Trực tuyến: 4
Hôm nay: 40
Hôm qua: 0
Đến nay lúa Xuân đang ở giai đoạn làm đòng, trỗ bông, nhìn chung cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Qua kiểm tra của cán bộ khuyến nông xã cho thấy một số đối tượng sâu, bệnh hại đang phát sinh và gây hại trên đồng ruộng, cụ thể
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tiếp tục ra rộ rải rác không tập trung. Sâu non nở tập trung từ 25/4 – 03/5. Dự kiến mật độ trung bình từ 60 con/m2, nơi cao 100-200 con/m2, cá biệt từ 250-300 con/m2, cao hơn nhiều lần so với cùng lứa vụ xuân 2023 gây trên các trà lúa.
Tuổi 1 và tuổi 2, trưởng thành phun phòng Clever 150SC; 300 WG, CYO SUPER 200WG; OBAONE 95WG; Incipio 200SC, Silsau 4,5EC… (Những ruộng có mật độ sâu cao ≥ 200 con/m2 phải tiến hành phun trừ 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày).
2. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy các loại lứa 2 đang nở rộ, hiện tại mật độ rầy trung bình 350 con/m2; nơi cao 500-1000 con/m2;
Phun trừ trên những diện tích có mật độ ≥ 1.500 con/m2 khi rầy tuổi 2 nở rộ bằng một trong các loại thuốc sau: Penalty 40WP; Sutin 5EC; Midan 10WWG; Siêu rầy 250WWP; Chess 50WWG; Palano 600WG.
3. Bệnh khô vằn: Bệnh đã phát sinh gây hại trên các trà lúa, tỷ lệ bệnh nơi cao từ 5-10%, cá biệt 20-40% số dảnh. Trong thời gian tới bệnh tiếp tục gây hại tăng trên các trà lúa.
Phun trừ trên những ruộng có tỷ lệ bệnh ≥ 5% số dảnh bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Tilsuper 300EC; Anvil 5SC; Ângte 75WG; PARAMAX 400EC; Nevo 330 EC…
4. Bệnh đạo ôn lá, cổ cá đòng: Bệnh đạo ôn lá đã phát sinh gây hại cục bộ ở các diện tích xanh non, bón phân không cân đối, giống bộ nhiễm (Nếp, Đài thơm 8, LT2, Bắc thơm số 7, TBR 225…) là nguồn bệnh gây hại cục bộ cho cổ lá đòng, cổ bông ở giai đoạn trỗ bông.
Ngoài ra, chuột, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân 2 chấm gây hại cục bộ.
Trước tình hình trên UBND xã Khánh Cư Yêu cầu HĐQT HTX NN Khánh Cư, các thôn thực hiện tốt một số nội dung sau.
Đảm bảo đủ nước để cây lúa làm đòng – trỗ bông thuận lợi và hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh hại.
* Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật HTX NN theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tăng cường kiểm tra từng khu đồng, phân rõ trà lúa, giống lúa, từng loại sâu, bệnh hại chính để thông báo phòng kịp thời khi tới ngưỡng (Tuyệt đối không chỉ đạo phun thuốc tràn lan gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng kinh tế của nông dân).
Ngoài ra phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông cho những diện tích đã bị nhiễm đạo ôn lá, giống nhiễm và phun trừ sâu đục thân 2 chấm cho những diện tích trỗ ngày 10-15/5. Tiếp tục xử lý các diện tích nhiễm lúa cỏ bằng các biện pháp nhổ bỏ, cắt, khử các cây lúa cỏ. Tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp thủ công.. (không dùng điện để đánh chuột).
Thời gian phun trừ từ ngày 28/4 – 02/5/2024 có thể kết hợp phun trừ các đối tượng sâu, bệnh nhưng phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc từ 25-30 lít/sào.
* Lưu ý: Những diện tích lúa cấy như Yên Cư 3, Yên Cư 4 và 1 số diện tích xem kẹt của các thôn phun từ 27 – 30/4.
Trên đây là một số biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh vụ Xuân năm 2024 đề nghị HTX NN, các thôn và nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả.