
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ KHÁNH CƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/BC-UBND |
Khánh Cư, ngày 21 tháng 06 năm 2024 |
BÁO CÁO
Kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024
Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm chống lãnh phí; Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP. UBND xã báo cáo kết quả công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024 như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, TÔT CHỨC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho toàn thể cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý để nghiên cứu, quán triệt, học tập; đồng thời kết hợp với các đợt thi đua, phát động phong trào phấn đấu thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị;
Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, người lao động nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức để có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính cho cán bộ, công chức các văn bản của Trung ương, tỉnh, ngành, trong đó tập trung vào các văn bản như:
- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013;
- Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Và các văn bản khác của Trung ương, tỉnh, huyện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024;
Đài truyền thanh xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về THTK,CLP, xây dựng chuyên mục về nêu gương người tốt, việc tốt những cá nhân tiêu biểu, phê phán cá tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm, gây thất thoát, lãng phí
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình THTK, CLP và việc THTK, CLP
- Trong 6 tháng đầu năm 2024, thực hiện việc quản lý chặt chẽ ngân sách nhà nước; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao;
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch và thực hiện triệt để tiết kiệm ngay từ khâu xác định nhu cầu nhiệm vụ, chủ động sắp xếp khoản chi và thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện; thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyển giao. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị;
- Nâng cao sự chủ động, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ để hạn chế các cuộc họp không cần thiết, thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý, cân nhắc thành phần, số lượng người tham dự phù hợp, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả; phấn đấu triệt để tiết kiệm các khoản kinh phí chi hội nghị, chi tiếp khách, khánh tiết, sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo;
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, coi công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng là nội dung trọng tâm. Khi phê duyệt, triển khai dự án đầu tư phải thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư hiện hành của Nhà nước, thực hiện đầu tư có tập trung, không dàn trải để bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư; tiến hành rà soát, sắp xếp danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn đầu tư tập trung, đảm bảo các công trình được đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Tiến hành rà soát cắt giảm các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cắt giảm hoặc tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; không để phát sinh thêm và xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản;
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán;
- Tăng cường đấu thầu qua mạng, công khai theo quy định của Luật đấu thầu. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong quy trình đầu tư, đấu thầu, nhất là đối với các dự án đầu tư công;
- Trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia Quản lý, sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đảm bảo tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả.
- Tiếp tục tuyên truyền triển khai thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công;
- Đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, đơn vị được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm thực hành tiết kiệm;
- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản, đảm bảo tiết kiệm, công khai minh bạch. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình;
- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiêu lực hiệu quả phù hợp với chức năng nhiệm của từng đơn vị. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để sử dụng có hiệu quả chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, góp phần cải cách chính sách tiền lương.
- Thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, công chức, phục vụ đi đôi với quản lý; minh bạch hóa quản lý nhà nước, tăng cường kỷ luật công vụ, kỷ cương đối với cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ, có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ;
- Ban thanh tra nhân dân, các tổ chức đoàn thể thông qua việc phản biện kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hàng ngày, giúp lãnh đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại đơn vị.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
1. Kết quả THTK, CLP cụ thể trong các lĩnh vực:
a) THTK, CLP trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp đều chấp hành nghiêm túc các chế độ, tiêu chung, định mức do nhà nước quy định. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023. Trong năm, xây dựng ban hành quyết định hoàn thiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo cập nhật quy định hiện hành; các nội dung quy định tại Thông tư số 144/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính đã tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị được chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và chi tiêu tài chính để tổ chức thực hiện chi tiêu tiết kiệm trong quá trình điều hành theo quy định nhằm bảo đảm công bằng, dân chủ và minh bạch.
b) THTK, CLP trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN);
Trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã thực hiện công khai và thực hiện báo cáo tình hình công khai dự toán, quyết toán NSNN,: cụ thể xã đã thực hiện công khai ngân sách quý 1 và công khai dự toán NSNN năm 2024 của đơn vị báo cáo huyện theo đúng quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp NSNN,
- UBND xã dã thực hiện tiết kiệm 11% dự toán chi thường xuyên năm 2024 đã trừ luôn trong cân đối dự toán đầu năm, công tác quản lý tài chính, ngân sách, quản lý vốn đầu tư xây dựng được tăng cường. Thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sach, quản lý nguồn đầu tư đúng quy định. Chủ động điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán được phân bổ.
c) THTK, CLP trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước:
Công tác quản lý, sử dụng và mua sắm trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại được tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ tài chính; Quyết định số 15/2020QĐ-UBND ngày 28/5/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Việc thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản phương tiện trang thiết bị làm việc đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, khai thác bảo đảm có hiệu quả các trang thiết bị được mua sắm, không sử dụng tài sản công phục vụ nhu cầu cá nhân. Thường xuyên thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản, thực hiện hạch toán tăng, giảm tài sản theo chế độ kế toán hiện hành khi tiếp nhận, điều chuyển tài sản và thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản.
d) THTK, CLP trong đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc Cư công cộng:
Tăng cường công tác quản lý tài chính, ngân sách, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quyết toán dự án hành thành được tập trung chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh tăng nợ.
Tăng cường quản lý đối với trụ sở làm việc và trang thiết bị hiện có. Diện tích trụ sở được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy được công năng sử dụng, phục vụ có hiệu quả công việc chuyên môn,không sử dụng tài sản của cơ quan vào mục đích cho thuê hoặc kinh doanh, thường xuyên duy tu, sửa chữa, cải tạo phù hợp với điều kiện công tác của đơn vị. Quá trình theo dõi biến động tăng, giảm tài sản công nhà nước đều được đơn vị quan tâm thực hiện thường xuyên và kịp thời. Đất đai, trụ sở làm việc và các công trình phúc Cư công cộng được thực hiện quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm THTK; việc xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc và các công trình phúc Cư sử dụng NSNN đều chấp hành đúng theo các tiêu chuẩn, định mức quy định.
đ) THTK, CLP trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- THTK, CLP trong quản lý, sử dụng đất: Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thực hiện tương đối chặt chẽ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất đai có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xã đã thực hiện xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Tất cả các chế độ chính sách, xác định nghĩa vụ tài chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm định, xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất đều đã được thực hiện đúng theo quy định, không gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
- THTK, CLP trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước: Công tác quản lý nhà nước về môi trường - khoáng sản - tài nguyên nước được chủ động tổ chức thực hiện tốt hơn ngay từ đầu năm nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể xảy ra. Triển khai tuyên tryền việc thu phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện môi trường trên địa bàn.
- Công tác bảo vệ môi trường: Chỉ đạo tăng cường công tác vệ môi trường, tổ chức vận chuyển rác thải tồn đọng tại bãi rác thải tập trung về nhà máy xử lý rác thải tập trung tại Tam Điệp.
e) THTK, CLP trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước:
- Công tác xây dựng chính quyền được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức bộ máy chính quyền được củng cố kiện toàn kịp thời, đáp ứng yều cầu nhiệm vụ
- Về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính: tiếp tục thực hiện quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. UBND xã đã quán triệt đến tất cả các cán bộ, công chức, và người lao động thuộc xã tiếp tục đẩ mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đặc biệt là thiết lập kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin, trong giải quyết công việc. Nhìn chung, cán bộ, công chức cơ quan chấp hành và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, giờ giấc làm việc, chấp hành sự phân công, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan. UBND xã thực hiện nhiều giải pháp đề cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu sử dụng thời gian làm việc, tránh lãng phí thời gian lao động; khen thưởng xứng đáng cán bộ, công chức chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế: UBND xã đã xây dựng Phương án thực hiện quy định về số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn xã Khánh Cư theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 11/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, theo đó UBND xã đã xắp xếp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức đảm bảo theo quy định. Tiếp tục rà soát danh sách cán bộ không chuyên trách phục vụ sắp xếp theo Nghị quyết số 118/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh; UBND huyện đã có văn bản phê duyệt danh sách 64 người gồm: 09 người hoạt động không chuyên trách xã, xóm; 55 người trực tiếp tham gia công việc ở xóm.
Thực hiện công tác cải cách hành chính: Tập trung triển khai thực hiện tốt chủ đề công tác năm “ tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, thực hiện tót việc chuyển, nhận, xử lý văn bản trên hệ thống quản lý văn bản VNPT-ioffice; sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin trong công việc; xã đã kết nối hệ thống họp trực tuyến thuận tiện trong quá trình trao đổi thông tin, tổ chức hội nghị. Công tác tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công điện tử được quan tâm thực hiện, làm tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí:
- Số vụ việc lãng phí đã phát hiện: Không
- Số vụ việc đã được xử lý: Không
- Số người vi phạm và hình thức xử lý: Không
3. Phân tích, đánh giá:
Đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể, rõ ràng, thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu trong cơ quan theo quy định; công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo chặt chẽ, quản lý sử dụng ngân sách đúng mục đích, chế độ, định mức quy định theo chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công, trang thiết bị làm việc; Tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện chi theo đúng dự toán đã phân bổ;
Cán bộ, công chức đã nâng cao tinh thần, thái độ làm việc, tăng cường nhận thức về trách nhiệm và quyền Cư của mình, góp phần thực hiện tốt quy định về công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính, thực hiện tiết kiệm hiêụ quả.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024
1. Phương hướng, nhiệm vụ:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật THTK, CLP đến cán bộ, công chức, và người lao động trong thi hành công vụ và và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện.
- Triển khai thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhất là Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2024.
- Tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và các nhiệm vụ quan trọng khác của xã
- Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội của xã năm 2024;
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động phòng, chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, cải cách hành chính, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời, phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của các đơn vị;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao với các mục tiêu, chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với từng đơn vị, xóm; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi nơi.
2. Các giải pháp trọng tâm:
- Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm; nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong THTK, CLP, cụ thể: phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện tuyên truyền, quán triệt Luật THTK, CLP; chương trình THTK, CLP của cấp trên và của đơn vị đến cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức phù hợp
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trên các lĩnh vực; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, sử dụng vốn không hiệu quả; tránh sử dụng đất sai mục đích; quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tốt chế độ công khai tài chính và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về THTK, CLP đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, tiền, tài sản của Nhà nước, việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên; kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí, thất thoát.
- Tăng cường vai trò giám sát việc THTK, CLP của Mặt trận, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. UBND xã Khánh Cư trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận: - UBND huyện Yên Khánh, - TT Đảng ủy, HĐND, UBND xã, - Các ban ngành, đoàn thể, - Đại biểu HĐND xã, - 11 thôn, - Lưu VP. |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Vũ Bình Minh |
Trực tuyến: 5
Hôm nay: 70
Hôm qua: 0