                                ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

                                                                                                                                                     Chủ tịch UBND …………..

                                                                                                                                                           (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 5

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN)

HỖ TRỢ SẢN XUẤT MUỐI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI DỊCH BỆNH

(Từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....)

 

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

 

Diện tích sản xuất

Diện tích sản xuất

 

Trong đó

Tổng giá trị thiệt

muối bị thiệt hại

muối bị thiệt hại từ

Tổng NSNN hỗ

 

 

 

 

 

 

hại (tr.đ)

trên 70%

30% - 70%

trợ (tr.đ)

NSTW hỗ trợ

NSĐP đảm bảo

 

 

 

(ha)

(ha)

 

(tr.đ)

(tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

                                                                                                                                                      ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

                                                                                                                                                                       Chủ tịch UBND ………….

                                                                                                                                                                             (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 6

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN)

HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(ĐẾN THỜI ĐIỂM BÁO CÁO)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa phương (tỉnh,

Tổng số tiền hỗ

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

huyện, xã)

trợ

Giống cây

 

Giống thủy,

 

Giống vật

Sản xuất

 

 

 

 

Lâm nghiệp

 

Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số

 

 

 

trồng

 

hải sản

 

nuôi

muối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QĐ, ngày, tháng, năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

…………………

 

…………………

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

                                                                                                                                                         ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

                                                                                                                                                                  Chủ tịch UBND …………..

                                                                                                                                                                            (Ký tên đóng dấu)

 

 

          3. Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai  

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã.

Bước 2: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra với sự tham gia, phối hợp của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã để kiểm tra, xác nhận thiệt hại; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

 Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Bước 5: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

 - Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

 - Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cƣ.  - Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)

Số lượng hồ sơ: Không quy định

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ. 

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các hộ sản xuất bị thiệt hại do thiên tai.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:  UBND cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

- Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).

 - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phƣơng.

- Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

 

Hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

Kính gửi:   - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai vàTìm kiếm cứu nạn xã, phường…..... (đối với thiên tai);

 

- Ủy ban nhân dân xã, phường .….. (đối với dịch bệnh).

 

 

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

 

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

 

Kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiên tai/dịch bệnh như sau:

 

Đợt thiên tai/dịch bệnh: …………………………………………………………

 

Đối tượng: ……………………………………………………………………

 

Thời điểm gieo, trồng: …………………………………………………………..

 

Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

 

Vị trí đất gieo, trồng: ……………………………………………………………

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

 

Đối tượng: …………………………………………………………………….

 

Thời điểm gieo, trồng: …………………………………………………………..

 

Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

 

Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………….

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

 

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

 

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN         ………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

 

 

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 2

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

Kính gửi: - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);

Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

 

 

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

 

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

 

Kê khai diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) trong sản xuất lâm nghiệp như sau:

 

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………....

 

Đối với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại:

 

a) Đối với diện tích cây rừng:

 

Đối tượng trồng: …………………… Tuổi rừng: ………………………………

 

Thời điểm trồng: ……………………………………………………………….

 

Diện tích thiệt hại: ………………………ha.

 

Vị trí trồng rừng: ……………………………………………………………….

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ………………….ha

 

b) Đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ:

 

Vị trí: ……………………………………………………………………………

 

Thời điểm trồng: ………………………………………………………………..

 

Loài cây: …………………………………………………………………………

 

Số lượng thiệt hại: …………………………….ha

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………………ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ………………………….ha

 

c) Đối với vườn giống:

 

Thời điểm xây dựng: …………………………………………………………….

 

Diện tích thiệt hại: ……………………………ha

 

Vị trí: …………………………………………………………………………….

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ………………………...ha

 

d) Đối với rừng giống:

 

Thời điểm xây dựng: ……………………………………………………………

 

Loại rừng giống: …………………………………………………………………

 

Diện tích thiệt hại: …………………………..ha

 

Vị trí: …………………………………………………………………………….

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ………………………..ha

 

2. Đối với cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:

 

Vị trí: …………………………………………………………………………….

 

Thời điểm trồng: …………………………………………………………………

 

Loài cây: ………………………………………………………………………….

