Trang thông tin điện tử xã Khánh Cư
Chào mừng bạn đến với Website xã Khánh Cư - huyện Yên khánh- tỉnh Ninh Bình
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
88150

Trực tuyến: 6

Hôm nay: 98

Hôm qua: 0

Trạm Y tế Khánh Cư tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh ho gà

Thứ ba, 26/03/2024

Thời điểm giao mùa, khí hậu lạnh, nồm ẩm kết hợp mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để một số dịch bệnh lây qua đường hôp hấp, dễ lây lan phát triển thành dịch. Đặc biệt  bệnh ho gà, bệnh sởi…

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn ho gà tên khoa học là Bordetella pertussis.

Đường lây bệnh: Chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người mắc bệnh.

Đối tượng có nguy cơ bị mắc ho gà: Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng.

 

    Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khoảng 80% người tiếp xúc cùng người mắc bệnh có thể bị lây, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh có biểu hiện sốt, kèm theo ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít sau cơn ho; chảy nước mắt, nước mũi; kèm theo nôn có đờm  trắng và rất dính. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh. Bệnh có thể biến chứng  viêm phổi bội nhiễm, ho kéo dài, ngừng thở, co giật, rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tử vong. Bệnh ho gà hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh ho gà, Trạm Y tế Khánh Cư khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà khi đủ 02 tháng tuổi. Tiêm đủ 03 mũi, mỗi mũi cách nhau 01 tháng và tiêm mũi nhắc lại sau mũi 3 một năm

2. Người lớn trong gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho bản thân và cho trẻ sau khi sinh ra

3. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn sau khi đi ngoài đường về, cần vệ sinh mũi họng, bàn tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, nếu tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và trang bị phòng hộ cá nhân

5. Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...). Đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh

6. Lau sàn nhà, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung, đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân, bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày

7. Cho trẻ ăn uống đủ chất, hoa quả tươi hàng ngày, dinh dưỡng hợp lý

    Lưu ý: Khi trong nhà có người  sốt, ho kéo dài trên 02 tuần hoặc có cơn ho rũ rượi kéo dài trên 1 tuần. Đề nghị nhân dân thông báo ngay cho nhân viên Trạm Y tế hoặc Y tế thôn để được hướng dẫn cách ly, điều trị kịp thời./. 

Bài viết khác