 

Diện tích thiệt hại: …………………………ha

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………….ha

 

Thiệt hại trên 70% là: ……………………..ha

 

3. Đối với trồng cây phân tán:

 

Vị trí: ……………………………………………………………………………

 

Loài cây: ………………………………………………………………………….

 

Số lượng thiệt hại: ………………………cây

 

Hồ sơ lưu gồm có: ………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

 

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của ………………………………….

 

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn, toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 3

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

 

Hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và

 

Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);

 

Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

 

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

 

Kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

 

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………….

 

Loài thủy sản nuôi: …………………………………………………………..

 

Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản: ……………………..ha.

 

Vị trí khu vực nuôi: ……………………………………………………………

 

Thời điểm thả giống: …………………………………………………………..

 

Số lượng giống thả nuôi: ………………… con, nguồn gốc: ………………

 

Hồ sơ lưu về giống gồm có: …………………………………………………….

 

Hình thức nuôi: …………………………………………………………………

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………ha hoặc …………………………m3lồng.

 

Thiệt hại trên 70% là: ………………ha hoặc ………………………..m3lồng.

 

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

 

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 4

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

 

Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);

 

Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

 

 

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

 

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

 

Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

 

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………….

 

Đối tượng nuôi 1: ………….………. Tuổi vật nuôi: ……………………..…

 

Số lượng: …………………………….. con.

 

Đối tượng nuôi 2: …………………. Tuổi vật nuôi: …………………………

 

Số lƣợng: ………………………… con.

 

Đối tượng nuôi 3: ………………….. Tuổi vật nuôi: ……………………. Số lượng: …………………………con.

 

Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………….

 

……………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

 

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu

trên của …………………………………..

 

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN         ………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

 

 

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 5

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai

 

Kính gửi:     - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu

nạn xã, phường...

 

 

 

Tôi tên là: ………………………………………………………………………

 

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

 

Kê khai diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai như sau:

 

Đợt thiên tai: ………………………………………………………………….

 

Diện tích bị thiệt hại: ……………………………………….. ha

 

Vị trí sản xuất muối: ……………………………………………………

 

Thời điểm bắt đầu sản xuất: …………………………………………………….

 

Diện tích thiệt hại: ……………………………………….ha

 

Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………ha

 

Thiệt hại trên 70% là: …………………………………….ha

 

Hồ sơ lưu gồm có: ………………………………………………………………..

 

……………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………

 

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).......................xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………..

 

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………

THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 6

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

BẢN KÊ KHAI

Số lựợng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …………………..

 

Họ, tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………...

 

Địa chỉ liên hệ: …………....……………………………………………………

 

Số điện thoại ………………., Fax ………..Email (nếu có):..............................

 

Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:

 

 

 

Đối

tượng

nuôi

Địa

điểm

Diện tích

nuôi (m2)

Thời gian

bắt đầu nuôi

(ngày,

tháng) (dự

kiến đối với

thủy sản)

Số lượng

giống dự

kiến

nuôi/thả

(con)

Thời gian

thu

hoạch/xuất

chuồng dự

kiến (tháng,

năm)

Sản

lượng

dự kiến

Ghi

chú

 

 

TT

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những vấn đề khác:

 

………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………

 

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

………, ngày ……. tháng ……. năm………

………, ngày ……. tháng ……. năm……

Xác nhận của UBND xã/phường

CHỦ CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

 

 

 

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………

 

Xác nhận của Cơ quan chuyên môn (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Phụ lục II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1

ỦY BAN NHÂN DÂN …………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Từ ngày…..tháng...năm…. đến ngày....tháng …năm …..)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

xã)

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

 

 

 

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70%

 

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70%

Tổng

NSNN

hỗ trợ

(tr.đ)

 

Trong đó

 

 

Lúa

thuần

(ha)

Mạ

lúa

thuần

(ha)

Lúa

lai

(ha)

Mạ lúa

lai (ha)

Ngô

rau

màu

(ha)

Cây

công

nghiệp

(ha)

 

Cây

ăn

quả

lâu

năm

(ha)

Lúa

thuần

(ha)

 

Mạ

lúa

thuần

(ha)

Lúa

lai

(ha)

Mạ

lúa

lai

(ha)

Ngô

rau

màu

(ha)

Cây

công

nghiệp

(ha)

Cây

ăn

quả

lâu

năm

(ha)

NS

TW

hỗ

trợ

(tr.đ)

NSĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ trợ

bằng

hiện

vật từ

NSTW

quy ra

tiền

Hỗ trợ

 

 

 

 

bằng

STT

 

 

 

 

 

 

 

hiện

 

 

 

 

vật từ

 

 

 

NSĐP

 

 

 

quy ra

 

 

 

 

tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

22

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO ĐỊA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                   

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

Chủ tịch UBND………………

(Ký tên đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 2

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ HỖ TRỢ

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

Diện

tích

cây

rừng

(ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha)

Diện tích

vườn

giống,

rừng

giống

(ha)

Diện tích

cây giống

được ươm

trong giai

đoạn vườn

ươm (ha)

Diện

tích

cây

rừng

(ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp

Diện tích vườn giống, rừng giống (ha)

Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha)

Tổng NBNN hỗ trợ (tr.đ)

Trong đó

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

Chủ tịch UBND…………..

(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 3

 

ỦY BAN NHÂN DÂN …………………..

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ NUÔI THỦY SẢN

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

 

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KINH PHÍ

 

TT

Địa

phương

(tỉnh,

huyện,

xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỖ TRỢ GIỐNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

giá trị

(thiệt

hại

(tr.đ)

 

 

 

 

Thiệt hại hơn 70%

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiệt hại từ 30 - 70%

 

 

 

 

Tổng

NS

NN

hỗ

trợ

(tr.đ)

NS

TW

hỗ

trợ

(tr.đ)

NS

ĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ

trợ

bằng

hiện

vật từ

NS

TW

quy ra

tiền

(tr.đ)

Hỗ

trợ

bằng

hiện

vật từ

NS

ĐP

quy

ra

tiền

(tr.đ)

Diện

tích

nuôi

tôm

quảng

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

truyền

thống

cá bản

địa

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

thẻ

chân

trắng

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

 

Diện

tích

nuôi

nhuyễn

thể

(ha)

Diện

tích

nuôi

cá tra

thâm

canh

(ha)

Lồng,

nuôi

nước

ngọt

(100

m3 )

Diện

tích

nuôi

cá rô

phi

đơn

tính

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nước

lạnh

thâm

canh

(ha)

Lồng

nuôi

trồng

ngoài

biển

(100

m3)

Diện

tích

nuôi

trồng

các

loại

thủy,

hải

sản

khác

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

quảng

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

truyền

thống,

bản

địa

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

tôm

thẻ

chân

trắng

bán

thâm

canh,

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nhuyễn

thể

(ha)

Diện

tích

nuôi

cá tra

thâm

canh

(ha)

 

Lồng,

nuôi

nước

ngọt

(100 m3)

Diện

tích

nuôi

cá rô

phi

đơn

tính

thâm

canh

(ha)

Diện

tích

nuôi

nước

lạnh

thâm

canh

(ha)

Lồng,

nuôi

trồng

ngoài

biển

(100

m3)

Diện

tích

nuôi

trồng

các

loại

thủy,

hải sản

khác

(ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

 

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

Chủ tịch UBND………….

                                                                                                                                                                                                                        (Ký t

 

Mẫu số 4

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………….

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

 

(Từ ngày.... tháng.... năm ……. đến ngày ….. tháng.... năm....)

 

 

STT

Địa phương

(tỉnh, huyện,

xã)

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

 

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

giá trị

thiệt

hại

(tr.đ)

Gia

cầm

đến 28

ngày

tuổi

(con)

Gia

cầm

trên 28

ngày

tuổi

(con)

Lợn

đến 28

ngày

tuổi

(con)

Lợn

trên 28

ngày

tuổi

(con)

Bê cái

hướng

sữa

đến 6

tháng

tuổi

(con)

Bò sữa

trên 6

tháng

tuổi

(con)

Trâu,

bò thịt,

ngựa

đến 6

tháng

tuổi

(con)

Trâu,

bò thịt,

ngựa

trên 6

tháng

tuổi

(con)

Hươu, cừu,

dê (con)

Tổng

NSNN

hỗ trợ

(tr.đ)

NSTW

hỗ trợ

(tr.đ)

NSĐP

đảm

bảo

(tr.đ)

Hỗ trợ

bằng

hiện vật

Hỗ trợ

bằng hiện

vật từ

NSĐP quy

ra tiền

(tr.đ)

 

từ

NSTW

quy ra

tiền

(tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

Chủ tịch UBND …………..

                                                                                                                                                                                              (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 5

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN)

HỖ TRỢ SẢN XUẤT MUỐI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI DỊCH BỆNH

 

(Từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....)

 

 

 

 

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

 

KINH PHÍ HỖ TRỢ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

 

Diện tích sản xuất

Diện tích sản xuất

 

Trong đó

Tổng giá trị thiệt

muối bị thiệt hại

muối bị thiệt hại từ

Tổng NSNN hỗ

 

 

 

 

 

 

hại (tr.đ)

trên 70%

30% - 70%

trợ (tr.đ)

NSTW hỗ trợ

NSĐP đảm bảo

 

 

 

(ha)

(ha)

 

(tr.đ)

(tr.đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

Chủ tịch UBND …………..

                                                                                                                                                                                        (Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 6

 

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH (ĐẾN THỜI ĐIỂM BÁO CÁO)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Địa phương (tỉnh,

Tổng số tiền hỗ

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

huyện, xã)

trợ

Giống cây

 

Giống thủy,

 

Giống vật

Sản xuất

 

 

 

 

Lâm nghiệp

 

Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số

 

 

 

trồng

 

hải sản

 

nuôi

muối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QĐ, ngày, tháng, năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

…………………

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

                                                                                                                                                        ….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

                                                                                                                                                                 Chủ tịch UBND …………..

                                                                                                                                                                           (Ký tên đóng dấu)

 

4. Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Không quy định

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Trường hợp hỗ trợ khám chữa bệnh

- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.

- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.

Trường hợp trợ cấp tai nạn

- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị trợ cấp tại nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:

- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- UBND cấp xã chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng: 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định trợ cấp.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.

Phí, lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

- Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

Điều kiện thực hiện TTHC:

- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, tai nạn, bị thương trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐCP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị thương do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

 

Kính gửi: .......................(1) ...........................

 

Họ và tên người đề nghị: ..................…………….(2) …………………..

Địa chỉ thường trú: ................. Số điện thoại: .............................................

Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): .........................................

Số tài khoản: ................................................................................................

(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi khám bệnh, chữa bệnh...)

Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán chi phí

khám bệnh, chữa bệnh cho .................................... (3) ....................................

Số tiền đề nghị thanh toán là: ............................................................đồng.

Bằng chữ .....................................................................................................

Xin gửi kèm theo Đơn này: Phiếu xét nghiệm; đơn thuốc; hóa đơn thu tiền; giấy ra viện.

Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

.... (4) .... ngày.... tháng.... năm.....

             NGƯỜI LÀM ĐƠN

                     (Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.

(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.

(4) Địa danh.

 

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP TAI NẠN, TIỀN TUẤT

(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Trợ cấp tai nạn, tiền tuất

 

Kính gửi: ..................(1) ......................

Họ và tên người đề nghị: ....................................(2) ...................................

Địa chỉ thường trú: .................................... Số điện thoại: ..........................

Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): .........................................

Số tài khoản: ..............................................................................................

(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi bị tai nạn hoặc chết)

Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán trợ cấp tai nạn (tiền tuất) cho ....................... (3) ....................................

Số tiền đề nghị thanh toán là: ........................................................... đồng.

Bằng chữ ......................................................................................................

Xin gửi kèm theo Đơn này: Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử (nếu chết); Bản sao Chứng minh nhân dân (căn cước công dân).

Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

.... (4) .... ngày.... tháng.... năm......

NGƯỜI LÀM ĐƠN

      (Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại

diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được

hưởng chính sách.

(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.

(4) Địa danh.

5. Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích.

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Không quy định

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống tiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hò sơ gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

b. Trường hợp trợ cấp tiền tuất:

- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hồ sơ gồm:

+ Tờ trình;

+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;

+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).

Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:

- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 05 ngày làm việc đối Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp xã chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng: 10 ngày làm việc.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

Cơ quan giải quyết TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho đối tượng được trợ cấp;

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định trợ cấp tai nạn, tiền tuất cho đối

tượng được trợ cấp.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, tiền tuất theo mẫu quy định tại phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

Điều kiện thực hiện TTHC:

- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được trợ cấp theo khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;

- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.

 

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP TAI NẠN, TIỀN TUẤT

(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Trợ cấp tai nạn, tiền tuất

 

Kính gửi: ..................(1) ......................

 

 

Họ và tên người đề nghị: ....................................(2) ...................................

Địa chỉ thường trú: .................................... Số điện thoại: ..........................

Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): .........................................

Số tài khoản: ..............................................................................................

(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi bị tai nạn hoặc chết)

Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán trợ cấp tai nạn (tiền tuất) cho ....................... (3) ....................................

Số tiền đề nghị thanh toán là: ........................................................... đồng.

Bằng chữ ......................................................................................................

Xin gửi kèm theo Đơn này: Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử (nếu chết); Bản sao Chứng minh nhân dân (căn cước công dân).

Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

.... (4) .... ngày.... tháng.... năm......

             NGƯỜI LÀM ĐƠN

                     (Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại

diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được

hưởng chính sách.

(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.

(4) Địa danh.

 

 

 

 

 

 

 

[1]Mô tả diện tích; quy mô;các khu sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản… kèm theo sơ đồ khu sản xuất, ương dưỡng (nếu có).

[2] Nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản.

[3] Giấy đăng ký kinh doanh, hồ sơ theo dõi sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản...

[4]Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).

[5]Ghi rõ vị trí, địa điểm ao/bể nuôi đối tượng chủ lực/lồng nuôi theo sơ đồ khu nuôi.

[6]Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.

[7]Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).

[8]Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.

[9]Mã số đăng ký ao/bể/lồng nuôi được cấp cho cơ sở theo từng ao/bể/lồng nuôi.

[10]Ghi rõ ký hiệu hoặc tên ao/bể/lồng nuôi theo sơ đồ mặt bằng vị trí ao/bể/lồng nuôi.

[11]Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.

[12]Nghề khai thác theo mã đã được quy định.

[13]Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[14]Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

[15]Nghề khai thác theo mã đã được quy định.

[16]Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[17]Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

[18]Nghề khai thác theo mã đã được quy định;

[19]Vùng khai thác theo mã đã được quy định.

[20]Tổng số cá thể hoặc khối lượng loài đã được xác nhận nguồn gốc.

[21]XXXXX, gồm 5 số là số thứ tự của giấy xác nhận; 20…… là năm xác nhận;
AA là mã của tỉnh theo Phụ lục IV; BB là viết tắt 02 chữ đầu tên cảng cá.

[22]Nghề khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục V.

[23]Vùng khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục VI.

[24]Khối lượng nguyên liệu đã sơ chế (đánh vảy, cắt vây, đầu, bỏ nội tạng…) không bao gồm phụ gia.

[25]Nếu nhà máy chế biến không phải tổ chức cá nhân xuất khẩu.

[26]Khối lượng nguyên liệu tại chú thích 4

[27]XXXXX, gồm 5 số là số thứ tự của giấy xác nhận; 20…. là năm xác nhận;

AA là mã của tỉnh theo Phụ lục IV; BB là viết tắt 02 chữ đầu tên cảng cá.

[28]Nghề khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục V.

[29]Vùng khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục VI.

[30]Khối lượng nguyên liệu đã sơ chế (đánh vảy, cắt vây, đầu, bỏ nội tạng…) không bao gồm phụ gia.

[31]Nếu nhà máy chế biến không phải tổ chức cá nhân xuất khẩu.

11 (+. ++, +++) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây.

12 (*), (**), (***) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

(*) Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên, cải tạo rừng, trồng rừng.

13 Áp dụng đối với bảo vệ rừng, các công trình lâm sinh: trồng lại rừng, chăm sóc rừng trồng, nuôi dưỡng rừng trồng, cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

14 Áp dụng đối với công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên.

15 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: cải tạo rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng.

16 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên

17 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: trồng rừng, cải tạo rừng tự nhiên.

18 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: nuôi dưỡng rừng trồng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng tự nhiên

19 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh, gồm: làm giàu rừng tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

20 Áp dụng đối với các công trình lâm sinh có trồng cây